Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
Vì là một
nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là
quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung
Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng
về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không
đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng
đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế
khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng
hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả người
Trung Quốc và người Hoa Kỳ.
Trong
cuốn sách World Order (Trật Tự Thế Giới), mà ông xuất bản gần đây,
Henry Kissinger đã giải thích viễn kiến của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và
phản ảnh đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Viễn kiến này thực sự có cùng
chung lối, hay nói một cách khác là được nặn ra cùng một khuôn "Các Giá Trị
Châu Á" của Giang Trạch Dân (Trung Quốc) và Lý Quang Diệu (Singapore). Cả
hai cho rằng tư tưởng ngoại giao hay cách suy nghĩ truyền thống của người
phương Tây và người Trung Quốc không giống nhau.
Lý thuyết
này cho rằng người phương Tây dùng tư duy pháp lý, ví dụ như duy trì các mối
quan hệ giữa các nước theo pháp luật và nó là như vậy kể từ thời các Hòa ước
Westphalia vào thế kỷ thứ 17. Người Trung Quốc quen suy nghĩ theo luật rừng
xanh, chỉ chấp nhận mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nước chư hầu. Theo
lối diễn tả tương đối hoa mỹ của ông Kissinger, luật rừng xanh được trình bày
như là tư duy về sự phát triển lịch sử. Tổng quát, các nguyên tắc của phương
Đông và phương Tây khác nhau - đó là một khái niệm đặc biệt của "Các Giá
Trị Châu Á".
Về mặt
lịch sử nó có thực sự đúng không? Ông Dương Bình lịch sự đưa ra một ví dụ ngược
lại. Ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, đã có một "Đại Hội
Nghị Ngưng Chiến" (Big Conference to Cease the Wars) sau chiến tranh giữa
các nước Tấn (Jin) và Chu. "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến" (bao gồm hơn một
tá các quốc gia) cho ra các hiệp ước hòa bình quốc tế đầu tiên trên thế giới.
Nó duy trì hòa bình hơn một trăm năm, trong một vùng có tổng diện tích lớn hơn
nhiều so với khu vực nói tiếng Đức. Nó xảy ra trên hai ngàn năm sớm hơn so với
các "Hòa Ước Westphalia" mà Kissinger đã rất tự hào.
Liệu nó
có đúng là trong hơn hai ngàn năm sau "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến",
Trung Quốc chỉ có mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nước chư hầu, như
Kissinger đã viết? Tôi phải nói rằng ông Kissinger không đọc sách và đưa ra những
bình luận mù tịt vì không biết lịch sử. Bên cạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước chư hầu, còn có các mối quan hệ hiệp ước giữa Trung Quốc và các nước
láng giềng mà nó vẫn tiếp tục tồn tại trong hơn hai ngàn năm. Người Trung Quốc,
dù được giáo dục bởi Đảng Cộng sản TQ, vẫn nhớ hòa ước nổi tiếng giữa triều đại
nhà Đường và Tây Tạng, được khắc vào ba phiến đá dựng nơi công cộng tại ba địa
điểm, trong đó có thủ đô Trung Quốc đời nhà Đường là Trường An và thủ đô Tây Tạng
là Lhasa. Phiến đá Hòa ước tại Lhasa (Lhasa Doring) còn tồn tại cho đến ngày
nay, và nó được phơi bày cho công chúng tự do xem bất cứ lúc nào, không giới hạn.
Có thể nào công chúng được xem hiệp ước viết trên da thú của ông (Kissinger) một
cách tự do không?
Bây giờ
chúng ta hãy khảo sát lịch sử tư tưởng châu Âu, theo cái nhìn của Henry
Kissinger, một lần nữa. Chúng ta không nói về hòa bình tương đối, được duy trì
bởi các giới chức tôn giáo, vào thời kỳ Trung Cổ. Có phải châu Âu hòa bình sau
Hòa ước Westphalia? Những cuộc chiến bên trong nước Đức chấm dứt. Tuy nhiên, luật
rừng xanh vẫn có hiệu lực giữa các quốc gia. Đã có nhiều cuộc chiến nổ ra giữa
nước Đức và các nước khác. Ngay cả hai cuộc thế chiến trong thế kỷ vừa qua đã
được khởi xướng bởi người Đức. Tư duy về luật hiệp ước đã ở đâu? Tốt lắm là nó
bằng với Trung Quốc. Bản chất con người thì như nhau. Không có cái gọi là
"Các Giá Trị Đặc Biệt".
Điều đầu
tiên ảnh hưởng đến nền hòa bình giữa những quốc gia là sự phát triển lịch sử.
Do bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong nước, cán cân quyền lực giữa các quốc
gia sẽ bị phá vỡ. Những nước mạnh hơn sẽ có động lực để vi phạm hòa bình, hầu hết
là như vậy cho lý do của chiến tranh. Hòa ước Westphalia có được vì tất cả mọi
người đã bị kiệt quệ vì các cuộc chiến tranh, và với việc các quốc gia của họ ở
trong tình trạng suy thoái kinh tế, họ đã phải rút lại các động lực gây hấn.
Các luật và các hiệp ước chỉ là những cái cớ.
Lý do
mà "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến" đã thành công ở Trung Quốc hơn 2,600
năm trước bởi vì tình trạng cũng tương tự như của thế giới từ thế kỷ trước. Giống
như ngày hôm nay, nó tạo ra xếp sòng (overlords), hay cái gọi là "cảnh sát
quốc tế" để duy trì trật tự. Nghĩa là, với sự trọng tài tương đối công bằng
và với các biện pháp trừng phạt, họ ngăn chận các cuộc chiến có thể xảy ra ở bất
cứ nơi nào. Cái gọi là "luật quốc tế" của ngày hôm nay chỉ là như vậy
(không răng). Thay vì thực (áp dụng ngay nếu vi phạm), nó phụ thuộc vào sự sẵn
sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm của những người thực thi. Như một vấn đề thực
tế, Liên Hiệp Quốc chỉ là một vật trang trí, tự bản thân không có ý nghĩa thiết
thực.
Điều
này cũng giống như các luật khác xung quanh chúng ta - nếu không có các biện
pháp trừng phạt và những người thi hành luật pháp, thì sẽ có không nhiều người
thực sự muốn tuân thủ pháp luật. Nếu người phạm tội không bị trừng phạt và thậm
chí còn được thưởng các lợi ích, tôi sợ rằng hầu hết mọi người sẽ không tuân thủ
pháp luật. Tình trạng hiện nay ở Trung Quốc là một ví dụ (Việt Nam cũng thế
- người dịch). Và bây giờ xã hội lớn của quốc tế cũng đang phát triển theo
hướng này. Khi những người yếu cổ vũ sự suy giảm của Mỹ, họ đã quên thảm họa
đau khổ sẽ như thế nào khi ngôi làng thiếu người cảnh vệ.
Vậy thì
sự nảy sinh tư duy xâm lược của các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đến từ
đâu? Đây chính là nét chung của tất cả các chế độ độc tài. Tư duy độc tài của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đến từ đâu? Chính xác nó đến từ các bạn ở phương Tây. Nó
không phải là tư duy của hiệp ước pháp lý truyền thống Trung Quốc.
Nói một
cách khác, (khi xưa) tư duy truyền thống của Trung Quốc đặt nặng về các luật lệ
và các hiệp ước, trong khi tư duy truyền thống phương Tây đặt nặng trên luật rừng
xanh. Chỉ khi đi vào thời kỳ hiện đại thì tình trạng mới đảo ngược, khi luật rừng
xanh được áp dụng bởi Đảng Cộng sản TQ ở Trung Quốc, trong khi hầu hết các nước
phương Tây đi theo những ý tưởng mới của pháp luật và các hiệp ước.
Tại sao
phương Tây đã thay đổi tư duy truyền thống của mình? Đó là bởi vì người dân của
các quốc gia dân chủ họ yêu chuộng hòa bình, và họ quen thuộc với tư duy tương
tự như luật và các hiệp ước. Cho nên, họ thường vấp phải sai lầm, nghĩ rằng những
người khác cũng như mình, mà không biết rằng họ có thể khác mình. Đặc biệt, họ
không hiểu rằng tư duy của những kẻ bạo ngược thì không phải là tuân thủ luật
và các hiệp ước, nhưng là để bắt nạt với luật rừng xanh.
Những
người bạn cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc như ông Henry Kissinger lớn tiếng
bênh vực cho những kẻ bạo ngược: họ nói rằng họ muốn “Thao quang Dưỡng hối”
(Tao Yang Guang Hui) - để ẩn mình chờ thời. Người Mỹ đã không hiểu được ý nghĩa
thực sự của thành ngữ Trung Quốc nổi tiếng này, nghĩ rằng nó có nghĩa là đem cất
các vũ khí vào trong kho và thả các con ngựa chiến về núi. Trong thực tế, ý
nghĩa thực sự của thành ngữ này là: ẩn giấu các mũi tên vào trong túi, giả bộ
như hòa bình và chờ đợi cho đến khi đúng thời điểm để tiêu diệt kẻ thù.
Đây là
sự khác biệt cơ bản của hai cách tư duy. Ngay bây giờ, bàn tay của Tập Cận Bình
đang thò vào mũi tên tẩm độc nằm trong túi của ông ta, ông khao khát muốn bắn
thử nó vào các nước láng giềng. Thật vậy, ông không thể chờ đợi lâu hơn nữa.
Không phải ông không thể chờ vì do môi trường quốc tế, nhưng vì do hoàn cảnh
bên trong của Trung Quốc. Nếu không có lực lượng hình cảnh quốc tế sẵn sàng đứng
ra nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ hòa bình, hòa bình tất nhiên đã bị biến mất.
Bây giờ,
chúng ta đã biết ai là kẻ đại nói dối quốc tế đang giúp đỡ (CSTQ) bằng cách cổ
vũ sự quỵ luỵ. Nếu họ thực sự là những học giả có đầu óc tỉnh táo, thì họ đang
phản bội lại người dân của họ để đổi lấy lợi ích cá nhân. Dĩ nhiên, có một truyền
thống khác trong chính trị hiện đại của Mỹ, đó là: những kẻ siêu phản bội là những người được ngưỡng
mộ. Truyền thống này đào tạo ra những học giả như vậy, những người nói dối
với dân chúng Mỹ, đã trở thành thời thượng.
Nguồn: bit.ly/20VHmsr
Blog
Lê Minh Nguyên: bit.ly/1N8ijOS
No comments:
Post a Comment