Saturday, 17 September 2016

TRỊNH XUÂN THANH & LÊNH TRUY NÃ QUỐC TẾ (Thạch Đạt Lang)




12:57:pm 17/09/16 |

Sau khi Người Buôn Gió tuyên bố đơn phương ngưng bắn, chia tay Trịnh Xuân Thanh một cách vội vã nhưng không kém phần lâm ly, bi đát, đẫm nước mắt (cá sấu) sau cuộc tình hai tuần (Two weeks Stand – không phải cuộc tình một đêm, One night stand), tin tức từ Viêt Nam cho biết, vào tối ngày 16/9, Bộ Công an chế độ CSVN đã dưa ra lệnh khởi tố và truy nã quốc tế Xuân Thanh về tội làm thất thoát 3.200 tỉ đồng trong thời gian làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty PVC. Vậy là phe Cả Trọng đã quyết định phản công, tìm diệt (cho được) con ruồi gây nhức đầu lẫn nhức nhối đảng CSVN, đồng thời làm bẻ mặt, quê xệ Trọng.

Trịnh Xuân Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng C46) khởi tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” chiếu theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Sau khi xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.

Khi đưa ra lệnh truy nã quốc tế với Trịnh Xuân Thanh, vì phỏng đoán Thanh đang ở nước ngoài, cảnh sát điều tra ở VN muốn bắt nguội được Thanh, bắt buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của Cảnh Sát Quốc Tế tức là cơ quan Interpol.

Mấy chữ Cảnh Sát Quốc Tế – Interpol, mới nghe tưởng là ghê gớm lắm vì có chữ “in-tẹc”, nhưng thực chất ra sao và Interpol có thể làm gì để giúp cho CSVN tìm kiếm, bắt giữ, giải giao (dẫn độ) Trịnh Xuân Thanh về VN?

Interpol là cách viết và gọi tắt của tổ chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Police Organization), được thành lập năm 1923 tại Wien, thủ đô nước Áo và có trụ sở tại Lyon, Pháp. Hiện nay tổ chức Interpol có 190 nước là thành viên.

Công việc chính của Interpol không phải là bắt giữ hay truy nã tội phạm hình sự. Interpol chỉ có nhiệm vụ quản trị, trao đổi, phân tích, xử lý các dữ liệu, tin tức được cung cấp bởi các quốc gia thành viên. Interpol hoạt động như một tổ chức hoàn toàn độc lập, không bị ảnh hưởng, kiểm soát bới bất cứ chính phủ hay chế độ cai trị của quốc gia thành viên nào. Nói cho rõ hơn, Interpol không có quyền hạn trực tiếp để bắt giữ một can phạm, giải giao hay dẫn độ can phạm đó về cho quốc gia ra lệnh truy nã.

Khi một tội phạm hình sự bị truy nã chạy trốn ra nước ngoài như trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bộ công an phát lệnh. Bộ công an VN phải gửi cho văn phòng Interpol một văn bản truy nã cùng với hồ sơ điều tra, đúc kết thành tội phạm. Hồ sơ này sẽ được phân tích, tổng hợp, so sánh với các dữ kiện đã được lưu trữ, cuối cùng đánh giá là đương sự có đúng là một tội phạm hình sự hay không?

Nếu xác nhận là đúng, lúc đó Interpol mới phát lệnh truy nã đương sự. Nhiều người quan niệm một cách đơn giản là cứ phát lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh là có quyền đi tìm bắt rồi dẫn độ Thanh về nước. Điều đó không đúng.

Việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh không phải dễ dàng dù sau khi Interpol phát đi lệnh truy nã cho 190 nước thành viên vì nhiều nguyên nhân:

1. Interpol không trực tiếp cử người đi tìm kiếm, truy nã vì không có quyền hạn. Bắt giữ tội phạm bị truy nã quốc tế vẫn phải là cảnh sát của quốc gia nơi Thanh đang lẫn trốn.

2. Dù đã có kết luận của Interpol, Thanh đúng là tội phạm hình sự, lệnh bắt giữ Thanh vẫn chưa có giá trị dẫn độ (giải giao) Thanh về Việt Nam. Nơi Thanh bị bắt sẽ có một phiên tòa đánh giá lại tội phạm của Thanh có đúng như biên bản của Interpol hay không? Điều này thường kéo dài rất lâu, từ vài năm đến cả chục năm hay hơn vì sự khác biệt về hình luật giữa các quốc gia. Trong thời gian đó thể chế chính trị ở VN có thể đã thay đổi, tôi phạm của Thanh trong việc làm thất thoát 3.200 tỉ VNĐ không chắc đã còn hiệu lực.

3. Khi Thanh bị phiên tòa xét xử kết luận vi phạm đúng như trong lệnh truy nã của Interpol nhưng Thanh vượt ngục, chạy thoát một nước khác thì mọi mọi chuyện sẽ phải bắt đầu lại.

4. Việc tìm bắt được Thanh rất khó thành công trừ trường hợp may mắn như tình cờ Thanh vi phạm luật hay bị tai nạn giao thông, dính líu đến cảnh sát. Từ đó, cảnh sát địa phương mới biết Thanh đang là tội phạm bị truy nã quốc tế.

Kể lại một sự việc tương tự như Trịnh Xuân Thanh đã xẩy ra tại Đức để độc giả hiểu rõ hơn. Đó là trường hợp Dr. Utz Jürgen Schneider, một ông trùm trong ngành xây dựng, địa ốc ở Đức.

Tốt nghiệp kỹ sư ở đại học kỹ thuật Darmstadt (Technique University Darmstadt) về ngành xây dựng, sau đó tốt nghiệp tiến sĩ chính trị kinh doanh ở đại học Graz ở Wien, Áo. Từ năm 1963 đến 1982 Schneider về làm việc trong văn phóng của cha như một kỹ sư xây dựng. Vì bất hòa với cha, Dr. Schneider bỏ ra ngoài lập văn phòng địa ốc riêng.

Nhờ vào thời gian làm việc cho cha, Schneider quen biết nhiều nhân vật có thế lực ở các nhà băng, đồng thời sau khi kết hôn với Claudia Schneider Granzow, con gái một gia đình giầu có nổi tiếng, chỉ trong khoảng thời gian 10 năm, Schneider đã xây dựng được cho mình một đế chế trong ngành xây dựng, kinh doanh địa ốc với tài sản lên đến cả tỉ Đức Mã (thời gian chưa có tiền Euro) với trên 150 cơ sở địa ốc, trung tâm mua sắm (Shopping Center)…

Việc làm ăn, vay mượn tín dụng của Schneider bị đổ bể khi các công trình xây dựng của Schneider như Zeil Gallerie ở Frankfurt, Bernheimer Palais in München, Mädler Passage in Leipzig… không đem lại lợi nhuận đúng như đã dự kiến, một phần vì giá cho thuê cửa hàng không tăng như tiên đoán, phần khác người ta phát giác ra khi đệ trình dơn xin mượn tín dụng đầu tư xây dựng các công trình kể trên, Scheider không khấu trừ diện tích hành lang, toilet, cầu thang cuốn, cầu thang đi bộ, balkon…trong bảng chiết tính diện tích cho thuê.

Nội vụ bắt đầu đổ bể vào tháng 02.1994, khi trên tờ báo Frankfurter Allgemein Zeitung xuất hiện một bản tin nói về vấn đề đối với người thuê các cửa hàng trong cơ sở địa ốc của Schneider. Đế chế của Schneider chỉ có thể tiếp tục vận hành khi khả năng chi trả tín dụng được xác định rõ ràng, tín dụng tiếp tục luân lưu bằng việc bán đi các cơ sở địa ốc hoặc bằng những khoản tín dụng mới.

Các nhà băng đã nhận ra được sự bất ổn trong đế chế của Schneider. Đầu tháng 04.1994, Schneider thông báo cho Deutsche Bank – nhà băng cấp tín dụng chính cho đế chế – khả năng không thể thanh toán tín dụng của mình. Tháng 05.1994, hai vợ chồng biến mất sau khi chuyển 245.000.000 Mark (Đức Mã) vào một chương mục ở một nhà băng bên Thụy Sĩ.

Jürgen Schneider bị bắt vào ngày 18.05.1995. Qua một quá trình tìm kiếm, theo dõi cật lực của BKA Đức (Bundes Kriminal Amt) và FBI Mỹ, từ đối chiếu, tìm kiếm tên tuổi của những người đi qua các cửa khẩu, danh sách hành khách trên các chuyền máy bay, họ tìm ra Schneider đang ở Miami. Tuy nhiên, tìm được Schneider ở đâu trong thành phố Miami lại là một may mắn của FBI khi tình cờ một tài xế taxi nhận ra ông và gọi điện thoại báo cho cảnh sát.

Hơn 9 tháng sau, Schneider mới bị dẫn độ về Đức. Mỹ và Đức là hai nước có hệ thống pháp luật về hình sự khá tương đồng cũng như có hiệp ước dẫn độ phạm nhân. Do đó quyết định giải giao Schneider của Mỹ cho Đức diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, những yếu tố cấu thành tội lừa đảo của Scheider có những chứng cớ quá rõ rệt, không thể chối cãi.

Tất nhiên nhiều người sẽ tự hỏi, ai là người đã duyệt xét, chấp thuận các dự án xây dựng của Jürgen Scheider để rồi đồng ý cho vay tiền? Các thẩm định viên (Loan Inspector, Project Auditor) của nhà băng vì lý do nào đã không khám phá ra lỗ hổng trong phần ước tính diện tích cho thuê cửa hàng, văn phòng dịch vụ… trong các trung tâm mua sắm? Những người này có thật sự vô tội? Chắc chắn là không, thế tại sao họ hoàn toàn không bị truy tố?
Đức và Mỹ là 2 nước có thể chế chính trị tương đồng, lại có hiệp ước dẫn độ nên việc giải giao Schneider chỉ diễn ra sau hơn 8 tháng. Vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ khó khăn, kéo dài hơn vì hơn Đức và Việt Nam khác nhau chế độ cai trị.

Jürgen Schneider ngồi tù ngay sau khi bị dẫn độ về Đức từ tháng 02.1995, đến năm 1999 thì được tự do. Vụ lừa đảo này gây thiệt hại cho các nhà băng vào khoảng hơn 5 tỉ Đức Mã (2,6 tỉ Euro), nhiều nhất là Deutsche Bank.

Vụ Trịnh Xuân Thanh tương tự như vụ lừa đảo của Schneider nhưng nếu chỉ so ở mức độ thiệt hại tài chánh thì ít hơn, thủ đoạn lừa bịp cũng không được tinh vi bằng nhưng được cấu kết chằng chịt, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên nếu so với tổng sản lượng quốc gia GDP (Gross Domestic Product) và thu nhập bình quân đầu người thì vụ Trịnh Xuân Thanh lớn hơn nhiều. Ngoài ra khi nội vụ bị phát giác, đưa lên báo chí, truyền thông…dư luận thấy rõ nguyên nhân chính là sự đấu đá với mục đích chính trị trong đảng CSVN nhiều hơn là do thiệt hại kinh tế.

Vi thế khi Thanh nhờ Người Buôn Gió đưa lên mạng những tài liệu tố cáo chế độ CSVN, đã có dư luận cho rằng Thanh đang cố biến vụ tham nhũng cũng như việc chạy trốn khỏi VN của mình thành một vụ án chính trị để có lý do xin tị nạn tại một nước nào đó, không phải là vô lý. Người ta cũng thấy rõ một điều là Nguyễn Phú Trọng cố gắng thổi phồng vụ Trịnh Xuân Thanh để tiếp theo sau đó thanh toán, diệt trừ những phần tử không thuộc phe cánh mình trong đảng, những kẻ đang có tư tưởng, âm mưu soán đoạt ngôi vị tổng bí thư của Trọng, đồng thời làm cho mọi người quên đi thảm họa Formosa đang là một gọng kềm kẹp ngang cổ chế độ.

—————————————————-

Diễn biến sự việc (Đàn Chim Việt tóm tắt)
- Đầu tháng 6, ông Trịnh Xuân Thanh (Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang) bị phát giác sử dụng chiếc Lexus LX 570 hơn 5 tỷ đồng, đeo biển số xanh 95A-0699, vượt quá giá trị tiêu chuẩn Nhà nước bố trí cho cán bộ cấp tỉnh.
- Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm rõ việc này. Ngày 10/6, ông Thanh nói với VnExpress: “Tôi chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của Tổng bí thư. Tôi không có ý kiến gì nữa”.
- Ngày 13/6, Tỉnh ủy Hậu Giang có báo cáo gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Công an thừa nhận việc cấp biển xanh cho xe Lexus LX 570 là “chưa đúng quy định”.
- Ngày 15/6, ông Phạm Minh Chính, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, xác nhận tạm dừng bầu chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang với ông Thanh tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh.
- Ngày 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Thanh có nhiều khuyết điểm và phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian lãnh đạo đơn vị này.
- Tháng 8, Thủ tướng giao Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ tại PVC.
- Ngày 8/9, ông Thanh bị khai trừ Đảng.
- Ngày 15/9, Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng khiến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng xảy ra tại PVC.
Cựu tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận cùng Nguyễn Mạnh Tiến (phó tổng giám đốc), Trương Quốc Dũng (phó tổng giám đốc), Phạm Tiến Đạt (kế toán trưởng) bị khởi tố bị can, tạm giam.
- Ngày 16/9, ông Thanh là bị can thứ 5 trong vụ án tại PVC và bị phát lệnh truy nã quốc tế.


Tài liệu tham khảo:

---------------------------------



Thạch Đạt Lang
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2016

Bị trúng mấy phát đạn của Kami, An Dân, Gió thấy mạng mình cũng mỏng manh như thành tích đấu tranh cho tự do, dân chủ, phong trào No-U trước đây. Thế là Gió lạnh cẳng, tìm cách bỏ cuộc sớm để tự cứu lấy thân và gia đình. Điều này không ai có thể trách cứ Gió được, nhưng do lúc đầu Gió nổ hơi bạo về mình, về những cuộc gặp gỡ các nhân vật bí mật từ Houston tới Berlin nên bây giờ bị hố.

Mặt Trận Trọng – Thanh đã kết thúc?

Như một ngọn đèn dầu sắp tắt, trước khi tàn rụi còn lóe sáng lên rồi mới chịu ngủm đi, mặt trận Trọng – Thanh, đột ngột im tiếng súng sau hai đợt pháo dồn dập của Người Buôn Gió vào ngày 14.09.2016, cùng sự tham chiến của hai xạ thủ ưu tú (XTƯT) – làm ăn tùy theo từng vụ, thuộc loại săn tiền thưởng (Bounty Hunter), khá nổi tiếng cộng đồng mạng – Kami, Nguyễn An Dân cùng các fans của Gió.

Sau khi Buôn Gió chính thức tuyên bố ngưng bắn, không làm xạ thủ cho Xuân Thanh nữa, không gian trở lại yên tĩnh hoàn toàn, không còn tiếng ầm ì của pháo 130 ly, tiếng cắc bùm của CKC hay CheyTac M200 dù khói súng vẫn còn mù mịt. Cộng đồng mạng, nhất là thành phần “phản động” ngơ ngác nhìn nhau, thất vọng hoàn toàn. Mọi người đang hồi hộp, háo hức trông chờ những viên đạn pháo của xạ thủ Buôn Gió cho nổ tan tành tổng hành dinh của tổng Trọng, chợt thở ra chán chường, thất vọng. Có người phát biểu: Đúng là đầu voi đuôi chuột.

Một số người (trong trung ương ĐCS) thở ra nhẹ nhõm, khẽ khàng hỏi nhau: Thằng Thanh hết đạn rồi sao? Không có lẽ? Nghe nói nó định quất sụm bà chè cả trung ương lẫn anh cả Trọng mà? Có người vẫn còn đang run rẩy như cầy sấy, lắp bắp, thì thào, tiếng được tiếng không: Thằng Gió mà…tiếp tục… ít ngày nữa, chắc tôi… tiêu…

Nói chung, khi Buôn Gió bất ngờ tuyên bố công khai, từ bỏ nhiệm vụ xạ thủ cho Thanh thì có người mừng, người lo, người thất vọng, người nguyền rủa, nhưng chắc ai cũng muốn tìm biết nguyên nhân nào Gió chia tay Thanh trong mặt trận này một cách nhanh chóng như vậy? Sau viên đạn trái khói điều chỉnh tọa độ đầu tiên của Gió, hầu hết mọi người đều nhận định rằng: Đây là môt mặt trận sinh tử không có đường thối lui, chỉ có sống hay chết. Đó cũng chính là ý trong câu nói của Gió với Thanh trước khi quyết định nhận vai trò pháo thủ cho Thanh – Thanh và những nhân vật bí ẩn đã cười và đồng ý. Vậy tại sao, dù mặt trận chưa ngã ngũ nhưng phần thắng đang nghiêng về phía mình, Gió bất chợt buông bỏ mọi việc?

Nếu hiểu Gió, vốn là một giang hồ từng trải, nhiều kinh nghiệm chiến đấu để sống còn, dù trình độ văn hóa kém nhưng thông minh, nhanh nhẹn, sắc bén, biết mình, biết người, biết nhận định thời cơ, chụp lấy dịp may nhưng đồng thời biết tiến, biết lùi đúng lúc, biết buông bỏ khi thấy nguy hiểm cận kề… thì sẽ không ngạc nhiên về quyết định bất chợt này của Gió.

Hãy đọc những lời khuyên của Gió viết cho Trịnh Xuân Thanh để hiểu rằng, bản thân Gió lúc đầu biết là nguy hiểm khi nhận lời làm pháo thủ cho Thanh, nhưng không thể thấy rõ nguy hiểm đến mức nào. Gió chỉ đơn giản nghĩ nguy hiểm là cho Thanh thôi, chứ bản thân mình thì không có gì đáng ngại. Cho đến khi bị Kami, Nguyễn An Dân, hai tay “săn tiền thưởng” khá nổi tiếng tấn công, bắn sẻ, Gió mới giật mình nhận ra, mình đang đối đầu với nguy hiểm thực sự, có lẽ còn hơn cả nguy hiểm đối với Thanh vì gia đình Gió còn ở Việt Nam và bản thân mình vẫn chưa nhận được thường trú hay tị nạn tại Đức. Do đó, có thể Gió nhắn tin khuyên Thanh nên ngừng lại việc tấn công, trả thù cả Trọng và ĐCSVN – Thư Gió gửi cho Thanh khá dài, người viết chỉ trích dẫn những đoạn liên quan đến việc Gió ngưng chiến.

Trích: “Tôi viết cho Trịnh Xuân Thanh thế này.

– Tôi nghĩ anh hãy yên lặng, với khả năng anh có, anh dễ dàng tạo được cho mình một cuộc sống ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Trọng Lú không thể với tới anh, tội gì anh phải nói hay làm gì nữa cho mệt. Hôm qua Trọng đã sai Huynh chỉ đạo báo chí ngưng đưa tin về anh, hoặc có đưa thì ẩn dưới không được lên trang nhất, ở những vj trí khó tìm.

Anh đừng chú trọng đến chuyện đòi công lý, công bằng, dân chủ nữa, đó là một cuộc chiến dài và hao tổn thể xác cũng như tinh thần. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ là của những nhà dân chủ. Cuộc chiến giữa những phe phái trong đảng là của những phe phái đó tiếp diễn với nhau. Anh đã ra ngoài rồi, sống cuộc sống bình lặng và chăm lo cho hai đứa bé mà anh đã nhận từ trại mồ côi để chúng lớn khôn, hưởng cuộc sống văn minh. Việc làm khuấy động của chúng ta vừa qua đã ảnh hưởng đến những nhà đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước. Họ đang có những kế hoạch lớn lao, những hoạch định lý tưởng đẹp đẽ …chúng ta ở góc độ nào đó, đã thực sự có lỗi khi đã làm ảnh hưởng đến công cuộc mà họ đã bỏ bao nhiêu tâm sức”

Tại sao ngay từ đầu Gió không nói với Thanh những điều này? Phải chăng khi bắn viên đạn đầu tiên vào thành trì của tổng Trọng cách đây khoảng gần 2 tuần, Gió chưa nhận thức được rằng mình đã khai chiến với cả một chế độ có đầy đủ phương tiện, tài chánh, vật lực, nhân lực cũng như thủ đoạn phản công? Chưa chắc! Với đầu óc thông minh, sắc sảo, nhạy bén, có thể Gió nhận biết những nguy hiểm khi mình tham gia canh bạc, nhưng vì những hứa hẹn của Thanh và bộ tham mưu quá hấp dẫn làm mờ lý trí Gió.

Hơn nữa, khi đưa ra lý do từ bỏ cuộc chiến vì nhận thấy viêc làm của mình, giúp Thanh trả thù Trọng, đảng CSVN, hay tìm công lý là làm cản trở, ảnh hưởng đến những kế hoạch đòi hỏi tự do, dân chủ của các mạng xã hội, các tổ chức, đoàn thể đang đấu tranh với chế độ CS… Người Buôn Gió đã ngụy biện.

Trích: “Họ là những nhà tư tưởng, lý luận và chiến lược gia dân chủ hàng đầu như họ tự nhận, đang hướng cả một phong trào dân chủ đang lớn mạnh đi trên con đường chính nghĩa, và dường như họ thấy kết quả sắp thành công. Chúng ta đừng nên vô tình khuấy nước để làm sổng mất con cá của họ. Nếu không cả đời anh và tôi không gánh được, vì anh biết, con cá sổng bao giờ cũng là con cá to nhất, to đến mức không ai hình dung bởi không ai nhìn thấy bởi vì đã bắt đươc đâu mà thấy. Nhưng người ta căn cứ vào cái quẫy đuôi tạo thành sóng để ước lượng con cá to đến đâu. Lúc đó thì cả cuộc đời anh lẫn tôi không bù đắp được, nếu họ thương tình, đời chúng ta đổi được một cái vảy con cá ấy là may mắn lắm rồi”.

Gió không nhận mình là một nhà dân chủ cũng đúng. Ngay cả những người đấu tranh thât sự cho tự do, dân chủ cho đất nước, cho người dân, không ai dám nhận mình là nhà dân chủ, nhà tư tưởng, chiến lược gia dân chủ hàng đầu như Gió viết ở trên. Ngoài ra, so với việc tù tội, bị giam giữ, tra tấn, kết án, đe dọa, triệt đường sinh sống… của Phạm Thanh Nghiên, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Tạ Phong Tần… thành tích tranh đấu của Gió quá mỏng, quá ít.

Tuy nhiên, việc phơi bày, tố cáo những tệ trạng tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình của cán bộ, đảng viên đảng CS, những bao che, nâng đỡ hoặc đấu đá, giành ăn, thanh toán nhau trong nội bộ đảng CS thì chẳng có gì để gọi là làm cản trở, gây khó khăn hay ảnh hưởng đến những hoạt động tranh đấu của các tổ chức xã hội dân sự, hội đoàn…, mà ngược lại còn có thể thúc đẩy thêm sự tham gia của nhiều người vào các tổ chức này, những người trước đây vốn thờ ơ với hiện trạng bi đát của xã hội. Chẳng có tổ chức dân sự, hội đoàn nào đi tìm bắt các nhà dân chủ trong vụ Trọng – Thanh. Gió chỉ vờ vịt, so sánh bất cập.

Một nguyên nhân khác – theo sự nhận định của người viết – không kém phần quan trọng, đưa đến quyết định buông bỏ cuộc chiến của Gió có thể là lá thư xin được xét xử công khai của Thanh gửi bộ chính trị ĐCSVN ngày 11.9.2016 với nhân sự do Thanh đề nghị. Tất nhiên đời nào Cả Trọng chịu. Gian ác, nham hiểm, thủ đoạn, lì lợm, ngoan cố… như Ba Ếch còn bị Trọng quất một phát văng từ Hà Nội về miền Tây câu cá, đuổi gà… thì Thanh là cái đếch gì mà đòi đàm phán?

Nhận ra được điều này, đồng thời bị trúng mấy phát đạn của Kami, An Dân, Gió thấy mạng mình cũng mỏng manh như thành tích đấu tranh cho tự do, dân chủ, phong trào No-U trước đây. Thế là Gió lạnh cẳng, tìm cách bỏ cuộc sớm để tự cứu lấy thân và gia đình. Điều này không ai có thể trách cứ Gió được, nhưng do lúc đầu Gió nổ hơi bạo về mình, về những cuộc gặp gỡ các nhân vật bí mật từ Houston tới Berlin nên bây giờ bị hố.

Trích: “Anh hãy chọn nơi nào đó sống yên bình, cộng sản không thể vượt qua đống hàng rào quan hệ pháp lý quốc tế để mò đến anh, khi anh ở vai trò nhà đầu tư thế này, chỉ cần anh tạo công việc cho 5 đến 10 người làm là anh yên tâm vị thế của mình ở nước sở tại. Tôi nghĩ, với người đã từng trải qua những chức vụ lo công việc cho cả ngàn người như anh, thì việc tạo công ăn việc làm cho dăm mười người ở đây chả nghĩa lý gì. Chẳng những cộng sản không với được đến anh, mà cả những người chống cộng sản họ cũng không thể làm gì được anh. Nếu họ làm được thì không có chuyện Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Phùng Tuệ Châu …nghênh ngang đi lại giữa Bolsa như vậy”.

Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ chẳng ai đụng đến Trịnh Xuân Thanh làm gì, Thanh sống, chết, làm gì không liên quan đến họ, nhưng những người CS thì chưa chắc. Nếu Thanh biết quá nhiều bí mật trọng đại, nguy hiểm đến sự sinh tồn của đảng hay nắm giữ các bằng chứng nguy hại cho chế độ, các lãnh đạo cộng sản trong quá khứ hoặc đương thời, Thanh có thể bị sát hại.

Vợ con Thanh qua Pháp ngày, tháng nào, an ninh CS đã nắm rõ. Họ có thể bí mật theo dõi vợ con Thanh và rồi sẽ tìm ra Thanh đang ở nơi đâu. Việc chế độ CS đưa một toán sát thủ đi hạ sát Thanh không phải là một chuyện khó đối với CSVN. Nếu cần, họ cũng có thể nhờ Quốc Tế Tình Báo Sở của Trung Cộng giúp đỡ, Tổng Trọng là một kẻ thâm hiểm, thù dai vả thủ đoạn. Chưa chắc Trọng sẽ tha thứ, cho dù Thanh hoàn toàn im lặng, không cựa quậy, lên tiếng gì nữa cho đến cuối đời.

Bằng những lời khuyên nhủ “chí tình” Buôn Gió chỉ muốn phủi tay, trốn tránh trách nhiệm những việc đã làm với Thanh vừa qua, dính dáng đến Trọng và đảng CSVN.

Trích: “Tuy nhiên nếu anh vẫn muốn theo đuổi cuộc chiến của mình, cuộc chiến với Trọng lú hay cuộc chiến đấu tranh đòi sự công bằng. Anh cần có sự liên kết, làm việc với các luật sư quốc tế, luật sư về kinh tế, có chuyên môn am hiểu ngành nghề kinh doanh. Qua những luật sư này, họ sẽ có những liên hệ với các hãng truyền thông quốc tế để hỗ trợ sự vụ. Rất nhiều người luật sư, nhà báo đang sẵn sàng giúp đỡ anh.

Và lời sau cùng, dù anh có chọn quyết định nào, khi anh cần, tôi vẫn ở bên anh như một người bạn tri kỷ. Với những vừa qua. Ở hai số phận và hai cuộc đời rất khác xa nhau, định mệnh đẩy chúng ta đi cùng một chặng đường nhỏ ngắn ngủi, cùng chơi một trận bóng hè đường. Nhưng đó là một đoạn đường ngắn, một trận bóng nhỏ mà chúng ta có thể mất đi đến cả tính mạng.”

Đoạn trích trên đây chứng tỏ Gió thật sự lạnh cẳng. Nếu những nhân vật thần bí ở phía sau lưng Thanh, tìm được Gió từ Houston tới Berlin, có được số điện thoại của Gió thì chẳng lẽ tình báo, an ninh của Trọng lại chịu dưới cơ, không tìm ra? Tại sao ngay từ những ngày đầu, Gió không khuyên Thanh nên trực tiếp tìm đến những luật sư, những nhà báo, truyền thông quốc tế… để nhờ yểm trợ?

Giờ này nằm cạnh vợ con ở một nơi nào đó, Xuân Thanh đang nghĩ gì về những điều Gió vừa viết cho mình? Chắc chắn là không vui và cũng chẳng yên tâm. Trở về VN nhận tội với tổng Trọng ư? Chết là cái chắc, nhưng chết như thế nào mới đáng nói. Hơn nữa, trở về VN, Thanh sẽ làm liên lụy, gây nguy hiểm thêm cho nhiều người, những người đã ăn chịu với Thanh hoặc đã giúp Thanh trốn đi. Nhưng biết tìm ai thay thế Gió để tiếp tục trận chiến với Trọng? Luật sư, truyền thông báo chí, cộng đồng NVHN… chắc chắn là không ổn và rất tốn kém.

Đi chung một đoạn đường ngắn ngủi, trong khoảng thời gian chưa đến 2 tuần, nhưng cuộc chia tay với Gió cũng để lại cho Thanh một nỗi chua chát, đắng cay lẫn điên đầu, chưa biết phải ứng phó ra sao, làm gì trong những ngày sắp tới? Thôi đành phải hát mấy câu: Đến đây là xong nửa chuyện, chưa biết rồi ai sẽ cứu ai?







No comments:

Post a Comment

View My Stats