Nguyễn
Hùng
BBC
Tiếng Việt
6
tháng 11 2015
Trong
chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam, lãnh đạo cả hai phía
đều có vẻ chủ trương nhìn về "đại cục".
Đại
cục này có lẽ bao gồm cả điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng
nói - tình "hữu nghị viển vông" giữa hai láng giềng.
Ông
Tập Cận Bình mang đến Việt Nam những lời hứa và khoản viện trợ một tỷ nhân dân
tệ, chưa tới 160 triệu đô la Mỹ.
Người
Việt Nam nói "lời hứa gió bay" trong khi khoản viện trợ được nhận xét
là nhỏ nhoi so với viện trợ trực tiếp hoặc qua các định chế do Nhật, Hoa Kỳ,
Hàn Quốc... bảo trợ.
Đại
cục và tiểu cục
Mặc
dù "đại cục" được nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Trung, Tiến
sỹ Vũ Cao Phan, nói là khái niệm "mơ hồ", "tiểu cục" là những
gì dễ thấy hơn.
Tiểu
cục ở đây có thể coi là quyền của ngư dân Việt Nam được đánh cá ở ngư trường
"lịch sử và truyền thống" tại Hoàng Sa như lời ông Phan.
Có
thể đặt câu hỏi nếu ngư dân được tự do đánh cá ở Hoàng Sa và ở Biển Đông nói
chung thì nguồn lợi từ biển trong hàng chục, hay hàng trăm năm tới liệu có vượt
qua con số một tỷ nhân dân tệ, vốn là một phần của đại cục?
Và
trong tình trạng tham nhũng lan tràn như ở Việt Nam liệu có tiểu cục nào thất
thoát từ khoản gần 160 triệu đô la đó?
Trong
những ngày trước và trong chuyến thăm của ông Tập, máu
của người Việt Nam, dù chỉ là vài người, đã đổ vì bị hành hung.
Nhiều
người cũng đã bị bắt vì biểu tình chống chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc.
Mỗi
người trong số họ đều chỉ là một con số nhỏ nhoi.
Nhưng
người ta có thể đặt câu hỏi tại sao đất nước tự hào có tới "4.000 năm văn
hiến" nhưng tới giờ vẫn chưa có một ngày người dân được hoàn toàn tự do xuống
đường thể hiện sự bất đồng chính kiến.
Trên thực tế chính quyền Việt Nam với
tư tưởng cộng sản ngoại nhập đang tự trói tay chân mình trong cái nhìn về đại cục
với Trung Quốc.
Không
luật hóa biểu tình và không coi đây là một phần của nền văn hóa, Việt Nam khó
có thể nói với Trung Quốc những hành động phản kháng của người dân là
"chuyện thường ngày xảy ra ở huyện".
Không
cho phép tư nhân ra báo chí, Việt Nam khó có thể nói rằng các tờ báo phản đối
chuyến thăm của ông Tập, nếu có, không phải là do Đảng chỉ đạo.
Trong
những ngày ông Tập ở Việt Nam, dường như không một tờ báo nào dám nói ngược dù
chỉ mới mùa hè năm ngoái trang tin Một
Thế Giới còn viết:
"[Hai]
tháng qua, khi Trung Quốc ngày càng tráo trở và ngang ngược ở biển Đông, với
tham vọng bá quyền không giấu diếm, rất nhiều người dân Việt Nam nhớ về vị TBT
[Lê Duẩn] mà lịch sử đã nhìn nhận là người có đường lối cứng rắn nhất với Trung
Quốc.
"Có
lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại
câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: "Chúng ta, bằng bất
cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc".
'Ưỡn
ngực, thẳng lưng'
Nhìn
vào quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hôm nay, không ít người nghĩ rằng Bắc Kinh
đang ngồi chiếu trên còn Việt Nam đang chịu sự "dẫn dắt" của Trung Quốc.
Ngay
cả những người trân trọng tình hữu nghị Việt - Trung như Tiến sỹ Vũ Cao Phan
cũng cho rằng lãnh đạo Việt Nam chưa dám "ưỡn ngực, thẳng lưng" trước
ông Tập và các lãnh đạo Trung Quốc nói chung.
Còn
Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nói Việt Nam phải tự bảo vệ
mìnhngay cả khi Hoa Kỳ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông:
"Ở
một mức độ nào đó rất có thể Mỹ và Trung Quốc có thể có được những thỏa thuận với
nhau về chuyện phân chia ảnh hưởng về địa chính trị, về câu chuyện Trung Quốc
có thể tạm thời chấp nhận với Mỹ rằng đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ...nếu
Trung Quốc cam kết như vậy và Trung Quốc đang tỏ ra là như vậy.
"Vậy
Việt Nam chúng ta sao đây? Tàu của bè của bà con ngư dân mất ngư trường, ra
đánh bắt họ vẫn xua đuổi, họ đập phá chúng ta.
"Lúc
đấy Mỹ có bênh chúng ta không? Không bao giờ."
Tiến
sỹ Giao nói nếu đứng về phía Việt Nam Mỹ sẽ vi phạm chính sách không can thiệp
vào vấn đề chủ quyền của các nước trong khi chính bản thân Việt Nam cho tới nay
chưa tận dụng tối đa "vũ khí" pháp lý, ngoại giao trong quan hệ với Bắc
Kinh và nói thêm:
"Có
những tuyên bố của một số vị gọi là lãnh đạo Việt Nam ở những diễn đàn Đông Nam
Á có những tuyên bố hoàn toàn không hợp lòng dân một chút nào khi nói rằng 'đây
là câu chuyện trong nhà, anh em đóng cửa bảo nhau'.
"Tôi
nghĩ rằng điều này rất nguy hại cho khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của
chúng ta trong tương lai."
Chiến
lược hay chiến thuật?
Trao
đổi với BBC hôm 3/11, cựu
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ông hy vọng những gì giới
lãnh đạo Việt Nam đang làm chỉ là chiến thuật đối phó trong lúc thực lực Việt
Nam còn yếu chứ không phải là những động thái chiến lược.
Giáo
sư Thuyết cũng nói nếu căng thẳng dẫn tới xung đột vũ trang, Việt Nam cũng có
những biện pháp để bảo vệ lãnh thổ:
"Nếu
chúng ta chỉ giới hạn ở bảo vệ một hai hòn đảo, một hai bãi đá ngầm thì có thể
trong tương quan lực lượng nó không thật là tương ứng như hiện nay thì Việt Nam
có thể thua ở chỗ này hay chỗ khác.
"Nhưng
nếu chúng ta có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ thì chúng ta sẽ phải thực hiện những
cuộc phản công không phải chỉ ở trên một, hai đảo đá đó mà có thể ở diện rộng
hơn, ở trên bộ, bằng nhiều biện pháp hơn.
"Tôi
nghĩ rằng chúng ta cũng không có sợ vì lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ rằng Việt
Nam thường đứng trước một số các cường quốc, lúc đầu có thể yếu, lúc đầu có thể
là không thắng nhưng với quyết tâm của người dân, với quyết tâm của lãnh đạo, với
sự đoàn kết với quốc tế và với quyết sách khôn khéo thì chúng ta vẫn có thể
giành được thắng lợi...
"Người
Trung Quốc cũng khó thắng lắm chứ cũng không phải đơn giản."
'Bão
sẽ xóa sạch'
Điều
an ủi cho Việt Nam là lợi ích có thể coi là tiểu cục của Việt Nam lại tình cờ
trùng hợp với mối quan tâm đại cục của Hoa Kỳ tới châu Á Thái Bình Dương.
Cựu
Trung tá Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói với 10 hàng không mẫu hạm trong
tay, chưa kể tới lực lượng tàu ngầm, Hoa Kỳ muốn đảm bảo khả năng có thể triển
khai các "tài sản" này tới bất cứ đâu trong đó có khu vực Biển Đông.
Ông
nói với BBC Tiếng Việt: "Xoay trục Thái Bình Dương không phải là phản ứng
trước các sự kiện gần đây. Đó là chiến lược của Hải Quân Hoa Kỳ từ lâu nay...
"Chúng
tôi luôn chơi cờ bằng cách đi trước đối thủ 10 nước. Chúng tôi lên kế hoạch rồi
diễn tập, diễn tập, diễn tập và rồi chúng tôi thực hiện.
"Hiện
chúng tôi đang viết kế hoạch cho năm 2040 nên Xoay trục Thái Bình Dương là kế
hoạch của 10 năm trước."
Ông
cũng nói Hoa Kỳ đang giữ tới hơn 1.000 tỷ giá trị tài sản của Trung Quốc và nếu
xung đột xảy ra số tài sản này sẽ bị phong tỏa.
Còn
về các đảo đá nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa, Trung tá Tuấn nói:
"Một
trận bão lớn sẽ xóa sạch tất cả. Đó là dự đoán của tôi.
"Sóng
thần ở Nhật Bản mấy năm trước cũng khiến Nhật Bản tan hoang.
"Nhưng
Nhật là nước mạnh và họ có thể chịu được."
Đối
với một nước lớn như Hoa Kỳ hay ở góc độ nào đó như Nhật Bản và cả Trung Quốc,
dường như họ là đại cục, đại cục là họ.
Với
Việt Nam hiện tại, một nước nhỏ từng bị Trung Quốc coi là "tiểu bá"
thời cuối thập niên 70 nhưng nội lực còn nhiều vấn đề trong những năm gần đây,
đại cục có vẻ là cách lên giây cót tinh thần nhằm quên đi những vấn đề trước mắt.
Người
Việt Nam nói "tích tiểu thành đại" và có lẽ nước nhỏ như Việt Nam
càng cần chú ý tới tiểu cục như người ta chú ý tới từng chiếc đũa trong cả một
bó to.
---------------------------
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment