Tuesday, 14 March 2017

THÔNG CÁO CỦA MẠNG LƯỚI NGĂN NGỪA VÀ ỨNG PHÓ BẠO LỰC GIỚI TẠI VIỆT NAM (GBVNet) | Tác giả: (GBVNet)




Tác giả: (GBVNet)

Hôm nay, ngày 12/3/2017 tại Hà Nội, Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) bao gồm 15 tổ chức xã hội đang hoạt động trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam ra thông cáo này để bày tỏ sự bức xúc của mình trước hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em gái, kêu gọi những hành động quyết liệt hơn nữa để giải quyết vấn nạn này.

Trong những năm gần đây, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an, từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên đến 1544 vụ vào năm 2014. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, hay cứ 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Nạn nhân thậm chí bị giết chết để bịt đầu mối hoặc bị đe doạ để không dám tố cáo.

Hiến pháp Việt Nam khẳng định quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Công ước về Quyền Trẻ em năm 1990. Việt Nam cũng là một nước có riêng bộ luật về trẻ em và nhiều quy định luật pháp chính sách tiến bộ về bảo vệ trẻ em. Việt Nam còn có một bộ máy khá toàn diện về chăm sóc và bảo vệ trẻ em từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, dù đã có bằng chứng rõ ràng, thậm chí có dấu hiệu hình sự, lại được xử lý theo cách ‘hòa giải’. Quy trình tố tụng thiếu chặt chẽ và thiếu nhạy cảm gây thêm tổn thương và thiệt thòi cho nạn nhân và gia đình. Nhiều cán bộ trong các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, thay vì thực hiện trách nhiệm của mình lại đổ lỗi cho phụ nữ và trẻ em là thiếu hiểu biết hoặc không hành xử đúng mực. Thay vì nghiêm khắc nhận trách nhiệm và củng cố, tăng cường các giải pháp bảo vệ và xử lý bạo lực và lạm dụng tình dục lại quy trách nhiệm cho phụ nữ và trẻ em phải tự bảo vệ mình. Đó là những rào cản về thể chế khiến cho bạo lực tình dục không những không giảm mà còn gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp trong thời gian qua.

Điển hình là vụ 9 cháu bé ở Vũng Tàu bị một người đàn ông cao tuổi xâm hại. Đã hơn một năm trôi qua mặc dù đã có đủ bằng chứng nhưng vụ án vẫn chưa được khởi tố. Thủ phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn đe doạ gia đình nạn nhân. Ngay sau tết Đinh Dậu, một cháu bé 13 tuổi ở Cà Mau đã tự vẫn vì bị hàng xóm xâm hại nhiều lần nhưng không được các cơ quan chức năng xử lý dù gia đình đã báo cáo. Gần đây nhất là vụ cháu bé 8 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị xâm hại nhiều lần bởi một người đàn ông 34 tuổi. Hai tháng trôi qua, gia đình đã tố cáo với cơ quan pháp luật nhưng kẻ thủ ác vẫn không bị xử lý còn ngang nhiên thách thức dư luận. Hay vụ cháu bé 7 tuổi ở Thủ Đức, bị kẻ xấu ở trường xâm hại dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Thế nhưng kẻ xấu vẫn không bị vạch mặt, mà trái lại còn được che dấu.

Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) khẩn thiết kêu gọi:

1. Các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, giải quyết kịp thời và thấu đáo các vụ xâm hại tình dục đã được tố cáo để lấy lại danh dự, ổn định cuộc sống và tinh thần cho nạn nhân và gia đình, đáp ứng mong mỏi của dư luận xã hội.

2. Quốc hội và các cơ quan pháp luật rà soát hệ thống pháp luật, chính sách liên quan nhằm tăng cường quyền lực cho công cụ pháp lý bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và quyền lợi của công dân, đặc biệt là trẻ em.

3. Quốc hội và các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật để đảm bảo tất cả các vụ xâm hại tình dục trẻ em phải được đưa ra ánh sáng và giải quyết thấu đáo.

4. Các tổ chức xã hội, các mạng lưới, các nhóm hoạt động vì phụ nữ và trẻ em, phòng chống bạo lực và phát triển xã hội hãy cùng liên kết hành động để bảo vệ con em của chúng ta và xây dựng một môi trường sống an toàn cho thế hệ tương lai.

5. Những cá nhân có uy tín trong cộng đồng, các nhà hoạt động xã hội, các nghệ sĩ, hãy bằng ảnh hưởng của mình, lên tiếng ủng hộ chúng tôi chống lại bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

6. Các nhà báo hãy cùng chúng tôi phanh phui các vụ việc, đưa thủ phạm ra trước sự phán xét của công luận, khuyến khích sự hỗ trợ của cộng đồng đối với nạn nhân và gia đình của họ đồng thời lại bảo vệ họ trước những hệ luỵ xã hội.

7. Tất cả mọi người trong xã hội, hãy cùng chung tay với GBVNet, phát hiện, tố cáo các vụ xâm hại tình dục trẻ em và cùng chúng tôi tìm ra các giải pháp hiệu quả ngăn chặn vấn nạn này.

[English version]

GENDER-BASED VIOLENCE PREVENTION NETWORK IN VIETNAM

MEDIA RELEASE

Hanoi, March 12th 2017 – The Gender-based Violence Prevention Network in Vietnam (GBVNet), with 15 members from the civil society across the country, expresses its discontent with the current situation of sexual abuse against girls and calls for stronger actions to deal with this problem.

During the recent years, child sexual abuse has deteriorated significantly. According to reports by the Criminal Police Department, Ministry of Public Security, child abuse cases increased by nearly two times, from 867 cases in 2013 to 1544 in 2014. On average, about 1,000 children are abused annually, or one child abused in every eight hours. In different cases, victims are even killed to destroy evidence or threatened if they go public.
Vietnam’s Constitution affirms that everyone has the right to inviolability of his or her body and to the protection by law of his or her health, honour and dignity. Vietnam is among the first signatories of the 1990 Convention on the Rights of the Child. The country has a separate law on children and many progressive legal regulations on child protection. However, despite obvious evidence or even criminal signs, many child sexual abuse cases have been settled in the form of “reconciliation”. The litigation process, which is to be tightened and lacks gender sensitivity, has made victims and their family even more vulnerable. Some public officials in agencies and organizations with a mandate to deal with sexual violence against women and girls blame women and girls for “a lack of knowledge” or “ill manner” instead of implementing their responsibilities. Instead of improving ways to protect women and girls and dealing with sexual abuse and violence, they attribute the responsibility to protect women and girls on exactly those women and girls only. These are institutional barriers that lead to an increase in sexual violence, which is moving towards more complications during the recent years.

Several cases are in point. Nine children in Vung Tau province were abused by an elderly man. It has been over a year since the case, yet the culprit remains at large and even threatens the victims’ families, and the case has not been brought to court despite evidence. Another case happened right after the last Lunar New Year, when a 13-year-old girl in Ca Mau killed herself after being abused repeatedly by a neighbour, yet authorities failed to solve the case after receiving reports from her family. The last to happen that we know of is when an 8-year-old girl in Hoang Mai district (Ha Noi) was abused many times by a 34-year-old man. Two months have passed; the family reported the case to legal authorities but the culprit, while being free, even challenged public opinion. In another case, a 7-year-old girl in Thu Duc (Ho Chi Minh City) was abused at school, leaving her in serious trauma. Again, the culprit was covered instead of revealed.

GBVNet therefore calls for:

1. Relevant authorities to promptly act on the reported cases to bring justice and console to the victims and their families as well as the society;

2. The National Assembly and other governmental legal agencies to review the current legal and policy system in order to empower legal instruments in protecting the life, dignity and rights of citizens, especially children;

3. The National Assembly and social organizations to increase the monitoring of law enforcement to ensure all child sexual abuse cases are brought to light and dealt with in a legal and reasonable manner;

4. Social organizations, organizations and networks for women and children’s right, against violence and for the development of the society to ally with each other to protect our children and build a safe environment for all generations;

5. Trusted individuals, social activists, artists, etc., with their reputation, to raise their voice in support of our efforts against sexual violence against women and girls;

6. Journalists to uncover the cases, gather public opinion, encourage community support for victims and their families, and at the same time, protect them from the infringement of privacy; and

7. Everyone in the society to join hands with GBVNet to denounce all child sexual abuse cases and seek solutions to effectively stop this enduring problem.
————-
Theo TTXVH

*
*
Thứ ba ,14-03-2017 | 10:36 GMT+7

Tình trạng xâm hại tình dục đang diễn biến phức tạp trên cả nước. mạng lưới ngăn ngừa ứng phó và bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) đã kêu gọi 5000 chữ kí từ cộng đồng mạng với mong muốn chấm dứt tình trạng này.


Thời gian vừa qua, vụ xâm hại tình dục đối với bé T.Y.N (8 tuổi), ngụ tại phường Tân Mai, Hoàng Mai (Hà Nội) và trường hợp bé N (7 tuổi) tại quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh đang gây xôn xao dư luận. Một mặt, người dân thương cảm với cháu bé, mặt khác căm phẫn, búc xúc trước hành động dã man của các đối tượng.

Thông cáo của đơn vị đang được nhiều người quan tâm và chia sẻ

Theo thống kê của cục cảnh sát hình sự- bộ công an, từ năm 2010-2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên 1.544 vụ vào năm 2014. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, tức 8 giờ trôi qua sẽ có ít nhất một bé gái bị xâm hại tình dục.

Với mong muốn chấm dứt tình trạng xâm hại trẻ em, mạng lưới ngăn ngừa ứng phó và bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) đã kêu gọi 5000 chữ kí từ cộng đồng mạng. Sau đó sẽ gửi lên các cơ quan chức năng, nhanh chóng giải quyết triệt để vấn đề.

Ngay sau khi thông cáo được đăng tải, nội dung được rất nhiều người quan tâm và kí tên.
Anh Lê Minh Châu chia sẻ: “ hôm nay mình xin đóng góp tiếng nói để được những trẻ em cần bảo vệ hơn nữa không thể khoan hồng hay ân xá những gì tồi tệ này, những đứa trẻ chính là hạt mầm là hạt nhỏ cần được nâng niu.....đó là điều không thể chấp nhận”.

Anh Nguyễn Hoài Nam búc xúc cho biết: “Xã hội cần phải lên tiếng mạnh mẽ và liên tục để chấm dứt những chuyện đáng tiếc ntn trong tương lai.”
Lê Thúy






No comments:

Post a Comment

View My Stats