BBC
5-11-2015
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước
cần “duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị”.
Hai
nhà lãnh đạo đã hội đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội
ngày 5/11.
Ông
Trọng nói: “Hai bên cần thường xuyên duy
trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước với nhiều
hình thức linh hoạt để trao đổi tình hình và các biện pháp thúc đẩy hợp tác,
tìm biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và nảy sinh.”
Trước
đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói 'nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn
về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau'
Phát
biểu tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ông Tập nói: "Phía Trung Quốc hết sức coi trọng mối tình hữu nghị truyền thống
giữa Trung Quốc với Việt Nam, kiên trì coi quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến
lược và góc độ lâu dài, nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về
lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối
tác hợp tác chiến lươc toàn diện phát triển ổn định, lành mạnh và lâu
dài."
Một số kết quả từ
chuyến thăm ngày 5/11:
§
Hai
bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt
và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
§
Việt
Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu
USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay
ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
§
Việt
Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới
để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh
viện.
§
Hai
bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo
cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn
2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông
Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên
du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên)”.
Ông
Tập tới Hà Nội cùng phu nhân Bành Lệ Viện và một đoàn đại biểu, trong đó
có hai ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao
và Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Ra
đón ông Tập ngoài sân bay Nội Bài là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân.
Theo
lịch trình, lễ đón chính thức ông Tập Cận Bình với nghi thức cao nhất dành cho
lãnh đạo cấp cao sẽ diễn ra tại Phủ Chủ tịch lúc 15:15 chiều thứ Năm ngày 5/11.
Sau
đó ông sẽ hội kiến Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
17:30
chiều cùng ngày, ông sẽ hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Sáng
thứ Sáu 6/11, ông Tập Cận Bình sẽ tham dự cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung,
sau đó viếng thăm và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông
có cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trước khi phát biểu
khoảng 10 phút tại Quốc hội Việt Nam lúc 10:30 sáng 6/11.
Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được báo trong nước dẫn lời nói: "Việc đón tiếp ông Tập Cận Bình trong hội
trường Quốc hội được tiến hành theo nghi thức, nghi lễ của Quốc hội, đó là các
đại biểu sẽ đứng lên chào và vỗ tay".
"Sau bài phát biểu
của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ có lời đáp từ."
Cuộc
gặp cuối cùng của Chủ tịch Trung Quốc với lãnh đạo Việt Nam sẽ là vào lúc
11:00 trưa thứ Sáu với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Trước
khi ông chủ tịch Trung Quốc và đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, đã
có một số cuộc biểu tình nhỏ phản đối chuyến đi của ông ở Hà Nội và TP HCM
nhưng những cuộc này nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán.
Tình
hữu nghị 'đồng chí, anh em'
Ngay
trước thềm chuyến thăm, báo chí Trung Quốc viết nhiều bài ca ngợi điều mà họ gọi
là tình hữu nghị "vừa là đồng chí vừa là anh em" giữa hai nước láng
giềng.
Tân
Hoa Xã gọi đây là "chuyến thăm dấu mốc cấp nhà nước" và nói "thời
điểm đã chín muồi cho hai nước thêm thực chất vào quan hệ hữu nghị lâu nay.
Bài
của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói: "Sau đợt căng thẳng vì bất đồng ở Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc và
Việt Nam đang bước ra khỏi rừng rậm. Chuyến đi của Chủ tịch Tập, chỉ dấu cho
sự nhanh nhạy chiến lược của cả Bắc Kinh và Hà Nội, sẽ đem lại động lực và
tin tưởng cho quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước".
Trong
chuyến thăm hai ngày của ông Tập, hai bên được trông đợi sẽ ký kết hơn 10 thỏa
thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ quan hệ giữa hai đảng, phát triển hạ tầng,
nâng cao năng lực sản xuất tới thương mại, đầu tư và trao đổi nhân lực.
Truyền
thông Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh và Hà Nội "đừng bao giờ giảm niềm tin trước các nỗ lực gây hiềm khích" của
bên ngoài.
"Không thể bỏ
qua các quan điểm thiển cận và ác ý, để chúng dẫn dắt dư luận tới hố sâu của
đối đầu."
Báo
chí Trung Quốc không nói rõ các thế lực chia rẽ là ai.
Trong
khi đó, có ý kiến chuyên gia nói rằng chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình
có mục đích ảnh hưởng quan hệ Việt-Trung ở mức chiến lược cao nhất.
Nhà
nghiên cứu Carlyle Thayer nói ông Tập sẽ tìm cách nhấn mạnh các điểm tích cực
trong hợp tác song phương, hai bên cùng có lợi.
"Thông điệp của
ông Tập trước thềm Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam là Việt Nam sẽ được
lợi rất nhiều nếu hợp tác với Trung Quốc nhưng nếu Việt Nam gây khó thì quan
hệ hai bên cũng sẽ gặp khó khăn."
Theo
GS Thayer, Chủ tịch Tập sẽ đưa thông điệp "châu Á là của người châu Á" và "tương lai sẽ phụ thuộc vào sự trỗi dậy của Trung Quốc".
"Tuy không nói
ra trực tiếp, ông Tập sẽ đưa ra hàm ý là đừng nên trông chờ vào người Mỹ."
Giải
quyết bất đồng
Trong
quá khứ, một số cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai nước Việt-Trung đã dẫn
đến các thỏa thuận có tính bước ngoặt trong giải quyết bất đồng như về biên
giới trên bộ hay phân định Vịnh Bắc Bộ.
Tuy
nhiên giới quan sát không cho rằng chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình sẽ
dẫn tới một giải pháp chung gì cho vấn đề Biển Đông.
GS
Thayer cho rằng hai chính phủ đã có cơ chế để giải quyết từng bước vấn đề này
và có lẽ Chủ tịch Tập "sẽ khuyến
khích tiếp tục cơ chế" đó.
"Ông Tập có thể
còn thúc đẩy hợp tác khai thác chung. Chuyến thăm của ông nhằm thiết lập một
không khí thân thiện và hợp tác hơn để thảo luận chủ đề Biển Đông."
"Nói cách khác,
ông sẽ kêu gọi lãnh đạo Việt Nam hướng tới viễn cảnh trong khi giải quyết rốt
ráo tranh chấp biển đảo."
Đã
có quan ngại trong một số giới là ông Tập Cận Bình nhân chuyến đi này sẽ tìm
cách ảnh hưởng tới lựa chọn nhân sự của Đại hội XII Đảng CSVN.
Thế
nhưng ý kiến của các chuyên gia không đồng nhất về quan ngại này, nhiều người
cho rằng ông Tập sẽ không tìm cách can thiệp trực tiếp vào nội bộ Đảng CSVN
trong chuyến đi ngắn ngủi 5-6/11.
No comments:
Post a Comment