LS
Hà Nguyễn
Gửi
đến BBC từ Hoa Kỳ
10 tháng 5 2017
Theo báo chí Việt Nam, ngày 4/5 vừa qua, tại buổi họp
báo về vụ "Nguyễn Hữu Tấn tự sát" tại trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh
Long do UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức, Đại tá Phạm Văn Ngân, Phó Giám đốc Công an
tỉnh, cho biết sự việc xảy ra như sau.
Tối ngày 2/5, Tấn bị Cơ quan An ninh điều tra bắt khẩn
cấp để điều tra về hành vi phát tán tài liệu chống nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, được quy định là tội phạm theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Tiến
hành khám xét nơi ở của Tấn, công an đã phát hiện nhiều tài liệu, chứng cứ có
liên quan nên đã tiến hành đưa Tấn về tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh.
Khoảng 10 giờ 55 phút sáng 3/5, trong quá trình cán
bộ điều tra ghi lời khai, đối tượng Tấn yêu cầu cán bộ lấy nước cho đối tượng uống
và sau đó xin điếu thuốc để hút. Tuy nhiên, lợi dụng lúc cán bộ điều tra vừa ra
khỏi phòng, Tấn đã lục tìm con dao rọc giấy được cất trong cặp riêng của cán bộ
rồi cắt liên tiếp vào vùng cổ để tự sát. Chỉ trong 3 phút, khi điều tra viên
vào, Tấn đã bị choáng vì mất nhiều máu và tử vong sau đó.
Vẫn theo Đại tá Ngân, để minh bạch, Công an đã mời
gia đình đến xem lại camera an ninh ghi diễn biến Tấn tự sát và chứng kiến toàn
bộ quá trình khám nghiệm tử thi. Gia đình nghi phạm Tấn cũng đã hiểu rõ về cái
chết của nghi phạm Tấn là do tự sát, chứ không có tác động gì khác. Công an
cũng đã phối hợp đưa thi thể Tấn về nhà lo hậu sự.
Gia
đình nghi ngờ
Tuy nhiên, trong một video do em anh Tấn là anh Nguyễn
Hữu Tài quay ngày 6/5 vừa qua cũng như trong các video khác, cha, vợ và em anh
Tấn là ông Nguyễn Hữu Quang, chị Muội và anh Tài đã phản bác kết luận anh Tấn tự
sát của Đại tá Ngân khi nêu ra ít nhất năm nghi vấn.
Thứ nhất, người trong video có động tác dùng dao rọc
giấy tự cắt cổ, mà Công an cho ông Quang và chị Muội xem, không rõ mặt.
Thứ hai, anh Tấn mới bị tạm giam, chưa bị xét xử nên
không thể là tù nhân trong khi người có động tác dùng dao rọc giấy tự cắt cổ
trong video nói trên lại mặc quần áo tù.
Thứ ba, ở nhà anh Tấn thuận tay phải nhưng tại hiện
trường nơi anh Tấn chết con dao rọc giấy lại nằm trên tay trái của anh.
Thứ tư, cổ anh Tấn có vài ba vết cắt rất sâu, một
người tự sát không có thể tự gây cho mình những thương tích như vậy.
Thứ năm, vết móp trên đầu phía trước của anh Tấn
không thể là do anh Tấn ngã sau khi anh Tấn tự cắt cổ như giải thích của Phó
Giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long vì ông Quang và chị Muội thấy anh
Tấn nằm ngửa tại hiện trường.
Tôi hoàn toàn chia sẻ những nghi vấn hợp lý
(reasonable doubts) của thân nhân anh Tấn.
Về phần mình, bên cạnh củng cố những nghi vấn này
tôi sẽ nêu ra những nghi vấn và mâu thuẫn khác nhằm nêu lên khả năng anh Tấn
không tự sát, hay nói cách khác là bị giết.
Áo
tù hay áo trắng?
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ
sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án mới phải mặc quần
áo tù. Trên thực tế, trừ bị can, bị cáo phạm "tội xâm phạm an ninh quốc
gia", bị can, bị cáo phạm tội khác đa phần bị trại tạm giam buộc mặc quần
áo tù.
Dĩ nhiên việc làm này của trại tạm giam là vi phạm
pháp luật nghiêm trọng. Anh Tấn bị khởi tố về "Tội tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 88 Bộ Luật hình
sự, tức phạm "tội xâm phạm an ninh quốc gia" nên việc anh mặc quần áo
tù là hoàn toàn vô lý cả trên bình diện pháp luật lẫn trên thực tế.
Mặc dầu vậy, chính video mà Truyền hình Vĩnh Long và
Truyền hình An ninh nhân dân công bố lại là chứng cứ cho thấy anh Tấn cho đến
khi chết đã không mặc quần áo tù.
Trong video này, anh Tấn mặc áo lót trắng ngắn tay.
Chính Phó Giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long trong video do anh Nguyễn
Hữu Tài quay đã xác nhận với thân nhân anh Tấn là video này được quay trước khi
anh Tấn "tự sát" khoảng 5 đến 10 phút.
Như vậy, trong cùng một buổi hỏi cung không thể có
chuyện anh Tấn thay đổi trang phục, mặc vào bộ quần áo tù. Các cơ quan tố tụng
chỉ có thể bác bỏ được lập luận này của tôi nếu trưng ra được video cho thấy
anh Tấn nhìn rõ mặt bị hỏi cung khi đang mặc quần áo tù.
Về phần mình, bên cạnh củng cố những nghi vấn này
tôi sẽ nêu ra những nghi vấn và mâu thuẫn khác nhằm nêu lên khả năng anh Tấn
không tự sát, hay nói cách khác là bị giết.
Áo
tù hay áo trắng?
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ sau
khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án mới phải mặc quần áo
tù. Trên thực tế, trừ bị can, bị cáo phạm "tội xâm phạm an ninh quốc
gia", bị can, bị cáo phạm tội khác đa phần bị trại tạm giam buộc mặc quần
áo tù.
Dĩ nhiên việc làm này của trại tạm giam là vi phạm
pháp luật nghiêm trọng. Anh Tấn bị khởi tố về "Tội tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 88 Bộ Luật hình
sự, tức phạm "tội xâm phạm an ninh quốc gia" nên việc anh mặc quần áo
tù là hoàn toàn vô lý cả trên bình diện pháp luật lẫn trên thực tế.
Mặc dầu vậy, chính video mà Truyền hình Vĩnh Long và
Truyền hình An ninh nhân dân công bố lại là chứng cứ cho thấy anh Tấn cho đến
khi chết đã không mặc quần áo tù.
Trong video này, anh Tấn mặc áo lót trắng ngắn tay.
Chính Phó Giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long trong video do anh Nguyễn
Hữu Tài quay đã xác nhận với thân nhân anh Tấn là video này được quay trước khi
anh Tấn "tự sát" khoảng 5 đến 10 phút.
Như vậy, trong cùng một buổi hỏi cung không thể có
chuyện anh Tấn thay đổi trang phục, mặc vào bộ quần áo tù. Các cơ quan tố tụng
chỉ có thể bác bỏ được lập luận này của tôi nếu trưng ra được video cho thấy
anh Tấn nhìn rõ mặt bị hỏi cung khi đang mặc quần áo tù.
Cũng chính video này của Truyền hình Nhà nước là bằng
chứng cho thấy anh Tấn trước khi bị bắt đã không có bất cứ vết thương nào trên
vùng đầu phía trước như vết móp mà người nhà của anh đã phát hiện khi được Công
an Vĩnh Long trao trả thi thể anh.
Thực vậy, không chỉ vì video cho thấy rõ ràng vùng đầu
phía trước của anh Tấn không có vết thương nào mà còn vì anh Tấn chắc chắn
không thể ngồi vững, càng không thể có nét mặt không biểu lộ bất kỳ đau đớn nào
nếu anh có một vết thương nghiêm trọng như vậy bất cứ đâu trên đầu trước khi bị
bắt.
Tiếp theo, Đại tá Phạm Văn Ngân cho biết có hai điều
tra viên tham gia hỏi cung anh Tấn. Phó Giám thị trại tạm giam thì cho biết hai
điều tra viên đó tên là Khải và Ngưỡng. Buổi hỏi cung chưa kết thúc thì không
có lý do gì cả hai điều tra viên này cùng bỏ ra ngoài. Cho dù thế nào thì cũng
không thể có chuyện điều tra viên để nghi phạm một mình trong buồng hỏi cung với
cặp đựng tài liệu vụ án, nhất lại là vụ án liên quan đến "an ninh quốc
gia".
Vẫn theo quy định của pháp luật hình sự, điều tra
viên hay kiểm sát viên không được mang vào nơi hỏi cung bất cứ vũ khí, công cụ
hỗ trợ hay vật sắc nhọn nào nhằm tránh khả năng nghi phạm tước đoạt để uy hiếp
sinh mạng của điều tra viên, kiểm sát viên cũng như sinh mạng của chính nghi phạm.
Nếu cần có dao, kéo để mở niêm phong tang vật, chứng
cứ vụ án thì các công cụ này sẽ do nhân viên trại giam mang tới, giám sát và
mang đi sau khi việc mở niêm phong hoàn tất.
Tự
cắt cổ nhiều nhát rất sâu?
Thêm nữa, lịch sử án mạng thế giới chưa cho thấy có
ai tự cắt cổ được vài nhát mà nhát nào cũng sâu như trên cổ của anh Tấn. Lý giải
cho điều này là vết thương có thể sâu nếu chỉ tự cắt cổ bằng một nhát dao nhưng
tuyệt đối không thể cắt cổ bằng nhiều nhát cắt cùng sâu vì sau cắt một nhát sâu
vào cổ thì người tự sát đã choáng ngay, không thể còn nhận thức cũng như còn sức
để thực hiện các nhát cắt khác.
Ngoài ra, những người thực hiện hành vi mà chính quyền
quy vào "tội tuyên truyền chống Nhà nước" thường là những người có lý
tưởng, vững tin rằng việc mình làm là chính nghĩa, là đúng pháp luật, cụ thể là
thực hiện "quyền tự do ngôn luận" được chính Hiến pháp Việt Nam bảo hộ.
Do đó không thể có chuyện những người này tự sát vì
tự sát là thủ tiêu đấu tranh, là phủ nhận lý tưởng của bản thân.
Việc tự sát lại càng không thể xảy ra đối với những
người hoạt động dân chủ bị bắt rồi "nhận tội" và "xin khoan hồng"
vì những người này rõ ràng "tham sống, sợ chết", coi mạng sống của bản
thân trên hết.
Để nói rằng nếu anh Tấn quả thực có hành vi mà Công
an tỉnh Vĩnh Long quy vào "tội tuyên truyền chống Nhà nước" thì không
có lý do nào để anh tự sát.
Tất cả những nghi vấn và chứng cứ mà tôi đã đề cập ở
trên cho thấy khả năng anh Tấn bị đánh vào đầu và vết thương trên đầu này đã
làm anh chết...
Gia
đình cần làm gì
Mặc dầu vậy, để bảo đảm Công lý cho anh Nguyễn Hữu Tấn
cũng như bảo đảm nguyên tắc "không để lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội" quy định tại Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự, thân nhân anh Nguyễn Hữu
Tấn cần khẩn trương thực hiện những việc sau đây.
Thứ nhất, yêu cầu luật sư trợ giúp. "Dự án phục
vụ Công lý" do Luật sư Trần Vũ Hải và 25 luật sư khác khởi xướng hoàn toàn
có thể hỗ trợ pháp lý cho thân nhân anh Tấn.
Thứ hai, yêu cầu Công an và Viện kiểm sát, kể cả Cơ
quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khởi tố vụ án hình
sự để làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Tấn tại trại tạm giam Công an tỉnh
Vĩnh Long vì có những nghi ngờ anh Tấn không tự sát như trên đã nêu.
Thứ ba, yêu cầu Công an và Viện kiểm sát, kể cả Cơ
quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trưng cầu giám định
pháp y bổ sung hoặc giám định pháp y lại theo Điều 159 Bộ Luật tố tụng hình sự
vì có nghi ngờ anh Tấn chết do bị đánh vào đầu chứ không phải tự sát như kết luận
của giám định pháp y đã được tiến hành.
Thứ tư, yêu cầu Công an và Viện kiểm sát tỉnh Vĩnh
Long cung cấp video do camera an ninh thực hiện từ lúc anh Tấn bắt đầu bị hỏi
cung cho đến khi anh Tấn chết, như Phó Giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh
Long đã cam kết với thân nhân anh Tấn.
Thứ năm, yêu cầu Công an và Viện kiểm sát tỉnh Vĩnh
Long cung cấp quyết định khởi tố bị can đối với anh Tấn, giám định pháp y cũng
như các tài liệu, chứng cứ có liên quan để xác định việc truy cứu trách nhiệm
hình sự anh Tấn có hay không có cơ sở; nếu không thì phải "giải oan",
"trả lại sự trong sạch" cho anh Tấn như chị Muội, vợ anh và thân nhân
khác của anh đã yêu cầu.
Thứ sáu, yêu cầu Đại biểu Quốc Hội, trước hết Đại biểu
Quốc Hội được cử tri tỉnh Vĩnh Long bầu trong đó có Phó Thủ tướng Trương Hòa
Bình, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, giám sát việc khởi tố vụ án hình
sự và điều tra việc anh Tấn chết tại trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long.
Báo cáo tại Quốc Hội ngày 19/3/2015, Trung tướng Trần
Trọng Lượng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm cho biết
trong vòng 3 năm (1/10/2011- 30/92014) đã có đến 226 người chết trong trại tạm
giam do "tự sát" hoặc "bệnh lý". Kinh hoàng không kém,
trong hàng trăm vụ "tự sát" cao một cách kỷ lục ấy, đã không có bất cứ
công an nào bị khởi tố do bức cung hay nhục hình.
Tôi tin rằng, dù anh Nguyễn Hữu Tấn có hay không có
hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước" như cáo buộc của các cơ quan tiến
hành tố tụng tỉnh Vĩnh Long, làm sáng tỏ cái chết của anh theo đúng quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự chắc chắn sẽ bớt đi những cái "chết trong đồn công
an" đầy uẩn ức.
Bài
viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Hà Nguyễn, hiện sống tại Hoa
Kỳ.
*
*
Tin
liên quan
-------------------------
CÁC TIN
KHÁC
No comments:
Post a Comment