Ngọc Việt
08:00 14/08/16
(GDVN)
- Tại Việt Nam có không ít cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền vẫn nhận thức
hết sức mơ hồ về nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc.
VOA
ngày 8/12/2015 đưa tin. một số người dân Đà Nẵng đã né luật để giúp người Trung
Quốc mua đất ven biển hướng ra Biển Đông. Trước thông tin này, nhiều người nhận
định đây là hành vi rất tai hại cho đất nước Việt Nam.
Song với
người viết thì hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của một nhóm người Việt Nam
“không yêu nước” ấy không quá nguy hại, bởi lẽ nó có thể ngăn chặn được. Sự
nguy hại thực sự lại nằm ở phía sau hành động của người Trung Quốc.
Như người
viết từng phân tích qua bài “Quy
trình ngược tinh vi”, Trung Quốc luôn tìm cách hợp pháp hoá những hành vi
gây hại của họ, để từ đó triệt hạ đối phương một cách dễ dàng và tác hại đạt mức
cao nhất.
Khi đối
phương ngấm đòn thì họ bắt đầu gây nhiễu loạn, từ đó tạo ra hiệu ứng phải điều
chỉnh cơ chế quản lý của cả một quốc gia để đối phó với “nhân tai” Trung Quốc.
Lúc đó một “ma trận phá hoại” được người Trung Quốc giăng ra với bao hệ luỵ cho
cả một đất nước.
Người
Trung Quốc có thể thay đổi sở hữu tại một vài doanh nghiệp Việt Nam, khiến cho
luật pháp của Việt Nam phải bổ sung, sửa đổi nhưng không dễ ngăn chặn. Ảnh minh
họa: pbs.org
Trong
bài “Cần
cảnh giác với ma trận phá hoại kinh tế Việt Nam từ Trung Quốc”, người viết
đã phân tích, sự nguy hiểm bởi “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là, chỉ
cần vài tác nhân mang “yếu tố” Trung Quốc gây hại đã có thể khiến cả một nền
kinh tế phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.
Và theo
cá nhân người viết thì có thể nhận diện, hiện nay kinh tế Việt Nam đã bị hoành
hành bởi cái “ma trận phá hoại” ấy của người Trung Quốc.
Theo
VnExpress, ngày 26/7 vừa qua, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu
tư Đà Nẵng đã cho biết, chỉ cần góp vốn, mua cổ phần rất nhỏ tại các doanh nghiệp,
dự án...nhiều người Trung Quốc đã có thể trở thành nhà đầu tư, sử dụng đất tại
Việt Nam.
Song
nhiều người đến Đà Nẵng không phải để kinh doanh, mà là muốn có giấy chứng nhận
đầu tư để làm việc khác. Và ông Sơn đã đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư
năm 2014 của Việt Nam. [2]
Trong
khi đó, ông Lưu Phước Lộc - Giám đốc Công ty chế biến gỗ Mtrade, Phó Chủ tịch
Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cũng cho biết, hiện nay đang
có làn sóng các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc đầu tư vào tỉnh Bình Dương.
Nguy hại
là ở chỗ họ đội lốt doanh nghiệp Việt Nam, mang hàng hoá gần như thành phẩm
sang hoàn tất, để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu. Ông Lộc đề xuất Bộ Công
thương nên có chính sách về xuất xứ rõ ràng hơn. [4]
Như vậy
là hệ thống luật pháp Việt Nam phải có những bồ sung, sửa đổi để có thể tránh
thiệt hại cho kinh tế - xã hội vì những yếu tố gây hại từ Trung Quốc.
Tuy
nhiên, đối phó virus từ “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là cực kỳ khó
khăn, trong khi đó Việt Nam lại có thể phải gánh hậu quả, bởi những biện pháp
phá “ma trận phá hoại” có nguy cơ làm thiệt hại cho những đối tác quan trọng
khác của Việt Nam.
Trung
Quốc "nẫng tay trên" những lợi ích to lớn của người dân, doanh nghiệp
Việt Nam từng ngày
VOA
ngày 18/12/2015 dẫn lời một nhà hoạt động xã hội Nhật Bản cho biết, các cánh
tay của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam là rất đáng lo ngại.
Điều
nguy hiểm là người Trung Quốc đang gây thiệt hại cho người dân, cho doanh nghiệp
Việt Nam một cách rõ ràng, không cần sự tiếp tay của người Việt Nam.
Hành động
của họ rất cụ thể nhưng các cấp chính quyền Việt Nam không thể ngăn chặn hay xử
lý, bởi lẽ nó không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Điều đó cho thấy,
lợi ích của Việt Nam đang bị mất đi một cách "hợp pháp."
Theo
Infornet, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng cho biết,
Luật Đất đai của Việt Nam không cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai tại Việt
Nam.
Vì vậy,
người Trung Quốc mua cổ phần hay liên doanh với công ty trong nước theo tỳ lệ,
bên Việt Nam 51% nhưng góp vốn bằng quyền sử dụng đất - bên Trung Quốc 49%. Từ
đó hình thành nên doanh nghiệp đầu tư trong nước và được cấp phép hoạt động.
Tuy
nhiên, khi đi vào hoạt động, phía Trung Quốc mua hết 51% cổ phần của phía Việt
Nam, điều đó được Luật Doanh nghiệp cho phép.
Lúc này
doanh nghiệp đã trở thành “mình
ong xác ve” – doanh nghiệp trong nước nhưng thuộc sở hữu 100% của người
Trung Quốc, trong đó bao gồm cả quyền sử dụng đất.
Thế là
người Trung Quốc có thể sở hữu đất hợp pháp dưới danh nghĩa doanh nghiệp, nhưng
luật pháp Việt Nam lại không thể điều chỉnh hành vi này.
71
người Đà Nẵng đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc. Ảnh: Hữu Khá /
Báo Tuổi Trẻ.
Và
không chỉ dừng lại ở việc sở hữu đất, người Trung Quốc còn tìm cách trốn thuế.
Điều 46 Nghị định 118 quy định các tổ chức khi mua cổ phần, góp vốn thì không cần
thay đổi giấy chứng nhận đầu tư. Điều này khiến cho nhà đầu tư Trung Quốc thực
hiện chuyển nhượng nội bộ để trốn thuế.
Dù nhận
diện được sự thay đổi sở hữu chủ, nhưng không có căn cứ xác định hoạt động chuyển
nhượng, vì thế có vụ chuyển nhượng giá trị ngàn tỷ VND không thu được thuế. [3]
Còn
theo ông Lưu Phước Lộc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh
Bình Dương, nếu không có biện pháp cụ thể, rất có thể các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam sẽ “chết”.
Doanh
nghiệp Việt Nam bị mất đơn đặt hàng hằng ngày, khiến cho thị trường thì còn đó,
nhưng miếng bánh đã nằm trong tay người khác. Doanh nghiệp Trung Quốc mang danh
doanh nghiệp Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu và khi TPP có hiệu lực
thì Trung Quốc sẽ lấy hết lợi thế ưu đãi của Việt Nam. [4]
Mớ
bòng bong bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật để phá “ma trận phá hoại” của
Trung Quốc và hệ luỵ cho kinh tế đất nước
Có thể
thấy rằng, gánh nặng pháp lý hay nói cách khác là những quy định nhiều phân đoạn
của pháp luật Việt Nam đang là rào cản đối với các nhà đầu tư, cả trong nước và
quốc tế.
Chính
phủ kiến tạo vừa mới kiện toàn, đang đặt mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính,
cắt giảm nhiều tầng nấc trong quản lý, bãi bỏ nhiều quy định “con” để Việt Nam
có hành lang pháp lý thông thoáng, thu hút và khuyến khích đầu tư.
Vậy mà
khi chưa cắt giảm được bao nhiêu thì “ma trận phá hoại” của Trung Quốc đã làm
phát sinh thêm nhiều quy định.
Song bổ
sung ra sao, sửa đổi như thế nào, để quy định của pháp luật không còn là rào cản
đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như hợp tác – đầu tư thì không dễ
nhận diện và thực hiện.
Sẽ có
tình trạng “9 người 10 ý” trong việc đề xuất bổ sung, sửa đổi quy định của luật
pháp để đối phó với “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Không
những vậy, một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể được điều chỉnh bởi nhiều loại
quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó có liên
quan, từ đó sẽ có những bất khả kháng trong bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật
vì “lợi bất cập hại” cho đất nước.
Từ thực
tiễn đó, việc nhận diện yêu cầu bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật trở thành mớ bòng bong với cơ quan quản lý nhà nước. Xin đưa ra ví dụ thực
tế.
Theo
VnExpress, tại buổi làm việc giữa đoàn công tác trung ương với UBND thành phố
Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch & đầu tư Đà Nẵng đề nghị cần sửa đổi, bổ sung
Luật Đầu tư quy định thời hạn hoạt động tối đa cho các dự án nhỏ, để cơ quan cấp
chứng nhận đầu tư có cơ sở xử lý.
Cần bổ
sung quyền cho cơ quan đăng ký đầu tư xem xét về tính khả thi, khả năng đáp ứng
tài chính, để xem xét và quyết định đối với các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài…[2]
Có lẽ,
chỉ cần nhìn vào vài nội dung đề xuất bổ sung, sửa đổi Luật Đầu tư là có thể
khiến cho nhiều nhà đầu tư ái ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, vì nó
quá nhiêu khê với người làm ăn chân chính.
Còn những
đề xuất thì không thực tế, thậm chí trái với nguyên lý hoạt động kinh tế. Bởi lẽ,
một nhà đầu tư có thể bắt đầu với một dự án nhỏ thăm dò, khi đó họ phải được tạo
điều kiện tốt, như vậy từ đó họ mới có niềm tin để quyết định mở rộng đầu tư.
Trong
khi đó, theo ông Lưu Phước Lộc thì mục đích của các doanh nghiệp Trung Quốc là
họ muốn lấy C/O (xuất xứ) của Việt Nam, nên để ngăn chặn tình trạng này Bộ Công
Thương phải có quy định với mẫu C/O cụ thể.
Chẳng hạn,
bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo từng
tỷ lệ: 100%, 70% và 50%. Còn đối với những sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa dưới
30% thì dứt khoát không cấp C/O. [4]
Đề xuất
của ông Lưu Phước Lộc nghe thì có vể hợp lý nhưng không thực tế, bởi lẽ doanh
nghiệp nước ngoài muốn nội địa hoá thì phải từng bước để kiểm tra khả năng và
giúp người Việt Nam làm quen với công nghệ của họ.
Do vậy
khởi đầu cho một quy trình sản xuất, tỷ lệ nội địa hoá có thể sẽ thấp hơn 30%.
Thế là một rào cản với hội nhập đã được dựng lên cho nhà đầu tư và đương nhiên
thiệt hại cho kinh tế Việt Nam là rất lớn.
Rõ
ràng, việc đối phó với “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc quả là nan giải.
Càng tìm cách ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại từ người Trung Quốc thì ngược lại
càng làm tăng nguy cơ gây thiệt hại cho những đối tác khác.
Cái “ma
trận phá hoại” đã đưa việc bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật, đưa quá trình
hoàn thiện cơ chế quản lý tại một quốc gia vào “mê hồn trận” với cái tỉ lệ nghịch
chết người: Nếu giảm thiệt hại từ Trung Quốc sẽ tăng thiệt hại từ đối tác khác.
Làm
sao phá được “ma trận phá hoại” của Trung Quốc để tránh hậu hoạ cho đất nước?
Có thể
thấy rằng, việc nhân diện nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là
chậm và bị động với cả hệ thống doanh nghiệp và cơ quan chức năng tại Việt Nam.
Tất cả
những đề xuất bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật đều ở tình trạng chống
chứ không còn thời gian để phòng nữa. Khi cơ quan chức năng hay doanh nghiệp dựa
trên thực tế thiệt hại để đề xuất giải pháp thì giải pháp sẽ không thực tế và
không kịp thời.
Như người
viết đã từng phân tích, “ma
trận phá hoại” từ Trung Hoa đại lục đã là những loại virus có thể phá
hoại khắp thế giới. Do vậy, đối phó với nó thì phải bắt đầu từ nhận diện nguy
cơ tiềm tàng.
Người
Trung Quốc đã chuẩn bị mọi kế sách thâm sâu cho việc hình thành “ma trận phá hoại”.
Vì vậy muốn đối phó hiệu quả thì phải có một hệ thống bao gồm cả giải pháp,
phương pháp, biện pháp khoa học và thực tế. Song quan trọng nhất vẫn là nhận thức
vấn đề.
Hiện
nay, tại Việt Nam có không ít cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền vẫn nhận
thức hết sức mơ hồ về nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc.
Xin lấy
một ví dụ. Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cho rằng, TPP là
con dao hai lưỡi, bởi nếu doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi do Hiệp định
này mang lại thì sẽ thành công, nhưng với tình trạng hiện nay thì doanh nghiệp
Trung Quốc sẽ lấy hết lợi thế ưu đãi đó.
Vậy
nhưng, bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương
lại nhận định rằng, khi TPP được thông qua, sản phẩm xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ đều phải đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ, nên các doanh nghiệp hoàn
toàn có thể yên tâm. [4]
Điều
này cho thấy bà Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận diện “ma trận phá hoại”
chỉ gây hại ở nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá và chỉ với thị trường trong TPP.
Trong
khi TPP thì chưa vận hành, nhưng hàng ngày hàng giờ virus từ “ma trận phá hoại”
đang gây thiệt rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và đất nước.
Rõ
ràng, với nhận thức mơ hồ và có vẻ rất bàng quan ấy thì có thể nhận diện Việt
Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho virus từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc sinh
sôi nảy nở và khẳng định sức tàn phá của nó.
Với nhận
thức như vậy, có thể khiến Việt Nam “chưa đánh đã thua” khi phá “ma trận phá hoại”
Trung Hoa.
Người
viết cho rằng, không thể liệt kê những kẽ hở của luật pháp Việt Nam khiến cho
virus tử thần từ “ma trận phá hoại” Trung Hoa, bởi lẽ những bổ sung, sửa đổi sẽ
lên đến con số hàng trăm ngàn khoản mục và như thế “mê hồn trận” càng khủng khiếp
hơn.
Do vậy,
nhận diện bản chất vấn để qua triết lý kinh doanh và cơ chế hợp tác của người
Trung Quốc là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng kế sách phá “ma trận phá
hoại” Trung Hoa.
Có thể
thấy rằng, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào Trung
Quốc, nhưng chính phủ Singapore vẫn có thể xây dựng đất nước Singapore thành bến
đậu tốt nhất cho mọi con thuyền lợi ích thả neo.
Vì vậy,
Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Singapore trong quá trình đối
phó với “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
*
Tài
liệu tham khảo:
No comments:
Post a Comment