31
Jan 2017
Tại sao sắc lệnh của
Tổng thống Donald Trump không nhắc đến một chữ “Hồi giáo” nào mà lại bị nhiều
người cáo buộc là lệnh cấm nhập cảnh với người Hồi giáo? Lập luận của hai bên
là gì? Toà án Mỹ có thể làm gì trong trường hợp này?
Cùng Luật Khoa học luật
Mỹ qua tình huống thú vị này.
Tổng thống Trump và sắc
lệnh cấm nhập cảnh ngày 27/1/2017. Ảnh: CNN.
Nội
dung của sắc lệnh là gì?
Ngày
27/1/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành
pháp (executive order) về di trú và nhập cư, có hiệu lực ngay lập tức. Nội dung
của sắc lệnh này gồm mấy điểm như sau:
1.
Tạm hoãn việc nhập cư Hoa Kỳ của tất cả người tỵ nạn (all
refugees settlement) trong vòng 120 ngày. Người tỵ nạn gốc Việt Nam cũng nằm trong lệnh cấm
này.
2.
Chương trình nhập cư của những người tỵ nạn từ Syria bị hoãn vô thời hạn.
3.
Công dân của 7 nước từ khu vực Trung Đông bao gồm Iraq, Iran, Syria, Yemen,
Sudan, Libya và Somalia bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày.
4.
Sắc lệnh cũng chỉ cho phép nước Mỹ nhận tối đa 50.000 người tỵ nạn trong năm
2017, giảm gần một nửa so với con số 85.000 người tỵ nạn được nhận vào năm 2016
dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.
5.
Khi lệnh cấm này bắt đầu được thực thi, cho dù những công dân của 7 quốc gia
nêu trên đã có visa du học, nghiên cứu, hay thậm chí là thường trú nhân và có
thẻ xanh (green card holders/permanent residents) của Mỹ cũng không được phép
nhập cảnh.
6.
Nhà Trắng sau đó đã có tuyên bố là lệnh cấm này không áp dụng cho những người
có thẻ xanh. Tuy nhiên, những người có thẻ xanh có thể sẽ gặp kiểm tra chặt chẽ
hơn tại các cửa khẩu khi nhập cư vào Mỹ.
Các
tòa án liên bang Hoa Kỳ đã đưa ra những phán quyết gì?
Đơn
kiện đầu tiên liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cư của chính quyền Trump đã được
Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nộp lên tòa liên bang của khu vực (federal
district court) tại Brooklyn, bang New York ngày 28/1/2017. ACLU đã đại diện
cho 2 công dân Iraq bị giữ tại sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK) và không
được phép nhập cư vào Mỹ mặc dù đã có thị thực (visa).
Một
trong 2 người đó là ông Hameed Khalid Darweesh, 53 tuổi, một thông dịch viên đã
làm việc trên 10 năm cùng quân đội Hoa Kỳ tại Iraq. Ông Darweesh đã được cấp thị
thực nhập cảnh đặc biệt vì những đóng góp cũng như sự giúp đỡ của ông đối với đất
nước Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại đây.
Ông Hameed Khalid
Darweesh trả lời phỏng vấn sau khi được trả tự do tại sân bay JFK. Ảnh: CNN.
Thẩm
phán Ann Donnelly là người đã đưa ra phán quyết đầu tiên ngày 28/1/2017, ban
hành một lệnh hạn chế tạm thời (temporary restraining order) đối với sắc lệnh của
Trump và không cho phép trục xuất gần 200 người đang bị giữ tại sân bay JFK.
Vì
sắc lệnh cấm nhập cảnh được ban hành bởi Tổng thống Hoa Kỳ, người đứng đầu
nhánh hành pháp của liên bang, các đơn kiện liên quan đều phải được nộp cho tòa
án liên bang. Hệ thống tòa án liên bang là nơi duy nhất có thẩm quyền
(jurisdiction) đưa ra phán quyết về sắc lệnh này.
Có
ít nhất 3 thẩm phán liên bang khác từ các bang Massachusetts, California và
Virginina cũng đã ban hành các lệnh hạn chế tạm thời tương tự như thẩm phán
Donnelly trong cuối tuần vừa qua.
Các
thẩm phán cũng yêu cầu trong phán quyết của mình là những người bị giữ phải được
phép gặp và nhận sự tư vấn của luật sư. Hàng
trăm luật sư Hoa Kỳ đã tình nguyện giúp đỡ miễn phí cho những người tỵ nạn và
nhập cư này.
Những
lệnh hạn chế tạm thời này chỉ có tính ngắn hạn và tòa sẽ sắp xếp một phiên xử
trong một thời gian rất ngắn, thông thường là trong vòng 15 ngày trở lại. Các
luật sư đại diện cho chính quyền Trump sẽ có cơ hội phản biện lại những lập luận
từ phía nguyên đơn. Sau đó, tòa án sẽ quyết định xem có tiếp tục lệnh hạn chế
và cần ban hành một lệnh hoãn thi hành cố định (permanent injunction) đối với sắc
lệnh này hay không.
Thẩm phán liên bang
Ann Donnelly. Ảnh: Brooklyn Daily Eagle.com.
Những
lập luận bảo vệ sắc lệnh từ phía chính quyền Trump
Trước
tiên, chính quyền Trump cho rằng tổng thống có quyền tăng cường kiểm soát chính
sách nhập cư khi quốc gia đang đối mặt với nguy hiểm.
Họ
đưa ra dẫn chứng là vào năm 2011, Tổng thống Obama cũng đã ban hành một sắc lệnh
kéo dài thời gian xử lý hồ sơ thị thực và tăng cường kiểm soát hệ thống thẩm định
dành cho người di dân và tỵ nạn từ Iraq trong vòng 6 tháng.
Tuy
nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa hai sắc lệnh này.
Sắc
lệnh của Tổng thống Obama đã được ban hành khi hệ thống thẩm định cấp thị thực
của Mỹ để lọt 2 người từng tham gia đặt bom khủng bố quân đội Hoa Kỳ ở Iraq. Vì
e ngại cho một mối nguy hiểm tức thì nên lệnh kéo dài thời gian cấp thị thực
cho công dân Iraq đã được ban hành.
Mặc
dù như vậy, sắc lệnh này cũng gặp phải sự phản đối của các tổ chức dân sự
như Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) lúc đó.
Tổng
thống Trump và Nhà Trắng đã không sai khi cho rằng tổng thống – người đứng đầu
chính quyền liên bang – có quyền ban hành các sắc lệnh liên quan đến vấn đề di
trú và nhập cư. Theo luật liên bang, tổng thống có thể tạm ngừng việc nhập cư của
một nhóm người nếu họ là thành phần “nguy hiểm” đối với quốc gia (“detrimental”
to the nation).
Trong
lịch sử Hoa Kỳ, vào năm 1924, vì lý do “bảo vệ nước Mỹ” mà Tổng thống Calvin
Coolidge đã từng ký ban hành Đạo Luật Di trú Johnson-Reed (The Immigration Act
of 1924 – Johnson-Reed Act), cấm toàn bộ người di dân từ châu Á và định ra hạn
ngạch rất thấp cho con số thị thực mà Hoa Kỳ sẽ cấp cho từng quốc gia trên thế
giới. Ngoài ra, người gốc Á châu tại Mỹ thời đó cũng không được nhập quốc tịch
Mỹ.
Trước
đó, vào năm 1850, Quốc hội Mỹ cũng từng ban hành Đạo luật Ngăn chận người Trung
Hoa (Chinese Exclusion Act of 1850) cấm di dân từ Trung Quốc trong vòng 10 năm.
Báo THE DAY tại bang Connecticut phát hành ngày 26 tháng 5
năm 1924 đưa tin về Đạo luật Di trú Johnson-Reed được ban hành. Ảnh:
Rarenewspaper.com.
Tuy
vậy, tình trạng khắt khe của luật Di trú ở Mỹ được cải thiện rất nhiều trong thời
kỳ Phong trào Dân quyền của thập niên 1960 do mục
sư Martin Luther King, Jr. lãnh đạo.
Cùng
với Đạo luật Dân quyền năm 1964 (Civil Rights Act of 1964), Tổng thống Lyndon
Johnson còn ký và ban hành Đạo luật Di trú và Nhập tịch năm 1965 (The
Immigration and Naturalization Act of 1965).
Đạo
luật Di trú và Nhập tịch năm 1965 nghiêm cấm việc kỳ thị hay phân biệt đối xử
người tỵ nạn và di dân đến Mỹ bằng chủng tộc, giới tính, nguồn gốc quốc gia,
nơi họ sinh ra, hay nơi họ đang cư trú.
|
Lập
luận của phe phản đối sắc lệnh
Các
luật sư và những tổ chức phản đối sắc lệnh cấm nhập cư trước tiên dựa vào Đạo
luật Di trú và Nhập tịch năm 1965 làm cơ sở pháp lý.
Ngoài
ra, những người phản đối cũng dựa vào Tu chính án số 1, số 5 và số 14 của Hiến
pháp Mỹ làm lập luận pháp lý phản bác lại sắc lệnh của Trump.
Sắc
lệnh cấm nhập cảnh hạn chế việc nhập cảnh của một nhóm người di dân và tỵ nạn từ
Trung Đông. Vì đa số người dân từ 7 nước này là người theo đạo Hồi, sắc lệnh cấm
nhập cư cũng có vẻ như nhắm vào việc ngăn cản những người Hồi giáo nhập cư vào
Mỹ.
Trả
lời phỏng vấn chương trình The Brody File cùng ngày 27/1/2017, Tổng thống
Donald Trump còn cho biết chính quyền của ông sẽ đề nghị một chế độ thẩm định
và cấp thị thực dễ dàng hơn và chỉ dành riêng cho những
người theo đạo Cơ đốc (Christians) tại Syria và những vùng Trung Đông có người
Cơ đốc giáo bị bách hại.
Lập
luận của phía phản đối do đó cho rằng, dựa trên tinh thần nghiêm cấm các hành
vi phân biệt tôn giáo và cản trở tự do tín ngưỡng của Tu chính án số 1
(Establishment Clause), sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump là vi hiến.
Ngoài
ra, quyền được hưởng quy trình tố tụng công bằng (Due Process
Clause) của Tu chính án số 5 và quyền được bảo vệ công bằng (Equal
Protection Clause) của Tu chính án số 14 cũng không cho phép chính quyền
Hoa Kỳ ban hành bất kỳ đạo luật nào tước đi quyền hiến định của người dân mà
không bảo đảm họ nhận được đầy đủ chuẩn mực về tố tụng một cách công bằng.
Vì
vậy, các luật sư từ ACLU và các tổ chức pháp lý khác cũng dựa vào 2 tu chính án
này để phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh. Họ cho rằng nó vi hiến khi không đảm bảo
đảm được chuẩn mực tố tụng và không bảo vệ công bằng cho người dân khi tạo ra một
sự phân biệt đối xử với người Hồi giáo đến từ 7 quốc gia bị nêu tên, và cả đối
với thân nhân của họ đang sống tại Mỹ.
Cuộc chiến pháp lý giữa
Trump và những người phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh có thể sẽ dẫn đến một án lệ
mới trong luật Hiến pháp tại Hoa Kỳ (Ảnh: lawnewz.com).
Nguyên
tắc ra phán quyết của Tối cao Pháp viện
Đến
thời điểm hiện tại, phía Nhà Trắng và Tổng thống Trump cho biết sắc lệnh này không
phải là sắc lệnh cấm người Hồi giáo (Muslim ban) và không có yếu tố kỳ
thị người Hồi giáo hay đạo Hồi.
Ngược
lại, họ kiên quyết rằng đây là một sắc lệnh được đưa ra chỉ để bảo vệ cho sự an
toàn của người dân Hoa Kỳ vì không có từ ngữ nào trong sắc lệnh trực tiếp cấm
người theo đạo Hồi nhập cư.
Tuy
nhiên, một đạo luật bị tuyên là vi hiến không nhất thiết phải có ngôn ngữ phân
biệt hay kỳ thị trong câu chữ.
Tối
cao Pháp viện Hoa Kỳ đã từng đưa ra tiêu chuẩn đối với những đạo luật bị kiện
là vi hiến do phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc (race) hay quốc gia xuất thân
(national origin) của một người.
Theo
đó, những đạo luật này không nhất thiết phải có ngôn ngữ phân biệt trong câu chữ.
Một đạo luật có thể nhìn như là trung lập bên ngoài (neutral on its face),
nhưng vẫn có thể bị kiện là vi hiến.
Theo
tiêu chí thẩm định của Tối cao Pháp viện, một đạo luật như vậy chỉ có thể bị
tuyên là vi hiến nếu chứng minh là nó đã được ban hành với: 1) ý định kỳ
thị (discriminatory intent), và 2) đã tạo ra một sự kỳ thị
trong thực tế (discriminatory impact) đối với một nhóm người.
Một
án lệ của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ năm 1976 có thể dùng làm ví dụ. Vào thập
niên 1970, Sở cảnh sát của thủ đô Washington D.C. quy định tất cả những ai muốn
trở thành nhân viên cảnh sát ở đây đều phải trải qua một kỳ thi. Kết quả của
việc thực thi quy định này là hầu như không có cảnh sát da đen được nhận làm.
Trên
văn bản thì Sở cảnh sát Washington D.C. không hề cấm hoặc giới hạn số lượng cảnh
sát da đen. Thế nhưng quy định này vẫn bị kiện là vi hiến với lý do phân biệt
dựa trên chủng tộc vì thực tế cho thấy số lượng cảnh sát da đen được nhận là
quá thấp so với số cảnh sát da trắng. Đó chính là sự kỳ thị trong thực tế
(discriminatory impact).
Đến
cuối cùng, vì phía nguyên đơn không chứng minh được quy định này có ý định kỳ
thị (discriminatory intent) nên Tối cao Pháp viện đã phán là nó không vi hiến.
(Xin xem thêm tại án lệ Washington kiện Davis).
|
Trở
lại với sắc lệnh ngày 27/1 của Tổng thống Trump. Chúng ta có thể giả định là Tối
cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng có thể áp dụng hai tiêu chí nói trên để đánh giá tính
hợp hiến của sắc lệnh này.
Đa
số người bị cấm nhập cảnh là những người theo đạo Hồi đến từ 7 quốc gia bị nêu
tên. Vì vậy, những người phản đối có thể lập luận rằng sự kỳ thị đối với người
theo đạo Hồi xuất xứ từ 7 nước trên là điều sẽ xảy ra trong thực tế
(discriminatory impact) khi sắc lệnh này được áp dụng.
Ngoài
ra, những lời tuyên bố trước đây của Tổng thống Trump và những cố vấn thân cận
trong quá trình vận động tranh cử, hứa hẹn với cử tri sẽ cấm người Hồi giáo nhập
cư cũng có thể được dùng để chứng minh là sắc lệnh cấm nhập cư được ban hành với
một ý định kỳ thị (discriminatory intent).
***
Sau
cùng, chỉ có Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mới có thẩm quyền để đưa ra phán quyết
chung thẩm về tính hợp hiến của sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Trump đã ban hành.
Có
lẽ cũng vì thế mà Tổng thống Trump cho biết sẽ công bố người được đề cử vào chiếc
ghế thẩm phán bỏ trống ở Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (từ khi thẩm phán Antonin
Scalia qua đời vào tháng 2 năm 2016) vào tối ngày 31/1/2017, sớm hơn hai ngày
so với dự định ban đầu.
Cuộc chiến pháp lý thật sự về sắc lệnh cấm nhập cảnh của
tổng thống Trump, do đó, vẫn còn rất dài ở phía trước.
*
Tài
liệu tham khảo:
o
Brody
File Exclusive: President Trump Says Persecuted Christians Will Be Given
Priority As Refugees
*
Đọc thêm:
Dưới
thời Trump, Tối cao Pháp viện sẽ vẫn ổnNhiệm kỳ tổng thống của Donald
Trump, cộng với Thượng viện và Hạ viện mới, có nhiều khả năng mang lại thay đổi
đáng kể trong luật liên bang. Nhưng về ...
Mỹ:
Thẩm phán không được “nói chuyện” chính trịĐiều gì khiến cho một trong
những thẩm phán đáng kính nhất Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phải xin lỗi công chúng
vì lỡ lời bình luận về một trong những ứng...
7
điều có thể bạn chưa biết về Tối Cao Pháp Viện Hoa KỳKể từ khi ra đời dựa
trên Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện đã ban hành nhiều quyết định
định hình nên lịch sử nước Mỹ, từ các quyền dâ...
Tại
sao Tối cao Pháp viện Mỹ sẽ không giới hạn quyền súng ống?Tu chính án
thứ Hai (bảo vệ quyền tư hữu vũ khí bao gồm súng ống của người dân Hoa Kỳ - ND)
đã luôn được các nhánh lập pháp và hành pháp của chính phủ...
No comments:
Post a Comment