Michelle
Nguyễn Thanh Hà, fl
Nguyễn
Khoa Thái Anh dịch
06/02/2017
Lời
dịch giả. Chưa
bao giờ trong niên sử, từ khi thống kê được lưu trữ, Hoa kỳ lại có một vị Tổng
thống bị ghét bỏ nhiều như ông Donald Trump hiện nay. Không những ngờ nghệch về
bang giao và mậu dịch quốc tế, ông Trump lại có xu hướng từ bỏ tất cà các tranh
đấu đưa đến thành quả của một Hợp chủng quốc, những lý tưởng gầy dựng Liên hiệp
quốc của Hoa kỳ. Những hiệp ước, liên minh bảo vệ hòa bình, tự do thương mại và
kết hợp đồng minh trên thế giới hầu như bị ông Trump đả phá tất dưới chiêu bài
“Làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”. Một điều rất nghịch lý trước những tiêu chí mà Hoa
kỳ chủ trương. Tất nhiên riêng về chuyện bang giao Hoa kỳ đã có lúc co cụm
(isolationism) nhưng hình như không một lãnh tụ Hoa kỳ nào trong những năm gần
đây lại đi ngược lại chu trình bài trừ tị nạn (và đồng minh) khốc liệt như ông
Trump. Trong vòng mươi ngày sau khi nhậm chức ông Trump đã ban ra nhiều sắc lệnh
hành pháp cấm người tị nạn trên 7 nước vào Hoa Kỳ và hạn chế du lịch, gây ra
nhiều hỗn loạn kể cả sự chống đối kịch liệt của chính Hoa Kỳ và thế giới. Dưới
đây là cảm nghĩ của một người thuộc thế hệ tị nạn Việt Nam đầu tiên đến Hoa kỳ,
cũng như nỗi bất bình của con em bà và đồng bạn về sắc lệnh của ông Trump.
"Hãy
để cho những kẻ tàn hơi của bạn đến với tôi, những đám người khao khát được hít
thở tự do, những kẻ dư thừa xác xơ từ bến bờ nheo nhóc của bạn. Hãy để cho họ,
những kẻ không nhà, bão táp ném tơi bời - đến với tôi. Bên cánh cổng vàng rộng
mở, tôi giương cao ngọn đèn! (Emma Lazarus (1883) khắc trên tượng Nữ
thần Tự do của New York).
--------------------
Đêm
qua tôi nhận được email của con trai trưởng chuyển từ email của nhóm nhỏ bạn bè
của cháu, hầu hết những người trẻ mà tôi biết. Đây là những bạn trẻ, sáng láng
và trưởng thành, những người hoặc đã tốt nghiệp đại học, trường y khoa, hoặc
đang làm việc hay học nốt đại học. Họ bày tỏ sự lo ngại về hàng loạt các sắc lệnh
hành pháp vừa được ban ra. Họ phẫn nộ về tình trạng của người tị nạn. Một em
trong số họ, vừa ra trường y khoa, có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với những
người tị nạn Syria gần đây, một phần trong công tác tình nguyện của cô. Họ đã
tìm đến cha mẹ của họ để bày tỏ mối quan tâm của mình và nhìn chúng tôi, thế hệ
người Mỹ gốc Việt đầu tiên, hy vọng và có lẽ kỳ vọng rằng cha mẹ mình có thể cảm
thông được sự bất công và bất nhân của sắc lệnh hành chính đối với những người
tị nạn Syria. Chuyện này đưa tôi trở về một vài thập niên trước đây ở tuổi 12,
khi chính tôi là một người tị nạn.
Như
nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt đầu tiên khác, tôi đã quên đi một cách tiện lợi
nỗi thống khổ mà gia đình tôi đã vượt qua, vượt thoát Việt Nam khi chiến tranh
tàn phá, trong lòng mang đầy nỗi bất an và sợ hãi. Tôi quên mất tiếng bom ở Việt
Nam bùng nổ như xé màng nhĩ. Tôi quên chuyện trôi nổi bao ngày trên một con tàu
bị hỏng, chẳng biết chúng tôi có thể sống sót hay bị chết trôi trên Thái Bình
Dương. Tôi quên đi hậu quả khôn lường chuyện không có thức ăn và nước uống
trong nhiều ngày. Tôi quên đi chuyện sống trong một căn chòi nhỏ chung chạ với
vài gia đình, chia nhau một chỗ ngủ có đủ kích thước của một chiếc túi ngủ tại
trại tị nạn. Tôi quên đi cuộc sống ở một đất nước tạm dung, ngóng chờ... ngóng
chờ... để xem có bất cứ một đất nước nào sẽ cho phép chúng tôi đến định cư
không. Thậm chí ngay ở tuổi 12, tôi cũng tự hỏi bản thân: điều này có phải là
tôi sẽ không được đi học trong một thời gian vô định trừ phi được một nước nào
đó sẽ cho chúng tôi vào? Liệu chúng tôi có thể tìm sống trong một xã hội không có
lệnh giới nghiêm ban đêm? Và tôi có thể đi bất cứ nơi nào bất cứ lúc nào? Liệu
có một đất nước nào đó sẽ không có chiến tranh và bom đạn? Liệu hòa bình có thực
sự tồn tại và không phải là một khái niệm mơ hồ? Thực tế đó nằm ngoài những gì
tôi có thể mường tượng được. Nếu "thiên đường" hiện hữu, nó sẽ là như
thế, tôi nghĩ, lúc 12 tuổi.
Chúng
tôi là những người may mắn vì chúng tôi đã có thể nhập cư một cách nhanh chóng ở
Mỹ sau nửa năm chờ đợi. Một gia đình người Mỹ và một tổ chức đã bảo trợ cho
chúng tôi. Có những người tị nạn Việt Nam bị kẹt trong các trại tị nạn nhiều
năm cho đến khi một số chính sách mới của chính phủ được thông qua cho phép họ
có thể đến định cư ở các quốc gia mới. Tôi bắt đầu đi học lại. Chúng tôi được
các tổ chức bảo trợ cung cấp nhà ở miễn phí. Những người lớn trong gia đình
chúng tôi đã có việc làm với mức lương tối thiểu đủ để trả tiền chợ. Chúng tôi
đã có thức ăn, chỗ ở, và được mãn nguyện. Cuộc hành trình trở thành người Mỹ của
chúng tôi bắt đầu từ đó.
Đúng,
tôi đã quên mất cuộc hành trình dài dằng dặc đó. Đó là một ký ức xa xôi, chôn
sâu trong trí nhớ, không thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đàm thoại của
tôi. Tôi quên rằng tôi đã không được sinh ra ở đất nước nhiều lợi lộc này. Tôi
quên mình từ đâu đến và những trợ giúp gì tôi đã nhận được để được đến Mỹ.
Nhưng các con tôi và các con của bạn tôi đã nhắc nhở tôi với lá thư của họ.
Dần
dần, ký ức tôi đã trở lại: làm cách nào một người tị nạn Việt như tôi đã đến được
với đất nước này qua sự giúp đỡ của người Mỹ. Gia đình chúng tôi bắt đầu sống ở
đất nước xinh đẹp này bởi vì những người đang sống ở đây đã không đóng cửa hất
chúng tôi ra. Chúng tôi đã không bị đóng cửa xô ra ngoài vì màu da của chúng
tôi. Chúng tôi đã không bị đóng cửa đẩy ra ngoài vì đức tin của chúng tôi.
Chúng tôi đã không bị đóng phắt cửa và đuổi ra ngoài vì chúng tôi đến từ một quốc
gia cộng sản để có thể bị coi là mối đe dọa cho sự an toàn của Mỹ. Chúng tôi đã
không bị đóng cửa và đuổi ra ngoài bởi vì người Mỹ sợ rằng chúng tôi sẽ cướp
công ăn việc làm của họ. Đối với người Mỹ, chúng tôi không phải cộng sản. Chúng
tôi chỉ là những người khao khát hít thở tự do. Chúng tôi chỉ là những người
tìm lẽ sống ở một nơi an toàn và thanh bình để lưu vong. Đó là những gì cháu
trai của tôi hiện đang chiến đấu trong quân lực Mỹ. Đó là những gì người cha
quá cố của tôi và cha chồng tôi đã chiến đấu trong quân đội Việt và Mỹ để phục
vụ: tự do hầu giúp con người có thể tìm một nơi an toàn và bình yên để sống – một
nơi trú ẩn an toàn.
Xin
trích Martin Niemöller trong bài thơ của ông về sự tự mãn trước Đức quốc xã và
nạn diệt chủng Do Thái:
Đầu
tiên họ đến bắt người theo chủ nghĩa xã hội, và tôi đã không lên tiếng
Vì
tôi không phải là một người theo chủ nghĩa xã hội.
Sau
đó, họ đến bắt các công đoàn viên, và tôi đã đã không lên tiếng
Bởi
vì tôi không phải là một công đoàn viên.
Sau
đó, họ đến bắt người Do Thái, và tôi đã không lên tiếng
Bởi
vì tôi không phải là một người Do Thái.
Sau
đó, họ đến bắt tôi và không còn ai để lên tiếng cho tôi.
Xin
mạn phép diễn giải:
Đầu
tiên họ đến bắt những người Mexican, và tôi đã không lên tiếng
Vì
tôi không phải là một người Mexican.
Sau
đó, họ đến bắt các tín đồ Hồi giáo, và tôi đã không lên tiếng
Vì
tôi không phải là một người Hồi giáo.
Sau
đó, họ đến bắt tôi và không còn ai để lên tiếng cho tôi.
Tôi
rất biết ơn vì con cái tôi và bạn bè của chúng đã tìm đến bậc cha mẹ: xin đừng
xô đẩy người tị nạn, xin đừng hất hủi người di dân; hãy cho chúng tôi tiếng nói
và ý thức hệ.
M.N.T.H.
Một
người Mỹ gốc Việt
2/2/2017
N.K.T.A.
Tên
bài gốc: Please Do Not Shut Them Out gửi riêng cho dịch giả.
Dịch
giả gửi BVN.
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 01:46
No comments:
Post a Comment