Nhật Báo Ba Sàm
Posted
by adminbasam on
04/11/2015
4-11-2015
Cựu
Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã có thái độ quá mềm
mỏng đối với Trung Quốc.
Phát
biểu của ông Thuyết được đưa ra trước Bàn tròn thứ Năm của
BBC Tiếng Việt được phát trực tiếp từ 19:30-20:00 ngày 5/11, ngày Chủ tịch Tập
Cận Bình tới Việt Nam và gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội.
Giáo sư
Thuyết cũng nói ông không hoan nghênh chuyến thăm của ông Tập Cận
Bình và nói thêm:
“Việc
xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong suốt quá khứ gắn liền với những người
lãnh đạo ở Trung Nam Hải và những hành động gần đây gắn liền với tập đoàn ở
Trung Nam Hải do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
“Nhưng
việc ông Tập Cận Bình được mời sang Việt Nam cũng là việc bang giao bình thường
giữa hai nước láng giềng và tôi nghĩ tập thể lãnh đạo hai nước cũng cần phải có
những sự bàn bạc, trao đổi để giải quyết vấn đề trong quan hệ hai nước.”
‘Vi
phạm trắng trợn’
Giáo
sư Thuyết cũng nói cần tránh để xảy ra chiến tranh nhưng điều này không đồng
nghĩa với việc Việt Nam quá mềm mỏng trước Trung Quốc.
“Thực
ra thì những phản ứng của Việt Nam trong thời gian qua trước những hành động
xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, thậm chí là xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam thì đối
với nhiều người người ta thấy là khó hiểu.
“Tôi
thấy tương quan lực lượng giữa hai bên cũng khá là chênh lệch và Việt Nam cũng
thực hiện chính sách khéo léo, mềm mại để giải quyết vấn đề.
“Nhưng
có thể nói đối với những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với tư tưởng bành
trướng của họ thì không thể thực hiện những phương pháp như thế được.
“Thực
ra không ai muốn chiến tranh và tốt nhất là không để xảy ra chiến tranh nhưng
chúng ta cũng có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn để đòi lại chủ quyền lãnh
thổ, hoặc ít ra khẳng định mạnh mẽ lập trường của mình trước công luận.
“Tôi
lấy thí dụ có thể hành động như Philippines, đấy cũng là một trong những phương
án mình cần phải lựa chọn để Trung Quốc họ cũng phải chùn tay khi thực hiện những
hành động khiêu khích, những hành động xâm chiếm, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam rất là trắng trợn như trong thời gian vừa qua và ngay cả hiện nay.
“Hiện
nay Trung Quốc vẫn không ngừng bồi đắp những đá nhân tạo, những đá đã chiếm của
Việt Nam, thậm chí họ còn sân bay trên những đá chiếm của Việt Nam.
“Đó
là những bước đi nguy hiểm, vi phạm công ước quốc tế.”
Trong
khi đó Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” của họ tại
các quần đảo Hoàng Sa mà hiện Bắc Kinh chiếm toàn bộ và Trường Sa nơi họ chiếm
một số ít đảo so với các nước như Việt Nam và Đài Loan.
‘Bàn
tròn thứ Năm’
Các
khách tham gia Bàn tròn thứ Năm của BBC từ 19:30-20:00 tối
5/11 sẽ thảo luận về ảnh hưởng của chuyến thăm Việt Nam lần này của chủ tịch
Trung Quốc trong bối cảnh có những lời kêu gọi tẩy chay chuyến thăm vốn diễn ra
sau khi quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ấm nóng thêm.
Tiến
sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nhận định
với BBC trong tuần trước:
“Tôi
đánh giá chuyến đi này của ông Tập Cận Bình không phải là chuyến đi chủ động mà
chuyến đi này xảy ra sau khi có chuyến đi sang Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Bởi
vì khi hạ đặt giàn khoan 981, nhiều thông tin quốc tế cho thấy phía Việt Nam và
đặc biệt là tổng bí thư cũng đã nhiều lần đề nghị tiếp xúc nhưng cũng khoảng 20
lần từ chối.
“Vấn
đề chuyến đi chỉ đặt ra gần đây nhất sau chuyến đi Mỹ của tổng bí thư, phó thủ
tướng Trung Quốc sang và thông báo ngay Tập Cận Bình sẽ sang.”
Bàn tròn
thứ Năm cũng đang mời một phó giáo sư Trung Quốc, người nói thành
thạo tiếng Việt tham gia chương trình.
_____
Mời
xem lại bài viết trước đây của TS Vũ Cao Phan:
Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình
TS
Vũ Cao Phan
Gửi
cho BBC từ Hà Nội
4-11-2015
Ông
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi mà ông đã được Tổng thống Barack
Obama đón tiếp khá thẳng thắn.
Tổng
thống Mỹ nói với ông Tập hôm
25/9: “Dù rằng hai quốc gia hợp tác với nhau, song tôi tin và biết rằng ông sẽ
đồng ý việc chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng
thắn” và một trong những bất đồng này được dư luận và các giới hiểu, đó chính
là tham vọng và hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua cho tới hiện
nay, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trên Biển
Đông.
Ông
Tập Cận Bình lại sắp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong bức thư ngỏ với
tư cách một kiến nghị gửi tới Ban lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, tôi muốn
nhấn mạnh trước hết với các vị điểm sau này.
Những
dịp như chuyến thăm của ông Tập, nếu diễn ra theo dự kiến, là hiếm và tôi cho rằng
đó là cơ hội rất tốt để lãnh đạo cấp cao hai bên có thể trao đổi thẳng thắn, đặt
lên bàn những vấn đề vốn đã và vẫn đang là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa
hai nước. Khi Việt Nam là chủ nhà, nghị trình và nội dung làm việc chắc chắn sẽ
có được sự chủ động, kể cả sự kiên trì cần thiết.
Tôi
tin là Ban lãnh đạo nước nhà đã và đang có sự chuẩn bị. Là một công dân, xin được
đề xuất một số ý kiến.
Trước
hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển
Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu
vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài
nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung
Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef),
làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
Ta
nói, ta nghe?
Tranh
chấp chủ quyền biển đảo có hai tư cách có ý nghĩa quyết định: một, đó là vấn đề
khởi nguồn của mọi vấn đề; hai, và do đó nếu giải quyết được (cho dù ở một phạm
vi hạn chế và dù chưa thật thỏa mãn cho tất cả các bên), nó sẽ quyết định đến sự
yên tĩnh của Biển Đông. Tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực đều coi trọng
điều này, Trung Quốc càng như vậy.
Khi
Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” thì
có nghĩa ông ta bảo với thiên hạ rằng vấn đề chủ quyền đã xong, nó thuộc về
Trung Quốc. Gần đây, phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức tại
Đại học Thanh Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn đi xa hơn. Ông nói,
Trung Quốc không thể nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, chỉ đơn giản là nếu
làm khác thì “sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ông bà tổ tiên” (!)
Không
thể đấu lại Trung Quốc bằng cả mồm miệng lẫn tay chân, Philippines quyết định
đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài quốc tế. Còn Việt Nam? Nước Việt Nam giải quyết
vấn đề chủ quyền bằng sự “đồng lòng một ý chí” hướng về Biển Đông, hướng về
Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta triển lãm các bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền,
chúng ta đặt tên Hoàng Sa, trồng cây Trường Sa ở nơi này nơi khác, hát những
bài hát về Biển Đông và: “Đời ta không xong thì đến đời con, đời con không xong
thì đến đời cháu, đời cháu không…”, đại loại là như vậy.
Tất
cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta
nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế
giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép
thắng lợi tinh thần.
Không
thể không thấy Trung Quốc đã làm được rất nhiều về vấn đề chủ quyền, chẳng những
chiếm đoạt nó bằng vũ lực (một việc không được Công ước Luật biển chấp nhận),
mà còn ra sức tuyên truyền để quốc tế thấy rằng không hề có vấn đề tranh chấp ở
Hoàng Sa, nơi thuộc về Trung Quốc đã cả vài ngàn năm rồi (!)
Những
việc mà Trung Quốc làm ở Trường Sa hiện nay càng khiến cho vấn đề Hoàng Sa mờ
đi. Có thể vấn đề này sẽ biến mất chăng, một khi các nước lớn ngoài khu vực –
như Mỹ chẳng hạn – một mặt khẳng định họ đứng trung lập trong tranh chấp chủ
quyền, mặt khác, sự quan tâm “chết người” của họ lại chỉ là ở chỗ quyền thông
thương buôn bán, quyền hàng hải hàng không có được tự do hay bị cản trở mà
thôi.
Mũi
tên nhiều hướng
Và
tôi muốn lưu ý việc Trung Quốc đang làm nóng lên ở Trường Sa có thể là một mũi
tên bắn đi nhiều hướng. Nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện sách lược của họ,
sách lược cho Hoàng Sa nói riêng và cho Biển Đông nói chung. Nhưng xin mở ngoặc
trước hết về khái niệm ‘sách lược’ ở đây, sách lược là một khái niệm gốc Hán,
không có từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ Ấn – Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức…). Bởi vậy
khi dịch khái niệm này người ta thường lúng túng, lúc thì dịch là Strategy (chiến
lược), lúc thì dịch là tactics (chiến thuật).
Hiểu
đúng nghĩa, đó là việc “căn cứ vào sự phát triển của tình hình (mang tính giai
đoạn) mà đề ra phương thức hành động hoặc đấu tranh thích hợp”, theo Từ điển
Hán ngữ hiện đại chẳng hạn. Còn Từ điển Hán – Anh, Hán – Nga, (do Trung Quốc xuất
bản) thì họ dịch là tact (sự khôn ngoan, mưu lược) và các nước cộng sản châu Á
bao gồm Việt Nam rất khoái sử dụng ‘sách lược’.
Trở
lại với sách lược Biển Đông và biển đảo của Trung Quốc, họ cũng quan sát rất kỹ
các động thái của Việt Nam trong vấn đề này. Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương
đương đại” của Trung Quốc trong tháng năm có bài “Tìm kiếm mô hình giải quyết
tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam” dẫn tuyên bố của các giới chức
có thẩm quyền ở Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương – 981 năm 2014 (nhấn mạnh
vị trí giàn khoan nằm trong thềm lục địa Việt Nam, mà bỏ qua khoảng cách gần
hơn đến quần đảo Hoàng Sa) để cho rằng “Việt Nam đã tự loại mình khỏi việc đòi
hỏi chủ quyền Hoàng Sa”.
Việc
mất quyền kiểm soát thực tế quần đảo Hoàng Sa không chỉ là một tổn thất lớn của
Việt Nam, cả về vật chất lẫn tâm lý. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, điều
không thể chấp nhận được hiện nay khiến nổi sóng dư luận là: Đây vốn là vùng
đánh cá truyền thống của ngư dân Việt, là nơi kiếm sống của rất nhiều hộ gia
đình ngư dân dọc một dải Trung Trung Bộ.
Nhưng
Trung Quốc, đặc biệt từ 2010 đã gây ra vô vàn thống khổ cho ngư dân vùng này.
Những hành động cướp đoạt thành quả lao động, phá hỏng ngư cụ, đánh đập ngư
dân, đánh đắm và bắt giữ thuyền bè… ngày càng gia tăng. Thậm chí tướng Hải quân
Trung Quốc Doãn Trác còn tuyên bố cần phải mạnh tay hơn nữa với tàu thuyền đánh
cá của ngư dân Việt Nam. Sự hỗ trợ về mặt vật chất của nhà nước ta là có hạn, sự
can thiệp của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhiều khi là bất khả.
Tiêu
chuẩn kép TQ
Trung
Quốc hay nói đến lịch sử. Nếu nói về điều đó thì Trung Quốc có lẽ phải thừa nhận
rằng, công việc khai thác hải sản, khoáng vật của các đội ngư thuyền Việt Nam
trong vùng biển này hầu như là duy nhất và không bị tranh chấp đã hàng ngàn năm
nay. Việc mất quyền đánh cá, quyền khai thác hải sản trong một ngư trường vốn
là của mình và không có sự tranh chấp nào cho đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm
Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận.
Việt
Nam cần phải có những hành động chính trị, pháp lý kiên quyết trong vấn đề
Hoàng Sa. Điều chúng tôi muốn nói là Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc ngồi vào
bàn đàm phán về vấn đề này.
Trên
thực tế, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi lại, nhưng
luôn bị họ khước từ một cách quyết đoán với lý do: Quần đảo Hoàng Sa không có sự
tranh chấp.
Sự
từ chối có tính áp đặt của Trung Quốc cộng với những căng thẳng ở Trường Sa thu
hút nhiều sự quan tâm hơn nên có thể đã là nguyên nhân khiến Việt Nam lâu nay
ít đề cập đến vấn đề đàm phán về Hoàng Sa và đó lại là nguyên nhân khiến Trung
Quốc cho rằng Việt Nam dường như từ bỏ yêu sách về quần đảo này (đã dẫn ở
trên).
Chúng
tôi cho rằng, để tiến tới cuộc đàm phán về Hoàng Sa, cả hai bên Việt Nam và
Trung Quốc đều cần thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của vấn đề và vấn đề ấy là
nghiêm trọng, không chỉ gây nên thống khổ cho ngư dân Việt mà còn ảnh hưởng lâu
dài đến mối bang giao giữa hai nước, mọi sự bỏ qua sẽ càng làm vấn đề trầm trọng
thêm.
Việt
Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu
Ngư ở Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao Trung Quốc
lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ? Chẳng lẽ nước lớn thì
có quyền như vậy? Và nữa, Trung Quốc từ chối tham vấn đa phương, nhưng cũng lại
từ chối đàm phán về Hoàng Sa, một vấn đề chỉ có sự tranh chấp giữa hai quốc
gia? Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn tự ý đưa các quần đảo ấy của Việt Nam vào
quy hoạch biển của mình?
Kiến
nghị, hiến kế
Vậy
xin kiến nghị: chúng ta trước hết cần phải làm cho Trung Quốc thấy rõ một thực
tế là những hành động của họ đã hoàn toàn không còn có cái gọi là “bạn bè tốt”,
“láng giềng tốt”, “láng giềng hữu nghị” như những khẩu hiệu hai bên vẫn thường
hô lên.
Sau
đó cần phải kiên trì và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngồi vào đàm phán bằng
cách, một mặt trong tất cả các cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến cấp chuyên viên,
trong tất cả các cơ hội làm việc từ quan hệ chính thức, quan hệ nhà nước đến
quan hệ nhân dân, quan hệ học giả… vấn đề này phải được chủ động đề cập, cho dù
có khiên cưỡng chăng nữa.
Mặt
khác, kiên trì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, Chính phủ (Bộ Ngoại giao) gửi
công hàm đến phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Công hàm này
được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết
được quyết tâm của chính phủ và quan trọng hơn, để dư luận quốc tế thấy được
đây là vấn đề rõ ràng có sự tranh chấp giữa các bên liên quan.
Việc
đàm phán chắc chắn không dễ dàng dẫn đến kết quả mong muốn cho cả hai bên.
Nhưng có đàm phán là có bình yên. Và theo tôi, nếu giành được sự hiểu biết lẫn
nhau để tối thiểu ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên vùng biển truyền thống
của mình thì đó cũng đã là một thắng lợi.
Liên
quan đến vấn đề này, tôi cũng xin có thêm một kiến nghị. Hai bên Việt Nam và
Trung Quốc thường nhắc đến “Mười sáu chữ” và “Bốn tốt”. Tuy không được nêu ra
như một quy tắc ứng xử thì nó cũng giống như một sự dẫn đường cho quan hệ giữa
hai nước.
Rất
nên có sự chỉ đạo từ cấp cao để những cấp làm việc (như Ủy ban Hợp tác Kinh tế
giữa hai bên chẳng hạn) đưa vào xem xét, kiểm điểm việc thực hiện tinh thần này
trong những phiên họp thường kỳ.
Tóm
lại, ý kiến của tôi là cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét,
kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có
điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốt để có
được sự thống nhất về nguyên tắc ở cấp chỉ đạo, làm cơ sở cho việc triển khai
thực hiện.
Bài
viết, dưới đạng thư ngỏ, kiến nghị, thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm
riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Trung – Việt,
nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung, đang sống ở Hà Nội.
No comments:
Post a Comment