Sunday, 4 September 2016

BREXIT : NGƯỜI ANH & CÔNG DÂN ÂU CHÂU (Nguyễn Thị Cỏ May)




03:07:pm 03/09/16

Cho tới nay, Chánh phủ Anh vẫn chưa « nhắc » tới Điều 50 của Hiệp ước Âu châu cho phép chánh thức Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Âu châu . Dường như Chánh phủ muốn trì hoản, càng chậm càng tốt . Cho đến nổi có không ít người nghĩ phải chăng việc thi hành Điều 50 có thể sẽ không bao giờ xảy ra .

Khi áp dụng Điều 50, Anh sẽ có 2 năm để thương lượng việc rút ra khỏi Liên Hiệp Âu châu .
Dân chúng Anh phản đối quyết định Brexit khá quan trọng . Có người đòi hỏi tổ chức lại trưng cầu dân ý . Cả những người lúc ấy đã biểu quyết Brexit nay cũng thấy hối hận .

Một số dân Anh đang sanh sống ở hải ngoại và cả trong nước đang kéo nhau xin « Quốc tịch Âu châu » nhưng vẫn giữ mình là công dân Anh làm gốc . Làn sóng này ngày càng lớn ra .

Nhớ lại cái đêm 23 rạng 24 tháng 6/2016

Một cái đêm day dứt, dằn dật, đẫm lệ và không ngủ được . Một người Anh ở Paris nay nhớ lại lúc ấy : « Tôi ở đây và tôi xem TV suốt đêm . Lối 6 giờ sáng, khi công bố kết quả kiểm phiếu, tôi đã muốn ngất xỉu . Dĩ nhiên, tôi nghĩ ngay là từ nay tôi sẽ không còn đi chơi hay đi làm thoải mái, nơi nào tôi muốn, trong 27 nước Âu châu được nữa . Các con của tôi cũng vậy » .

Chỉ vài giờ sau, một người Anh khác, cư ngụ một làng nhỏ ở miền Nam Anh quốc, hành động cụ thể ngay. Ông liền điện thoại tới Tòa Đại sứ Đức ở Luân-đôn để xin hồi tịch . Hiến pháp Đức ra đời ít lâu sau Đệ II Thế chiến cho phép con em những người bị chế độ nazi xem là « vô tổ quốc » (apatrides như những người Việt nam tỵ nạn cộng sản sau 30/04/75 hiện đang ở Mỹ và Âu châu) giữa những năm 1933 – 1945 được lấy lại quốc tịch gốc của mình . Ông có ông cố là Do thái sanh sống ở Berlin . Khi Hitler tới, ông già này vội chạy qua Anh xin tỵ nạn . Luật sư đã làm xong hồ sơ xin hồi tịch theo diện này . Tuy ngày nay, ông không có mối liên hệ nào với tiên nhơn . Ông hoàn toàn không nói được tiếng do thái . Và cũng không biết máu của ông còn giữ được bao nhiêu phần trăm máu do thái nữa .

Tuy nhiên khi nhận được quốc tịch Đức, ông vẫn giữ mình là người Anh . Mục tiêu đầu tiên là sự thuận lợi trong đời sống . Người mang quốc tịch Âu châu có thể đi đâu và ở đâu trong Âu châu cũng được dễ dàng . Ngơài ra, còn khía cạnh tình cảm không kém quan trọng . Người Anh, người Đức đều thật sự là người Âu châu .

Đây không phải là trường hợp riêng rẽ nữa . Từ sau khi biểu quyết Brexit, đã có hằng ngàn ngàn người Anh sử dụng những mối liên hệ của mình ở Âu châu để xin cho mình quốc tịch một nước Âu châu . Các Tòa Đại sứ đều bị tràn ngập đơn xin nhập tịch hoặc thư xin hồ sơ : Pháp, Hòa-lan, Thụy-điển, Áo, Ý, Bồ-đào-nha, Ba-lan, …

Người Anh ở Irlande và Pháp

Có người nghĩ xin Thông hành Âu châu để giữ tư cách công dân Âu châu hoặc chờ đợi nhập tịch một quốc gia Âu châu. Hoặc xin thẻ cư trú 10 năm . Nhưng sau cùng chỉ có làm công dân một nước Âu châu và giữ quốc tịch Anh là ổn hơn hết .

Một số người khác bất chợt nhớ lại một điều rất lợi lạt là nếu có ông bà hay cha mẹ gốc Irlande hoặc có quốc tịch Irlande thì mình lập tức sẽ là người Irlande . Và nếu ở Bắc Irlande thì mọi người đương nhiên đều có quyền giữ song tịch . Ngay hôm sau Brexit, hồ sơ bắt đầu tràn ngập các cơ quan chánh quyền Irlande .

Cũng như ở nhiều nơi khác, ở Pháp, người Anh khi nghe tin nước mình rút ra khỏi Liên Hiệp Âu châu đều không khỏi buồn lòng .

Một phụ nữ Anh, năm nay 74 tuổi, ở một ngôi làng nhỏ ở Miền nam nước Pháp, liền tìm hiểu thủ tục xin nhập tịch Pháp . Bà quả quyết không thể quay trở về xứ Anh xa xưa của bà được vì ngày nay, bà nhận thấy bà hoàn toàn là người Âu châu chớ không còn là người Anh nữa . Hơn nữa, hiện bà là hội viên Hội đồng xã nơi bà cu ngụ từ 24 năm nay . Thật ra bà cũng không vội lắm vì còn chờ cho Brexit thật sự có hiệu lực .

Cũng như bà, ở Pháp hiện có hằng trăm người Anh đang nghĩ tới tương lai của mình sẽ sống trên đất Pháp ngày mai này và sẽ trở thành công dân Pháp . Hơn bốn mươi tỉnh trên khắp nước Pháp bắt đầu nhận thư từ hoặc hồ sơ nhập tịch của người Anh, ngày càng nhiều hơn . Tuy nhiên, người ta chưa biết rõ số người Anh sẽ nhập pháp tịch là bao nhiêu vì hiện nay, số xin hồ sơ, cả số đã nộp hồ sơ hãy còn quá ít so với dân số Anh sanh sống trên đất Pháp . Theo Viện Thống kê thì ở Pháp, năm 2013, có 150 000 người thường trú .

Một bà 54 tuổi, ở Pháp từ 15 năm qua, vừa nhận hồ sơ để làm, thấy khá rườm rà . Ngoài những giấy tờ phải điền, còn thêm một tập nhỏ 15 trang phác họa lại lịch sử nước Pháp . Xem qua, bà cảm thấy hơi ngại vì sẽ phải đọc lại cả lịch sử nước Pháp từ thời Cách mạng, đọc bản Tuyên ngôn Nhơn quyền . Rồi còn trắc nghiệm trình độ tiếng Pháp nữa . Rất buồn Brexit không mở ra cho mình một tương lai tốt đẹp hơn .

Đa số người Anh tập trung sanh sống ở Miền Tây-Nam Pháp như Aude, Lot-et-Garonne, …
Mối ưu tư sau Brexit của người Anh là muốn có một quốc tịch Âu châu cho đời sống thực tế được dễ dàng như đi lại và làm việc trong Âu châu . Họ vẫn giữ quốc tịch Anh vì họ vẫn là người Anh .

Còn người Việt nam mình …

Nhìn lại người Việt nam mình lại khá phức tạp . Riêng người Việt nam hải ngoại, chúng ta có người Mỹ, người Canada, người Anh, người Pháp, …gốc Việt . Nhưng cái gốc Việt đó nay còn được bao nhiêu ? Hình dáng nó ra sao ? Nó màu gì ? Mùi gì ? Câu hỏi có hơi khó chịu nhưng phải chăng đó là thực tế của người Viêt nam mình ?

Còn người Việt ở Việt nam, sau thời gian dài sống dưới chế độ cộng sản, nay còn được bao nhiêu chưa bị đánh mất việt tính của mình nhờ sức đề kháng với chánh sách bạo ngược “ trồng người ” của cộng sản ?

“Vì ích lợi 100 năm, trồng người ” hay “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa” là những khẩu hiệu có ý nghĩa thật sự cụ thể khi nhìn vào đất nước Việt nam ngày nay .

Người cộng sản, từ Hồ Chí Minh là gốc, không làm được điều gì tôt đẹp, ơn ích cho đất nước nhưng đem lại bất hạnh, phá tan hoang đất nước, thì họ xuất sắc . Bởi người cộng sản thứ thiệt là phải vô tổ quốc . Hồ Chí Minh đã giác ngộ nguyên lý này từ khi giác ngộ cộng sản .

Năm 1926, trên báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh viết :

“Cái danh từ Tổ quốc la do các chính trị gia đặt ra để đè đấu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản địa chủ và quyền lợi của giai cấp giai cấp tư sản . Thực ra chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới ” .

Về nguồn gốc, dòng tộc, người cộng sản chỉ biết có những người lập ra và dựng lên chế độ cộng sản mà thôi. Hồ Chí Minh trên báo Pravda, số ngày 27/01/1924, đã viết về Lê-nin để bày tỏ bản sắc cộng sản của mình :

“ Khi còn sống, Người là Cha, là Thầy, là đồng chí và cố vấn của chúng ta ” .

Tiếp theo Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tổng Thư ký đảng Lao động, đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt nam hảy quay lai và lùi lại theo Tàu từ chữ viết, nếp sống, văn hóa vì qua hằng” ngàn năm, nước ta đã từng lệ thuộc Tàu, vì Tàu là nước văn minh nhứt hoàn cầu, Tàu là bạn, là Thầy của ta, …

Ta hãy quét sạch lũ “ trí thức” xuất thân từ các trường Âu-Mỹ và thực dân đế quốc .” ….
(Lời Kêu gọi số 284/LĐ, nhựt báo Tiếng Dội, số 462, ngày 24/8/1951, Sài gòn – Lưu giừ tại British Museum, Londres)

Thừa hưởng thứ văn hóa nô dịch này, Lê Duẩn năm 1960, vâng lời Mao Trạch-đông áp dụng chiến dịch biển người thí gần 10 triệu ngưòi Việt nam để xâm chiếm Miền nam ( Bà 7 Vân, vợ 2 Lê Duẩn, trả lời ký giả Xuân Hồng, BBC) . Sau 30/04/75, Lê Duẩn huênh hoang tuyên bố “ Ta đánh đây là đánh cho Liên-xô và Trung quốc ” .

Sanh ra và lớn lên trong cùng cái nôi văn hóa cộng sản, ngày nay ở Việt nam, có những tên cầm quyền như Nguyễn Phú Trọng phải nói một cách tự nhiên từ con tim đen của hắn khi đề cặp tới việc Tàu đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam :

“ Trung quốc là người bạn láng giềng lớn . Muốn hay không thì cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau . Có ai chọn được láng giềng đâu ” .

Còn tên Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng :

 Tôi thấy lo lắng lắm . Không biết tuyên truyền thế nào chớ từ già tới trẻ con đều có xu thế ghét Trung quốc . Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Thậm chí tên thầy chùa Thích Chân Quang – thứ công an làm thầy chùa – mang đầy ác nghiệp vì sự u mê :

  Với nước Tàu, Việt nam chỉ là em nhỏ trong gia đình, phải kính cẩn đối với người anh China theo phong tục Á Đông là quyền huynh thế phụ . Không được hỗn láo .
Lý Thường Kiệt đem quân qua đánh Tàu là hỗn láo ” …


Nếu nói nước mắm, phở là biểu tượng cho sản phẩm văn hóa Việt nam, khi người Âu-Mỹ ăn nước mắm, phở, thấy ngon, đều ca ngợi, nhưng họ vẫn là người Âu-Mỹ thưởng thức hương vị việt nam . Họ không quên điều này .

Còn người cộng sản ở Việt nam ăn nước mắm, ăn phở thấy ngon nhưng lại thấy ngon cái hương vị bánh bao, xíu mại .

Xưa nay, một dân tộc tự đánh mất văn hóa, bản sắc thì việc mất nước trọn vào tay giặc chỉ còn là thời gian để giặc tiếp thu mà thôi .

© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt




No comments:

Post a Comment

View My Stats