Friday, 17 March 2017

HAI NHÀ VĂN LÊN TIẾNG VỀ HAI NHẠC SĨ NGUYỄN LƯU - THỤY KHA (Nguyễn Xuân Diện-Blog)



Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017





Chuyện tạm ngưng lưu hành 5 ca khúc được sáng tác trước năm 1975, có tạo ra những tranh luận khác nhau, cũng thật bình thường. Thế nhưng, nhờ báo điện tử VTC mở diễn đàn, mà công chúng thấy được tài múa mép của vài vị hồn nhiên ở tuổi gần đất xa trời, nổi bật nhất là Nguyễn Lưu và Nguyễn Thụy Kha!

1.
Nguyễn Lưu tuy là con của Nguyễn Xiển, nhưng xưa nay vốn bất tài. Nguyễn Lưu hùng hổ la hét: "Việc cho phép hay tạm dừng lưu hành các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả các bài hát là việc làm bình thường và thường xuyên của các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, kể cả nơi tự do như Mỹ. Tôi khẳng định, không chế độ nào trên thế giới này có thể cào bằng tất cả, từ nơi được coi là tự do nhất, họ cũng tỉnh táo trong việc cho lưu hành các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật để phục vụ cho cộng đồng của họ. Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước. Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng".
Không đáng ngạc nhiên, nhưng đầy bất ngờ. Vì Nguyễn Lưu quen viết những thứ lặt vặt, bỗng dưng trở thành bậc thầy uyên bác có tầm quan sát và tầm khái quát toàn thế giới. Bọn Mỹ, bọn Anh, bọn Nhật chỉ giống như chui ra từ tay áo của Nguyễn Lưu mà thôi. Kinh thật!

2.
Nguyễn Thụy Kha không phải hạng kém cõi, nhưng quen thói đãi bôi kiếm ăn. Cứ có tiền, có rượu là Nguyễn Thụy Kha nhảy xổ lên uốn lưỡi đong đưa ca ngợi tít mù. Cũng thông cảm được, khi Nguyễn Thụy Kha thánh thót lý luận: "Việc Cục Nghệ thuật biểu diễn tạm dừng lưu hành 5 tác phẩm trên là đúng và dễ hiểu. Đó là những ca khúc ca ngợi người lính trong chế độ trước năm 1975 - chế độ đã không còn hiện diện. Bất cứ thể chế chính trị nào cũng cần có những chính sách, những biện pháp và công cụ để bảo vệ sự tồn tại của mình. Công chúng đôi khi không biết được những câu chuyện đằng sau các ca khúc đó, còn các ca sĩ, nhiều người có trình độ hạn chế, họ chỉ cần biết bài nào dễ hát, dễ thuộc, dễ nổi tiếng thì thể hiện thôi. Chính vì thế, mới cần đến sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền".
Cái tâm tư lớn nhất của Nguyễn Thụy Kha là công chúng và ca sĩ đều ngu lâu dốt bền. Ừ nhỉ, tại sao thiên hạ không biết Nguyễn Thụy Kha cũng có viết nhạc? Để tái cấu trúc nền âm nhạc vớ vẩn và tái giáo dục đám đông mê muội, đề nghị "các cơ quan có thẩm quyền" phải triển khai ngay "sự quản lý" để mọi người cùng hát, cùng nghe nhạc Nguyễn Thụy Kha cho văn hóa Việt đi lên theo tốc độ phi mã!

3.
Mồm mép của Nguyễn Lưu và Nguyễn Thụy Kha, nếu tham gia game show trên truyền hình, thì chắc chắn được MC Trấn Thành khen ngợi nhiệt liệt bằng hai chữ "vi diệu". Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất mà cả hai ông do mải mê bày tỏ tấm lòng cao cả của mình với non sông mà quên nhắc đến, đó là 5 ca khúc kia tại sao đã được hát một thời gian rồi lại đột ngột cấm?
Cái kiểu tiền hậu bất nhất đó, ở "nơi tự do nhất" có không, thưa ông Nguyễn Lưu?
Cái kiểu quản lý tùy hứng đó, có phải dựa trên cơ sở trình độ siêu đẳng không, thưa ông Nguyễn Thụy Kha?
Nói chung, phải kính nể hai ông, mồm mép vi diệu không thua gì MC Trấn Thành. Hai ông đang hành nghề nhầm địa chỉ chăng? Với sự ngưỡng mộ tột đỉnh, mong hai ông sớm bước vào show biz và lập tức thay thế MC Trấn Thành mà đem lại sung sướng rợn người cho trăm họ ngây ngô!

-----------

Phạm Ngọc Tiến
Ý KIẾN VỀ CẤM CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI

Nhẽ không nói gì về cái chuyện cấm mấy bài hát trong đó có bài "Con đường xưa em đi" nhưng hôm nay mạng lại dậy sóng khi ông nhạc sĩ Nguyễn Lưu trả lời phỏng vấn nói cụ thể con đường trong bài hát nên không thể không nói. Khá nhiều ý kiến phản ứng lại cách nghĩ của vị nhạc sĩ này. 
Tôi thấy mình cũng cần lên tiếng với tư cách một người lính tham gia chiến tranh. Xưa rồi các vị, cuộc chiến đã kết thúc 42 năm. Họ, những người lính Cộng hòa đã kết thúc sứ mạng và thân phận chiến cuộc của họ. Chúng tôi cũng thế. Chiến tranh đã lùi xa giờ chỉ còn là ký ức. Nếu có khơi gợi lại thì đó chỉ là những ký ức đủ mọi trạng thái nhưng tuyệt nhiên không còn thù hận. Thù hận gì nữa. Những người lính cộng hòa thua cuộc năm xưa giờ gia đình họ cũng đã dần lãng quên chính sự thua cuộc ấy. Họ nếu ở nước ngoài thì khi trở lại là những Việt kiều. Đừng khơi gợi thù hận nữa. Người Việt cần sự nắm tay nhau để dựng xây đất nước để chống ngoại bang xâm lược. Tôi thấy sự ấu trĩ tiểu khí của ông Nguyễn Lưu. Và cả sự cứng nhắc, tầm tư tưởng quá thấp của những vị ra lệnh cấm bài hát "con đường xưa em đi" này. 
Tôi chỉ thấy đây là một bản tình ca đẹp. Rất đẹp. Con đường nào ư, chính tôi là một người lính trong cuộc chiến cũng không bao giờ cần biết nó là con đường nào. Tin là bài hát sẽ sớm thoát khỏi bản án không đáng có này. 
Được đăng bởi Xuân Nguyên vào lúc 15:45 

-----------------------

XEM THÊM :

Nguyễn Lưu đúng... 

Sài Gòn nắng, 1giờ 40 phút bay, Hà Nội phùn. Gã trở lại ngôi nhà cổ ba gian bên sông Hồng, sân đầy hoa bưởi rụng. Nhòm trên cây, trái thu trước cùng hoa xuân. Cuộc đời cứ vậy muôn vẻ. Đúng là thế nào? Trái rụng hết, rồi mới ra hoa vụ mới. Nhưng cây bưởi nhà gã không thích thế thì sao?
Đúng là thế nào?

Gã vào mạng ì xèo thiên hạ ném đá Nguyễn Lưu, nhà báo, nhà bình luận thể thao, nhạc sĩ, con trai của nhà khoa học Nguyễn Xiển. Gã nghĩ oan cho Nguyễn Lưu quá ...
Hồi nhỏ gã nhớ, tại ngôi nhà của cha gã bên Văn Miếu, ông Nguyễn Xiển bạn cha gã thỉnh thoảng có ghé chơi. Ông lịch lãm, nhà khoa học chuyên về phán đoán và dự báo thời tiết đồng thời là lãnh tụ của Đảng xã hội tập hợp giới trí thức mà.
Mỗi lần ông đến mạ gã thường hỏi đùa, hôm nay nắng hay mưa để chọc ông thỉnh thoảng dự báo thời tiết nắng hóa mưa hoặc mưa hóa nắng thành chuyện tiếu lâm cho dân Hà Nội cười chơi.
Ông luôn cười hiền hậu và bảo: Với anh chị thi sĩ thì ngày nào mà không đẹp giời.
Đúng, thế nào là đúng?

Thôi vòng vo quá, gã xin toẹt, đúng hay trật ở đây là cái chuyện con ông Nguyễn Xiển bị dân mạng ném đá vì ủng hộ quyết liệt, ủng hộ chân thành cái việc dẹp bỏ những ca khúc có nhắc đến anh lính cộng hòa. Thế rồi dân mạng nhân tiện móc ra bài viết của con ông Nguyễn Xiển viết đập Phạm Duy te tua vì từng viết bài hát chống cộng.
Đã móc chuyện cũ thì gã cũng xin móc luôn, đó là ngay khi bài viết của Nguyễn Lưu in trên báo Đầu tư, gã có viết một bài phản kích lại bênh ông bạn già, nhạc sĩ tài năng mê phở và gái xinh, của gã. Lập tức gã nhận được hai cú điện thoại.
Một, của Nguyễn Lưu, ông thanh minh rằng ý của ông viết dựa theo ý của nhà văn Chu Lai và ý của nhiều nhạc sĩ tên tuổi bất bình chuyện tung hê quá mức Phạm Duy trong khi bao nhạc sĩ cách mạng tên tuổi khác chả ai tổ chức các sô diễn tôn vinh, chứ thực ra ông cũng rất mê một số bài hát của Phạm Duy.
Hai, của chính Phạm Duy. Ông nhạc sĩ bảo, cậu bênh tôi làm đếch gì? Nguyễn Lưu nó viết đúng đấy.
Gã hỏi, đúng là đúng thế nào ạ?
Tôi thích thằng ấy vì nó dám bảo vệ cái thể chế cộng sản mà nó thích, nó tin vào cái thể chế cộng sản mà nó coi nó và thể chế cộng sản ấy là một. Đó là một thái độ đường hoàng. Còn...
Còn sao ạ?
Nếu cậu có dịp gặp Nguyễn Lưu chỉ cho tôi nhắn một điều thôi...

10 năm trôi qua cái vèo, gã chưa có dịp nào được gặp Nguyễn Lưu để chuyển lời nhắn của nhạc sĩ Phạm Duy, thì hôm nay có sự kiện Nguyễn Lưu bị ném đá vì chống lại những ca khúc có dính đến lính cộng hòa chống cộng sản, chống lại cái gọi là "con đường em đi..." gã xin nhân tiện gửi lại lời nhắn của nhạc sĩ Phạm Duy:
Cậu Nguyễn Lưu à, cậu rất đúng khi cậu dũng cảm và kiên quyết bảo vệ cái thể chế mà cậu yêu thích chống lại bất cứ ai làm tổn hại đến cái thể chế ấy. Cậu có quyền đồng nhất cậu với thể chế ấy nhưng chỉ xin cậu đừng đồng nhất cậu và thể chế của cậu với dân tộc và đất nước.

Gã xin nói leo thêm:
Thế nào là đúng đây? Vẫn đúng nếu thể chế ấy được dân tộc và đất nước chọn đồng hành với mình. Và ngược lại vẫn đúng nếu thể chế ấy chọn dân tộc và đất nước chính là cái đích mà mình phụng sự.
Còn lại, thế nào là không đúng?
Hê gã không phải chuyên gia dự báo thời tiết...

-----------------

XEM THÊM :






No comments:

Post a Comment

View My Stats