J.B Nguyễn Hữu Vinh
Thứ Ba,
08/09/2016 - 16:18 — nguyenhuuvinh
“Mọi
con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác.” ―
George Orwell, Animal Farm
Trên mạng
xã hội vài ngày nay nóng lên bởi tin tức và hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đến thăm phố cổ Hội An. Đoàn xe hùng hậu mấy chục chiếc xe láng bóng, mang
biển xanh rầm rộ chạy trên con đường Trần Phú, con đường thuộc phố đi bộ Hội An
đã được gắn biển cấm tuyệt đối tất cả các loại xe cơ giới.
Điều
người ta đặt ra là phải chăng, lệnh cấm, biển báo đó không có tác dụng với Thủ
tướng chính phủ? Phải chăng, đã là Thủ tướng, thì không còn là công dân Việt
Nam? Bởi Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nếu Thủ
tướng chính phủ không còn là công dân Việt Nam, thì ông ta là người nước nào?
Còn nếu ông ta là công dân Việt Nam, thì tại sao ông ta không chấp hành luật
pháp VN một cách nghiêm túc để làm gương trong một "Nhà nước pháp quyền
XHCN". Hay bởi nhà nước pháp quyền mang đuổi XHCN nên mới có tình trạng
này?
Nhìn những
hình ảnh này, chợt nhớ đến những câu chuyện tuyên truyền mà người dân Việt Nam
một thời đã được học từ khi mới bắt đầu biết chữ.
Chuyện
Lenin trong hiệu cắt tóc và Hồ Chí Minh trước đèn đỏ
Thuở nhỏ,
khi chúng tôi đến trường, sách giáo khoa có câu chuyện " Lenin trong hiệu
cắt tóc".
Tác giả
"Những mẩu chuyện về Lenin" dành cho lứa tuổi mẫu giáo thời những năm
40 của thế kỷ trước là nhà văn Mikhail Zoshenco (Михаил Зощенко 1894-1958) đã
viết mẩu chuyện này và Việt Nam đưa vào sách giáo khoa dạy cho trẻ em.
Câu
chuyện như sau: "Hiệu cắt tóc trong tiệm Krem-li lúc ấy rất đông
khách. Mọi người ngồi theo thứ tự trước sau. Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới
lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa bước vào. Tất cả mọi người trong
phòng cắt tóc đều đứng dậy chào: Kính chào đồng chí Lê-nin !
Lê-nin chào lại mọi người và hỏi: Tôi phải xếp hàng sau ai nhỉ ? Mọi người thấy Lê-nin là vị đứng đầu Chính phủ, rất nhiều việc, nếu để đồng chí phải xếp hàng theo thứ tự thì mất nhiều thì giờ, nên tất cả cùng nói :
- Không ngại ạ. Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước!
Song Lê-nin nói :
-Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!
Nói xong, đồng chí kéo ghế ngồi và lấy tờ báo trong túi ra xem..."
Lê-nin chào lại mọi người và hỏi: Tôi phải xếp hàng sau ai nhỉ ? Mọi người thấy Lê-nin là vị đứng đầu Chính phủ, rất nhiều việc, nếu để đồng chí phải xếp hàng theo thứ tự thì mất nhiều thì giờ, nên tất cả cùng nói :
- Không ngại ạ. Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước!
Song Lê-nin nói :
-Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!
Nói xong, đồng chí kéo ghế ngồi và lấy tờ báo trong túi ra xem..."
Câu
chuyện trên, sau này nhiều người vẫn nhớ và hài hước rằng đó là chuyện bịa, chỉ
nhằm để tuyên truyền chứ Lenin làm gì có tóc mà cắt!
Dù câu
chuyện trên có thật hay không, nhưng với hệ thống tuyên truyền của Cộng sản, đó
vẫn là một bài học để nhân vật Lenin được phong thánh.
Có lẽ
thời đó viết để "tô lục chuốc hồng" nhằm "phong thánh" cho
các lãnh tụ cộng sản đang là mốt, nên Việt Nam cũng xuất hiện cuốn sách "Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" 1948 - (cuốn
sách đề tác giả là Trần Dân Tiên, sau này được một số
tài liệu cho rằng của chính Hồ Chí Minh đã viết để tự ca ngợi mình?)
Thời
gian sau khi khối cộng sản sụp đổ, mớ lý thuyết tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lenin
lung lay và được thế giới cho vào sọt rác, Việt Nam sáng tác thêm bộ môn Tư tưởng
Hồ Chí Minh. Trong các câu chuyện để lại "tô lục chuốc hồng" cho cái
gọi là "Tư tưởng HCM" đó, có câu chuyện sau:
"Một
hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị
sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào
chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác
không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới
bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên
đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường
phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi
lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì
chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí
cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe
Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
-
Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông,
không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng
tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh
để xe qua".
(Theo tác phẩm những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của CTHCM)
Như vậy,
kể cả những "ông Thánh" của Cộng sản như Lenin, Hồ Chí Minh vẫn cố
tìm ra những hình ảnh về việc chấp hành pháp luật để làm gương cho dân chúng.
Vậy
nhưng, với một Thủ tướng chính phủ ngày nay, việc đó thậm chí cũng chẳng
cần?
Gian hùng và đời thực:
Quan trên trông xuống, người ta trông vào (Kiều)
Trong
văn học và lịch sử, có nhiều nhân vật gian hùng, những nhân vật đó được khắc họa
hoặc tiết lộ với những nét khác nhau. Nhưng tựu trung lại, là những hành xử để
thiên hạ không thể đánh giá tư cách và cố tạo ra sự tín nhiệm của họ tại thời
điểm đó.
Trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là một gian
hùng, chỉ vì một lời hứa với nàng Kiều - một cô gái từng ở lầu xanh - khi dụ Kiều
khuyên Từ Hải ra đầu hàng mà vẫn sợ "Nghĩ mình phương diện quốc
gia. Quan trên trông xuống, người ta trông vào" nên đã gả nàng
cho người thổ quan để tránh thiên hạ đàm tiếu.
Hành động
của Tào Tháo khi tự xử mình vì vi phạm quân lệnh bằng cách tự cắt búi tóc thay
cho việc chặt đầu mình, nhằm "diễn" trước quân lính về việc chấp hành
kỷ luật -Người ta không biết rằng, chính ông ta đã vẽ ra những trò đó để đánh lừa
thiên hạ, quân lính. Đó là hành động của một gian hùng.
Người
ta thấy hình ảnh Hồ Chí Minh rút khăn tay lau nước mắt vì những sai lầm sau cải
cách ruộng đất. Trước đó, người ta truyền tụng nhau chi tiết về việc bắn chết
bà Nguyễn Thị Năm: "Họp Bộ
Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi,
nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà,
mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.", "Người Pháp nói không nên
đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". - Theo Hồi ký của
Hoàng Tùng.
Thế
nhưng, Theo Trần
Đĩnh viết
trong hồi ký Đèn cù thì lúc bấy giờ ông là phóng viên báo
Nhân Dân được Trường Chinh cử
viết bài tường thuật về vụ đấu tố, thì Hồ Chí Minh đã bịt râu và Trường Chinh
thì đeo kính râm bí mật tới dự vụ đấu tố bà Năm. Trần Đĩnh cũng cho rằng Hồ Chí
Minh là tác giả bài báo kí tên C.B có nghĩa là "Của Bác" trên tờ Nhân
dân kết tội bà Năm. (Theowikipedia.org)
Những
nhân vật đó, nhiều khi đã biết che giấu những sự thật đằng sau, nhằm cho thiên
hạ thấy một nhân vật anh hùng, đạo đức, trong sáng... và thiên hạ cứ thế thán
phục, đi theo.
Đó là
những người, dù gian hùng, vẫn ở thế yếu.
Còn ở
đây, Thủ tướng chính phủ chỉ mấy tháng thôi đã vừa mới hai lần liền tuyên thệ: "Tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam...". Thậm chí còn trích dẫn cả Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh rằng:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
“Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
Thì cái gọi là "thần linh
pháp quyền" - "mọi người bình đằng trước pháp luật" đã
lập tức được Thủ tướng thực hiện ở hành động này tại Hội An?
Điều mà
người ta thấy rõ nhất, là ông Thủ tướng Phúc này đã không thèm diễn, không thèm
giữ ý hoặc giả vờ giữ ý để đàn em "học tập và làm theo".
Chẳng
sao cả, thiên hạ phê phán thì cứ phê phán, chửi thì cứ chửi. Bởi xưa nay, đã có
ai chết vì chửi bao giờ.
Phải
chăng, đã đến lúc những lãnh đạo Việt Nam chẳng việc gì phải diễn, giữ ý trước
công chúng? Chẳng việc gì phải đi "học tập và làm theo" cái thói gian
hùng.
Có lẽ
điều này đúng. Khi đã có sẵn trong tay nhà tù, dùi cui, súng đạn... thì dân
chúng đồng ý hay không đâu có là chuyện quan trọng. Bao người thò mặt ra đâu
thì dân chửi ở đó.
Nhưng
có sao đâu, đảng vẫn tín nhiệm, và vẫn cứ nhăn nhở trước công chúng, đã ai làm
gì được?
Vậy thì
sao lại cứ phải diễn, sao lại không thật thà với chính bản chất của mình?
Nếu
đúng vậy, thì tôi phục ông Thủ tướng ở sự thật thà này.
Hà Nội,
ngày 9/8/2016
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
------------------------
BÀI LIÊN QUAN :
VietTuSaiGon | Thứ
Năm, 08/11/2016 - 06:59 — VietTuSaiGon
.
Phạm Thanh Nghiên |
10-8-2016
.
.
No comments:
Post a Comment