10:09 AM - 15/03/2017
Các
chuyên gia dự báo có đến 95% lượng phù sa sông Mê Kông sẽ bị chặn bởi các đập
thủy điện, làm tăng tốc quá trình phân rã ĐBSCL.
Một đoạn bờ kè bị sạt lở ở ĐBSCL
Theo giới chuyên gia trong nước lẫn quốc tế, lượng
phù sa và các trầm tích khác đang sụt giảm nghiêm trọng ở lưu vực sông Mê
Kông, nhất là ở vùng ĐBSCL. Không còn phù sa, đất đai bạc màu, đời sống người
dân ngày càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên, một nguy
cơ còn đáng sợ hơn rất nhiều là ĐBSCL có thể bị nhấn chìm và biến mất nếu như
tình trạng hiện tại vẫn tiếp diễn.
Số liệu từ Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) cho thấy dòng
sông cung cấp lượng phù sa lên đến 160 triệu tấn/năm ra khu vực cửa biển vào
năm 1994 nhưng đến năm 2014 chỉ còn lại 75 triệu tấn/năm. Tuy chưa có số liệu
những năm gần đây nhưng các nhà khoa học cảnh báo tốc độ sụt giảm có thể tính
theo cấp số nhân do con người tác động vào nguồn nước ở thượng nguồn như xây đập
thủy điện, nạo vét và bơm trữ nước.
95%
phù sa bị chặn
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, chuyên gia
phụ trách chương trình nước của Tổ chức Bảo tồn WWF Marc Goichot khẳng định
ĐBSCL, vùng đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới, đang phải gồng mình hứng chịu
nhiều tai họa từ hạn hán đến lũ lụt và xâm nhập mặn trong khi tình trạng ô nhiễm
làm giảm chất lượng nước. “Điều này làm gia tăng áp lực lên phát triển kinh tế
xã hội ở vùng nông thôn cũng như tạo động lực di cư đến các đô thị như TP.HCM,
khiến quản lý đô thị cũng gặp nhiều thách thức. Đồng thời, sự đa dạng sinh học
vùng sông nước cũng bị đe dọa”, ông phân tích.
Theo tiến sĩ Dương Văn Ni tại Trường đại học Cần
Thơ, các đập thượng nguồn đã làm giảm đáng kể lượng phù
sa ở lưu vực sông Mê Kông trong những năm qua. “Khoảng 50% lượng phù
sa từ thượng nguồn về phía Lào đã bị giảm. Nếu như nhiều đập tiếp tục xây thì
lượng phù sa về VN không còn bao nhiêu. Ước lượng sẽ chỉ còn khoảng 5% lượng
phù sa so với trước đây”, ông nhận định với Thanh Niên.
Tiến sĩ Ni cũng ước tính hiện nay lượng cát khô đã
giảm 75% và dưới lòng sông hiện chỉ còn lượng cát đã được bồi đắp từ hàng năm
trăm trước. “ĐBSCL không nhận lượng cát đáng kể nào do việc xây đập thủy điện
và tình trạng khai thác ở thượng nguồn trong khoảng 8 năm gần đây”, ông cho biết.
Phù sa làm đất màu mỡ, cây trái và lúa phát triển tốt
hơn, đồng thời người dân cũng sử dụng phân bón ít hơn. Tuy nhiên, những năm gần
đây lượng phù sa rất ít, khiến cỏ dại, sâu bệnh tràn lan, chi phí sản xuất tăng
cao rõ rệt. Bên cạnh đó, đồng bằng không còn phù sa bồi lấp đang bị xâm nhập mặn
và sụt lún dần.
Sụt
lún, sạt lở không dừng
Theo Văn phòng Chương trình Tây Nam bộ, trung bình mỗi
năm ĐBSCL bị lún đến 2 cm và nặng nhất là khu vực tỉnh Cà Mau, trong khi tình
trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng tại nhiều nơi. Nhiều chuyên gia cũng nhận định
quá trình kiến tạo ĐBSCL đang bị đảo ngược do mất cân bằng phù sa, dẫn đến nguy
cơ biến mất dần. Tác động của biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng và việc
khai thác nước ngầm cũng góp phần làm tăng tốc quá trình này. Trong khi đó,
tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn ngày càng nhiều ở ven sông và ven biển.
Theo ông Goichot, bản chất của ĐBSCL là các lớp trầm
tích bồi đắp với sự tương tác của biển (sóng, thủy triều...) và nếu con người
tác động thay đổi lực tương tác này thì sẽ đảo ngược quá trình bồi lấp, tức là
“phá hủy” đồng bằng. Tình trạng khai thác cát ở thượng nguồn cũng là nguyên
nhân làm sụt giảm bồi đắp trầm tích ở đồng bằng.
“Cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của sông Mê
Kông trong việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế của VN, nhất là ĐBSCL, và
không nên phương hại đến triển vọng của mọi lĩnh vực kinh tế chỉ vì lợi ích ngắn
hạn của chỉ riêng lĩnh vực năng lượng. Dù năng lượng đóng vai trò then chốt đối
với sự phát triển nhưng còn nhiều chọn lựa cho khu vực sông Mê Kông như năng lượng
gió và năng lượng mặt trời”, ông khuyến nghị.
Chuyên gia Tổ chức WWF Marc Goichot cho rằng việc
quản lý nguồn nước cần mở rộng và có “ngân sách trầm tích” chung ở phạm vi
toàn lưu vực sông. Bên cạnh đó, các bên cũng cần nghiên cứu đề ra chính sách
chia sẻ nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng này cũng như tăng cường quản lý mọi
mặt liên quan đến sông Mê Kông theo hướng xét đến tình hình phát triển bền vững
của từng nước. Bất cứ kế hoạch nào liên quan đến sông Mê Kông đều có những ảnh
hưởng ngắn hạn và dài hạn đến nhiều lĩnh vực như thực phẩm, sản xuất công
nghiệp, xây dựng, năng lượng... “Thách thức thật sự là tạo ra được một cơ chế
hợp tác xuyên biên giới hợp lý và tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông nói.
|
Khánh
An
*
TIN
LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment