BBC Tiếng Việt
10
tháng 8 2016
.
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa
EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm
thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).
Việt
Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển
Đông bằng các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và
căn cứ quân sự của Trung Quốc, theo Reuters.
Phóng
sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin từ giới chức
phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng
thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất
liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động
thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Các bệ
phóng đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn,
nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo tên lửa trong vòng hai hoặc ba
ngày, theo ba nguồn nói với Reuters.
Hãng
tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính
xác", mà không giải thích gì thêm.
Thứ trưởng
Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters tại
Singapore hồi tháng Sáu rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như
thế tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào.
"Di
chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng
lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi," Tướng
Vịnh được Reuters dẫn lời.
Bài viết
cho rằng động thái này là để đối trọng với các hoạt động của Trung Quốc trên bảy
hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Giới hoạch định chiến lược quân sự của
Việt Nam lo ngại việc Trung Quốc xây đường băng, radar và các cơ sở quân sự
khác tại những hòn đảo này làm sung yếu khả năng phòng thủ đảo và khu vực phía
nam Việt Nam.
Giới
phân tích quân sự cho rằng đây là động thái phòng thủ quan trọng nhất Việt Nam
đã triển khai tại các đảo của mình ở Biển Đông trong nhiều thập niên qua.
Hà Nội
muốn triển khai các giàn phóng tên lửa vì họ dự kiến căng thẳng gia tăng sau một
phát quyết cột mốc của tòa án quốc tế gây bất lợi cho Trung Quốc trong vụ
Philippines kiện, giới ngoại giao nước ngoài được Reuters dẫn lời.
Phán
quyết hồi tháng trước, vốn bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ, nói không có cơ sở
pháp lý đối với các tuyên bố lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền ở phần lớn Biển
Đông.
Việt
Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa trong
khi Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền tại một số khu vực.
Đây là
phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được gửi Reuters qua fax:
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi
đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.
Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm
đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều
động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa.”
Hoa Kỳ
nói đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này.
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các
bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng,
thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để
tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ cho biết.
Hệ
thống tối tân
Biển Đông
Giới chức
ngoại giao và các nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng các giàn phóng tên
lửa là một phần của hệ thống pháo đối đất tối tân có tên gọi EXTRA mà Việt Nam
đã mua của Israel gần đây.
EXTRA
được cho là có độ bắn chính xác trong phạm vi 150 km với các loại đầu đạn 150
kg có thể mang chất nổ hay bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Hoạt động
cùng với thiết bị bay nhắm bắn, hệ thống này có thể tấn công cả tàu lẫn mục
tiêu trên bộ.
Điều
này có nghĩa là các đường băng 3.000 mét và những cơ sở của Trung Quốc trên Đá
Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn (theo cách gọi của Việt Nam) đều nằm trong tầm
ngắm tại 21 đảo và bãi ngầm mà Việt Nam đang kiểm soát.
Trong
khi Việt Nam có tên lửa lớn hơn và tầm xa hơn của Nga đề phòng vệ biển, hệ thống
EXTRA được coi là dễ di chuyển và hiệu quả để chống lại chiến dịch đổ bộ. Nó sử
dụng hệ thống radar nhỏ gọn, do đó không cần hậu cần cồng kềnh - và cũng phù hợp
để triển khai trên các đảo và bãi ngầm.
Hiện
chưa có dấu hiệu cho thấy các giàn phóng này đã được bắn thử hoặc được di chuyển.
Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa khi tập trận
tại Biển Đông ngày 12/07/2016
Vào năm
1988, Trung Quốc chiếm đảo tại Trường Sa lần đầu tiên sau hải chiến với hải
quân khi đó còn yếu của Việt Nam. Sau cuộc tấn công này, Việt Nam cho biết 64
binh sĩ mang vũ khí sơ sài thiệt mạng khi họ cố gắng bảo vệ cờ cắm trên bãi Gạc
Ma (theo cách gọi của Việt Nam) - một biến cố mà Hà Nội vẫn cảm thấy đau xót.
Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã và đang cải thiện đáng kể năng lực hải quân của
mình trong chiến lược hiện đại hóa quân sự qui mô hơn, bao gồm việc mua sáu tàu
ngầm Kilo hiện đại của Nga.
Carl
Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng
việc Hà Nội triển khai giàn phóng tên lửa cho thấy tính nghiêm trọng về mức độ
quyết tâm của Việt Nam muốn răn đe quân sự với Trung Quốc ở mức nhiều nhất có
thể.
"Đường
băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là một thách thức
trực tiếp đến Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng biển và bầu trời phía nam của họ,
và họ cho thấy họ đang chuẩn bị để đối phó với mối đe dọa đó," ông Thayer
nói. "Trung Quốc nhiều khả năng không xem đây là việc phòng thủ gì cả, và
động thái này có thể đánh dấu một giai đoạn mới về quân sự hóa quần đảo Trường
Sa".
Trevor
Hollingsbee, một cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân của Bộ Quốc phòng
Anh, nói ông tin rằng việc triển khai này cũng có một yếu tố chính trị, một phần
làm giảm mối lo sợ tạo ra bởi triển vọng có các căn cứ lớn của Trung Quốc ở khu
vực vùng biển tại Đông Nam Á.
"Người ta thấy các điểm yếu tiềm năng mà
trước đây không tồn tại - đó là một diễn biến phức tạp có tính đột biến trong một
đấu trường mà Trung Quốc đang áp đảo," ông nói.
-------------------------------
By Greg Torode HONG KONG (Reuters) - Vietnam has
discreetly fortified several of its islands in the disputed South China Sea
with new mobile rocket launchers capable of striking China's runways and
military installations across the vital trade route, according to Western
officials. Diplomats and . . .
Reuters
No comments:
Post a Comment