Hiệu Minh
04/03/2017
07:57
Vụ
việc Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vấp phải cáo buộc trả lời sai sự thật trước
Thượng viện về việc gặp đại sứ Nga đang gây xôn xao chính trường Mỹ những ngày
gần đây.
Jeff Sesions &
Putin
Từ
Cố vấn an ninh đến Bộ trưởng Tư pháp
Tháng
trước (2/2017), Michael Flynn mất việc vì nói dối ông không gặp đại sứ Nga
trước khi vào Nhà Trắng làm Cố vấn an ninh quốc gia. Ngay cả Phó Tổng thống
Mike Pence cũng bị ông này qua mặt.
Vụ
Flynn chưa nguội thì tiếp đến Jeff Sessions, Bộ trưởng Bộ Tư
Pháp (AG - Attorney General) đang bị tố cáo lừa dối.
Trong
lúc trả lời Ủy ban Thượng viện trước khi nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp, Sessions
được hỏi về quan hệ của nhóm Trump với phía Nga trong thời gian bầu cử Tổng
thống 2016. Ông trả lời, không có chuyện đó, không nhắc gì đến cuộc gặp với đại
sứ Nga.
Biên
bản phỏng vấn "xin việc" trong buổi điều trần ngày 10/01/2017 đó như
sau:
Thượng
nghị sĩ Franken: Nếu có chứng cứ là ai đó thuộc phía ủng hộ Trump đã
liên hệ với chính phủ Nga, thì ông sẽ làm gì (ở cương vị Bộ trưởng Tư pháp)?
Sessions: Tôi không biết
về những hoạt động này. Tôi được cho là đứng lên ủng hộ Trump đôi lần trong
tranh cử và tôi không liên hệ với với người Nga.
Thượng
nghị sĩ Leahy: Có một số cố vấn của Tổng thống đắc cử có mối liên hệ với
Nga liên quan đến bầu cử. Ông có liên lạc với ai liên quan đến chính phủ Nga về
bầu cử 2016 trước hay sau ngày bầu cử (8/11) hay không?
Sessions: Không.
---
Nhưng
bây giờ ai đó đã "xì" tin cho báo chí, Sessions từng gặp ông Sergey
Kislyak, đại sứ Nga tại Washington DC, hai lần vào tháng 7 khi cuộc đấu
Trump-Clinton đang căng thẳng và tháng 9 trong vai trò thành viên của Uỷ ban
quân vụ Thượng viện.
Báo
Washington Post dẫn đầu trong việc đưa tin về vụ Sessions. Tờ này từng giúp hạ
bệ Nixon trong vụ điều tra Watergate nổi tiếng. Nhà báo Bob Woodard nổi tiếng
kể lại, ông đã đi gặp nhân vật bí hiểm "Deep Throat" của FBI trong
gara vắng để lấy tài liệu như trên phim Hollywood.
Trong
vụ này, vị đại sứ Nga biết chắc chắn gặp Sessions để làm gì. Và hậu quả, ai
cũng thấy, con dao hai lưỡi mà Putin luôn cầm đằng chuôi.
Bộ trưởng Tư pháp
Jeff Sessions tuyên thệ. Ảnh: Fortune
Các
bên liên quan đều phủ nhận
Tin cho hay, Sessions chối, Tổng thống Trump tuyên bố
tin tưởng tuyệt đối AG. Nhà Trắng nói, Sessions gặp đại sứ Nga cũng bình thường
vì nhiệm vụ của ông (ở Ủy ban quân vụ). Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện cũng khẳng
định, chẳng có chứng cứ Nga can thiệp vào bầu cử, và Sessions gặp đại sứ cũng
bình thường như Nhà Trắng nói ở trên.
Phía Dân chủ không bỏ qua chuyện này. Hai nhân vật
to nhất của đảng này là Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer và Lãnh đạo thiểu số ở Hạ
viện Nancy Pelosi đã kêu gọi Sessions từ chức vì Bộ trưởng Bộ Tư pháp không thể lừa dối khi đọc lời thề
trung thành lúc nhậm chức.
Phía Nga liên tục phủ nhận. Rất có thể họ có trong
tay các bằng chứng về chuyện này và đợi khi cần thì leak (xì) ra cho báo chí.
Báo chí Mỹ gần đây rộ lên nhiều cáo buộc nhằm vào Nga. Một số người Mỹ thậm chí
còn cho rằng hạ bệ ai trong chính quyền Mỹ là chuyện của matryoshka (trong mỗi
con búp bê chứa một bí mật khác). Khi cần Putin chỉ cần rút trong túi ra một
con matryoshka.
Chức danh to như AG quan trọng hơn cả Flynn vì liên
quan đến hệ thống thực thi pháp luật. Vụ này có mùi máu và thuốc súng theo
nghĩa bóng.
Tin thêm từ VOA và các hãng tin lớn của Hoa Kỳ cho
hay, Ủy ban Tình báo của Thượng viện đồng ý mở cuộc điều tra cáo buộc Nga can
thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016.
Cuộc điều tra sẽ rà soát những mối liên lạc giữa chiến
dịch tranh cử của Donald Trump và Moscow.
Nhà Trắng phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái trong chiến
dịch tranh cử.
FBI và Ủy ban Tình báo cũng đang xem xét cáo buộc
Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Nếu có điều tra thì Sessions phải bị loại ra khỏi
Uỷ ban điều tra như một số nhà làm luật yêu cầu. Hiện ông Sessions đã đồng ý
như thế.
Dư
chấn tiềm ẩn với chính quyền Trump
AP tường thuật, các luật sư của Nhà Trắng hôm 28/2
chỉ thị các nhân viên tại đây cất giấu những tài liệu có thể liên quan đến sự
can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ.
Cộng đồng tình báo Mỹ cáo buộc rằng vụ tin tặc Nga tấn
công dữ liệu của đảng Dân chủ được tiến hành nhằm giúp ông Trump đánh bại bà
Hillary Clinton.
Nếu Trump và nhóm của ông không liên quan gì đến
Putin và nước Nga thì cứ để một nhóm điều tra độc lập tìm chứng cứ và kết luận.
Việc này sẽ giúp cho Tổng thống mới lên được hơn một tháng có uy tín tăng cao,
báo chí học được cách bớt rì rầm nhỏ to. Còn giấu thì còn lộ tin dần như quả
bóng xì hơi, tới lúc nào đó sinh ra vụ "Russiagate" như Watergate.
Nước Mỹ còn nhiều chuyện hay. Fake News - tin đểu,
nói dối, chơi đòn dưới thắt lưng, trung thực vì sự nghiệp chung hay dối trá cho
lợi ích nhóm giầu có… là những câu chuyện đang làm xứ cờ hoa thêm vui.
Các nhà cách mạng tiền bối đã rất đúng, giành được
chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền còn khó hơn nhiều.
-------------------
No comments:
Post a Comment