Wednesday 24 August 2016

CHIẾN TRANH & HÒA BÌNH Ở CHÂU Á (Gideon Rachman - Financial Times)





Gideon Rachman - Financial Times
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

VNTB) - Sự phát triển của khu vực này đang đảo lộn trật tự toàn cầu và kết thúc sự thống trị của Phương Tây.

Trong lịch sử Trung Quốc, du khách nước ngoài thường bị coi là "man rợ" và phải có nghĩa vụ cống nạp cho hoàng đế. Những điều này có thể bị tái diễn trong cách mà các nhà lãnh đạo hiện đại của Trung Quốc nhìn với phần còn lại của thế giới, như tôi phát hiện trong tháng 11 năm 2013, khi tham gia vào một phái đoàn ngoại quốc được tiếp đón bởi Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Có rất nhiều người nổi tiếng trong phái đoàn đó, bao gồm cựu thủ tướng Anh Gordon Brown và cựu thủ tướng Italy Mario Monti của Italy và một số tỷ phú phương Tây. Tuy nhiên, những nhà tài trợ nước ngoài được đối xử giống như đối xử với học sinh.

Đầu tiên, chúng tôi được dẫn vào khu vực trung tâm của Đại lễ đường Nhân dân, sau đó chúng tôi xếp hàng trên băng ghế để chụp ảnh với Tập. Sau một thời gian ngắn, Tập vào căn phòng và bắt tay với vài người ( "Tôi chạm vào ông ta," Francis Fukuyama, một học giả nổi tiếng, nói với sự kinh ngạc)- trước khi tạo dáng chụp ảnh.

Một vài phút sau, ông ta bắt đầu nói. Ngồi ở trung tâm của phòng tiệc, với bức tranh tường khổng lồ Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc phía sau, đèn chùm phía trên ông ta, và một nửa vòng tròn với các cựu lãnh đạo phương Tây trước mặt, Tập bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách nhắc nhở khách của mình rằng "Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại với hơn 5.000 năm lịch sử". Đó là, theo một số khía cạnh, một câu mẫu. Tuy nhiên, nhận thức về hàng ngàn năm lịch sử của Trung Quốc là nền tảng cho sự hiểu biết của chính đất nước này. Một điều không tránh khỏi rằng Trung Quốc, theo một số cách, nhìn nhận Mỹ như là một quốc gia mới nổi - một quốc gia mới tồn tại ít hơn 250 năm, ngắn hơn so với hầu hết các triều đại Trung Quốc.

Nỗ lực của Tập để xây dựng một Trung Quốc giàu có và hùng mạnh là chủ đề trung tâm của bài phát biểu. Một trong những khẩu hiệu yêu thích của Tập mà ông đã cố gắng nói ra nhiều lần trước các vị khách nước ngoài của mình, là sự “hồi sinh vĩ đại" của dân tộc Trung Hoa. Tuy nhiên, ông ta cũng tìm cách trấn an các vị khách rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dẫn đến xung đột với thế giới bên ngoài - "Tất cả chúng ta cần phải làm việc với nhau để tránh cái bẫy Thucydides - sự căng thẳng tiêu cực giữa một quyền lực mới nổi và một quyền đã được thiết lập," ông ta nhấn mạnh.

Việc Tập nhắc đến “bẫy Thucydides" cho thấy ông ta (hoặc cấp dưới) đã theo dõi tranh luận ở Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Graham Allison, một giáo sư Đại học Harvard, đã đưa ra cụm từ với tham chiếu đến quan sát của các nhà sử học Hy Lạp cổ đại rằng chiến tranh giữa Athens và Sparta vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên đã được gây ra bởi sự sợ hãi của Athens đối với sự lớn mạnh của Sparta. Ông đã tính toán được rằng 12 trong số 16 trường hợp kể từ năm 1500, cuộc đối đầu giữa một cường quốc và một quyền lực đang lên đã kết thúc bằng chiến tranh.

Mặc cho các nỗ lực xoa dịu của Tập, không có nghi ngờ về những căng thẳng chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong những năm qua, Trung Quốc đã cố gắng để khẳng định yêu sách chủ quyền của nước này ở hầu hết vùng Biển Đông bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên khắp Thái Bình Dương. Đáp lại, lực lượng hải quân Mỹ đã cố tình đưa tàu chiến qua những vùng biển tranh chấp - khiến Bắc Kinh tức giận.

Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những chủ đề nổi bật và nguy hiểm nhất trong chính trị quốc tế. Nhưng căng thẳng gia tăng ở Đông Á chỉ là một phần của một câu chuyện lớn hơn. Những năm Obama tại vị gắn với một loạt thách thức đối với sự thống trị của Tây ở chính trường quốc tế. Tại Trung Đông, một hệ thống nhà nước- chủ yếu được xây dựng bởi Anh và Pháp vào đầu thế kỷ 20 - và sau đó được duy trì bởi sức mạnh của Mỹ sau năm 1945 - hiện đang đổ nát, trong bối cảnh bạo lực và tình trạng hỗn loạn chính trị. Tại châu Âu, sự chiếm đóng của Nga ở Crimea vào năm 2014 đánh dấu sự sáp nhập lãnh thổ bắt buộc đầu tiên trên các vùng đất rộng châu Âu kể từ năm 1945.

Sợi chỉ đỏ nối các cuộc khủng hoảng khu vực là sự bất lực ngày càng tăng của phương Tây để điều khiển như một thế lực hùng mạnh và ổn định trong việc áp đặt trật tự lên một thế giới hỗn loạn. Tại Mỹ, nhiều nhà phê bình Tổng thống Barack Obama thường lập luận rằng sự yếu đuối của phương Tây là lỗi của Obama. Nhưng trong thực tế, đó là do sự can thiệp của lịch sử, một sức mạnh sâu sắc hơn nhiều. Trong hơn 500 năm, kể từ khi bình minh của thời thuộc địa châu Âu, số phận của các nước và các dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ đã được định hình bởi sự phát triển và các quyết định được thực hiện tại châu Âu và sau đó là Mỹ. Nhưng sự thống trị của Tây phương trong nhiều thập kỷ đã đến hồi kết. Nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi này là sự phát triển kinh tế vượt bậc ở châu Á trong 50 năm qua. Quyền lực chính trị của phương Tây được thành lập trên sự thống trị công nghệ, quân sự và kinh tế - nhưng những lợi thế này đã xói mòn nhanh chóng. Và hậu quả đang được cảm nhận trong nền chính trị toàn cầu.

Ý tưởng cho rằng sự trỗi dậy của châu Á có thể một ngày nào đe dọa sự thống trị vị thế địa chính trị của Tây vẫn có vẻ giống như một triển vọng đơn lẻ khi tôi lần đầu tiên đến châu Á như một phóng viên nước ngoài vào năm 1993. Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai chữ số, nhưng nó vẫn còn là một quốc gia nghèo. Thậm chí ở Thượng Hải, thủ đô thương mại của nước này, vẫn có nhiều xe máy hơn xe ô tô trên đường phố. Các toà nhà chọc trời của Pudong, mà ngày nay tượng trưng cho sự giàu có của thành phố - không được thực hiện bởi bản vẽ của kiến ​​trúc sư. Thậm chí đã có những căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng, vào năm 1996, khi Bắc Kinh cố gắng đe dọa Đài Loan bằng việc bắn thử tên lửa trong vùng biển xung quanh "tỉnh nổi loạn" của mình, Mỹ nhanh chóng điều động tàu sân bay đến khu vực - và Bắc Kinh rút lui. Vẫn không có nghi ngờ rằng nước Mỹ là siêu cường duy nhất.

Hai mươi năm sau, Trung Quốc đang thách thức sự cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương với quyết tâm lớn hơn nhiều. Nhưng để thực sự hiểu được ý nghĩa của thời đại chúng ta đang trải qua, bạn cần phải đi trở lại thời kỳ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu. Vào đầu những năm 1400, Trung Quốc và thế giới Hồi giáo đã ở mức độ quyền lực kinh tế và chính trị ít nhất tương đương với châu Âu. Cán cân quyền lực toàn cầu bắt đầu thay đổi với những hành trình khám phá vĩ đại của châu Âu trong những năm 1490s. Trong năm 1492, Christopher Columbus, nhà thám hiểm người Genova làm việc cho vương triều Tây Ban Nha, vượt Đại Tây Dương. Trong năm 1498, Vasco da Gama, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha, đến Ấn Độ.

Qua nhiều thế kỷ tiếp theo, bước tiến của châu Âu trong quân sự, đi biển và công nghệ công nghiệp cho phép các quốc gia châu Âu khác xây dựng đế chế toàn cầu. Đến đầu thế kỷ 20, đế quốc Anh một mình bao phủ gần một phần tư diện tích đất của thế giới.

Hai cuộc chiến tranh thế giới và một làn sóng giải phóng thuộc địa đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong nửa sau của thế kỷ 20. Nhưng sự xuất hiện của Hoa Kỳ như là sức mạnh ưu việt của thế giới, do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài sự vượt trội của phương Tây. Ngay cả Liên Xô - mà đại diện chính trị đối kháng với phương Tây trong chiến tranh lạnh - là một cường quốc châu Âu.

Trong 50 năm qua, tuy nhiên, sự thống trị của phương Tây lên nền kinh tế toàn cầu đã dần bị xói mòn. Việc chuyển đổi kinh tế của châu Á lần đầu tiên trở thành hiển nhiên tại Nhật Bản vào năm 1960 và sau đó tại Hàn Quốc, Đài Loan và các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á trong năm 1970. Từ năm 1980 trở đi, kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển ở mức hai chữ số sau bước đi tiên phong của Nhật Bản trong những năm 1960. Ấn Độ cũng tăng trưởng mạnh, mặc dù không phải là khá nhanh, sau cải cách kinh tế trong những năm đầu thập niên 1990.

Một khoảnh khắc ấn tượng đã đạt được vào năm 2014 khi IMF công bố rằng, tính theo sức mua, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ từng là nền kinh tế lớn nhất kể từ 1870; bây giờ Trung Quốc là "số một". Sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ là một phần của một sự thay đổi lớn trong sức mạnh kinh tế. Theo IMF, ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay ở châu Á. Trung Quốc đứng đầu, Mỹ thứ hai, thứ ba Ấn Độ và Nhật Bản đứng thứ tư.

Lý do cơ bản cho sự thay đổi trong sức mạnh kinh tế châu Á là đơn giản: vai trò của các con số. Đến năm 2025, hai phần ba dân số thế giới sẽ sống ở châu Á. Ngược lại, dân số Mỹ sẽ chiếm khoảng 5% phần trăm dân số thế giới và Liên minh châu Âu- khoảng 7 phần trăm.

Hans Rosling thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển đưa ra một con số độc đáo 1114 mà ông gọi la mã pin của thế giới  - có nghĩa là trong số 7 tỷ người trên hành tinh, khoảng 1 tỷ sống ở châu Âu, 1 tỷ người sống tại châu Mỹ, 1 tỷ ở châu Phi và 4 tỷ ở châu Á. Đến năm 2050, dân số thế giới có thể sẽ là 9 tỷ, và mã pin này sẽ thay đổi thành 1125, với cả châu Phi và châu Á thêm một tỷ người.

Trong nhiều thế kỷ, khoảng cách giàu nghèo và công nghệ giữa phương Tây và phương Đông đã rất lớn với việc các nước phương Tây thống trị các vấn đề quốc tế và kinh doanh - không kể sự khác biệt về dân số. Nhưng sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở châu Á trong suốt hai thế hệ vừa qua đã làm giảm khoảng cách, đủ để cho châu Á bắt đầu nắm lấy cán cân quyền lực trên thế giới.

Sự lo lắng của phương Tây về những tác động của sự trỗi dậy của châu Á đã diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Cựu tả và cực hữu với chủ nghĩa dân tộc, như được thể hiện bởi Donald Trump và Marine Le Pen –là một sự tập trung cao độ do ảnh hưởng tới đời sống của công nhân phương Tây. Tuy nhiên, như với sự thành lập của Mỹ, đó cũng là thường có xu hướng bỏ qua sự trỗi dậy của châu Á như một ảo ảnh hay một giai đoạn - điều đó không thực sự đe dọa tính ưu việt của Mỹ. Bất kỳ dấu hiệu của sự yếu kém kinh tế và chính trị ở Trung Quốc được chú ý - và không có tình trạng thiếu các dấu hiệu cảnh báo trong nước này, cả về chính trị và kinh tế, được làm nổi bật.

Nhưng, về mặt địa chính trị, một sự suy giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc hoặc châu Á sẽ không còn được biến đổi. Sự phát triển kinh tế cho phép Trung Quốc và Ấn Độ tiến tới vị thế cường quốc, đã xảy ra. Các nhà phân tích cấp cao nhất trong các chính phủ phương Tây đang hoạt động trên giả định rằng sự thay đổi trong sức mạnh kinh tế từ tây sang đông sẽ tiếp tục và thay đổi kinh tế này sẽ chuyển thành sức mạnh chiến lược. Hội đồng Tình báo Quốc gia của Mỹ (NIC), trung tâm tư duy chiến lược trong Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ, trong đó tập hợp tất cả các cơ quan tình báo của nước này, bao gồm CIA, dự báo trong năm 2012 rằng "vào năm 2030 châu Á sẽ vượt qua Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại về quyền lực toàn cầu, dựa trên GDP, quy mô dân số, chi tiêu quân sự và đầu tư công nghệ ".

NIC đã không ngại đưa ra dự báo về xu hướng này về sức mạnh của Mỹ. Cơ quan này viết rằng: "Pax Americana - kỷ nguyên của uy thế của Mỹ trong chính trị quốc tế bắt đầu từ năm 1945 - đang nhanh chóng giảm xuống." Những lời nói này, được công bố ngay trước khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama, như một lời tiên tri trong bốn năm tiếp theo . Hoa Kỳ đã đứng sang một bên trong khi chiến sự ở Syria leo thang và Nga – được coi như một cường quốc sau chiến tranh lạnh - đã một lần nữa nổi lên như là một mối đe dọa cho an ninh châu Âu.

Nhưng mối đe dọa cho Pax Americana đến từ Thái Bình Dương có thể nghiêm trọng nhất trong dài hạn. Người Mỹ biết rằng châu Á hiện nay là cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Kết quả là, một trong những chính sách quan trọng của chính quyền Obama là "trục châu Á" - chuyển giao nguồn lực quân sự và ngoại giao sang châu Á để đáp ứng với phương Đông hóa của nền kinh tế toàn cầu và những thách thức từ một Trung Quốc đang lên. Chính quyền Obama cũng đã thận trọng hơn và mang tính chiến lược trong việc sử dụng sức mạnh của Mỹ. Mỹ đã cố tình giảm việc can thiệp vào Trung Đông, một phần vì nó đang cố gắng để bảo vệ quyền lực và nguồn lực của mình cho một cuộc đấu tranh với một Trung Quốc đang lên. Tuy nhiên, sức mạnh cũng là một vấn đề của nhận thức. Vì vậy, tầm nhìn của một nước Mỹ với vai trò nhỏ hơn của cảnh sát toàn cầu ở châu Âu và Trung Đông, - trớ trêu thay - cũng gieo nghi ngờ về sức mạnh của Mỹ trong khu vực châu Á.

Khả năng của chính quyền Obama để bảo tồn Pax Americana cũng đã bị xói mòn bởi các vấn đề kinh niên của các đồng minh châu Âu của Washington. Đối với tất cả các cáo buộc "yếu kém" nhằm vào chính quyền Obama, thực tế Hoa Kỳ là luôn mạnh mẽ nhất trong liên minh phương Tây. Với nền kinh tế châu Âu đang khủng hoảng và chi tiêu quân sự của châu lục này đang giảm, Mỹ hiện chiếm gần 75% chi tiêu quân sự của NATO.

Donald Trump đã chỉ ra một số tình huống khó xử mới nổi cho sức mạnh của Mỹ trong thời đại của phương Đông hóa. Ông đã đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể tiếp tục gánh vác gánh nặng tài chính trong việc bảo vệ các đồng minh châu Âu và châu Á từ sự xâm lược tiềm năng của Nga hay Trung Quốc. Và ông cũng tự biến mình thành kẻ thù của "toàn cầu hóa" và các thỏa thuận thương mại "khủng khiếp" mà đã giúp cho sự trỗi dậy của châu Á.

Vì vậy quan điểm của Trump có thể mang cả nguy hiểm và cơ hội cho Trung Quốc. Ở bình diện địa chính trị, Trung Quốc đang vờn Mỹ ở Thái Bình Dương – điều có thể mang lại cho Bắc Kinh phạm vi ảnh hưởng mà nó ao ước ở khu vực. Nhưng ở góc độ kinh tế, sự bảo hộ rộng khắp của Trump đe dọa tất cả các nền kinh tế châu Á với việc hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ, thị trường lớn nhất thế giới.

Đối với phe Clinton và hầu hết các thiết lập của Mỹ, công thức chính trị Trump là dị biệt về địa chính trị và kinh tế. Tại đại hội đảng Dân Chủ tại Philadelphia trong tuần qua, tôi nghe nói đảng viên tích cực của chính sách đối ngoại của Mỹ, chẳng hạn như Madeleine Albright và Tom Donilon, phát biểu rằng việc duy trì thị trường mở toàn cầu và hệ thống đồng minh của Mỹ vẫn là hai cột trụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ - như từ năm 1945.

Một chiến thắng của Hillary Clinton vào tháng 11 sẽ có nghĩa là Mỹ sẽ kiên trì với công thức cố gắng- -và-tin cậy này. Nhưng việc phương Đông hóa quyền lực kinh tế và chính trị cho thấy rằng những năm của nền ưu việt phương Tây không tranh cãi đang đến hồi kết cho dù người nào chiến thắng ở Nhà Trắng.

----------------------
Gideon Rachman là trưởng bình luận ngoại giao của FT. Cuốn sách mới của ông “Phương Đông hóa” vừa được công bố tại Anh bởi Bodley Head






No comments:

Post a Comment

View My Stats