Monday, 23 November 2015

TÌNH HÌNH NỢ NẦN Ở VIỆT NAM





VnExpress
Thứ hai, 23/11/2015 | 11:53 GMT+7

Trong hơn 380.000 tỷ đồng nợ nước ngoài của khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì dẫn đầu là Tập đoàn Điện lực EVN với số nợ của công ty mẹ lên đến gần 162.000 tỷ đồng.


Trong một báo cáo mới đây của Chính phủ, cơ quan điều hành cho hay số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty khi kết thúc năm 2014 đã lên đến trên 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.

Trong số này, số vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 550.000 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2013.

Một số doanh nghiệp có số nợ vay ngân hàng lớn như Tập đoàn Dầu khí 174.000 tỷ, Điện lực 108.000 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải trên 32.000 tỷ...

Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho biết riêng nợ nước ngoài của khối này vào khoảng 381.500 tỷ đồng. Trong đó vay lại vốn ODA của Chính phủ gần 118.000 tỷ, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.000 tỷ. Riêng nợ nước ngoài của các công ty mẹ là 253.450 tỷ đồng, mà dẫn đầu là công ty mẹ EVN với gần 162.000 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hơn 27.000 tỷ đồng; Dầu khí khoảng 20.000 tỷ đồng.

Theo số liệu báo cáo của các bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2014, có 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, 8 tập đoàn kinh tế, 85 tổng công ty (không bao gồm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam do đang thực hiện tái cơ cấu theo Nghị quyết của Bộ Chính trị) và 26 Công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con...

Theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) - nhà tài trợ đa phương lớn nhất của Việt Nam thì tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công (bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).

Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% - xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn các số liệu được nêu ra trước đó.

Trong khi đó, bản tin nợ công tháng 11/2014 của Bộ Tài chính cho biết cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả không tính nợ chính quyền địa phương đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng so với mức gần 890.000 tỷ đồng cuối năm 2010.
Chí Hiếu

-----------------------

Vietnamnet
Cập nhật : 16:00 | 23/11/2015

 Nhiều Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước vẫn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và bức tranh tài chính không an toàn. 28 đơn vị có hệ số nợ đã cao hơn ngưỡng an toàn, lên tới hơn 48 lần.


“Ôm” nợ khó đòi hàng ngàn tỷ
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước năm 2014 chưa khả quan hơn năm 2013. Nợ của các tập đoàn, tổng công ty vẫn tăng.

Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy, tổng nợ phải thu năm 2014 là gần 294.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2014 là 11%.

Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.

Đáng chú ý, nhóm nợ phải thu khó đòi đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với 3.113 tỷ đồng, kế đến là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nợ 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội nợ khó đòi 616 tỷ đồng. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng nợ 613 tỷ đồng. Tập đoàn Than khoáng sản nợ 608 tỷ đồng.

Ngoài ra, các tổng công ty Lương thực Miền Nam nợ 544 tỷ đồng, Lương thực Miền Bắc nợ 504 tỷ đồng, Vietnam Airlines nợ 391 tỷ đồng, Mobifone nợ 344 tỷ đồng,...

Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 9.569 tỷ đồng tăng 19,4% so với 2013, chiếm 4,3%/Tổng số nợ phải thu.

Danh sách nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ, đứng đầu là Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông (2.249 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Lương thực Miền Nam (702 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT CN Xi măng (487 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí quốc gia (459 tỷ đồng); Công ty mẹ Mobifone (345 tỷ đồng); TCT Lương thực Miền Bắc (304 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Cảng Hàng không Việt Nam (299 tỷ đồng);...

Hiện, các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập 12.032 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ trích 6.544 tỷ đồng để làm dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013 tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm.

28 tập đoàn, tổng công ty mất an toàn nợ
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần.

--------------------------------

VnExpress
Thứ hai, 23/11/2015 | 19:41 GMT+7

5 ngân hàng có mức nợ xấu lớn nhất là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, VPBank và SHB với tổng nợ gần 30.000 tỷ đồng, tăng trên 13% so với đầu năm.


Thống kê của VnExpress, tính đến cuối tháng 9, nợ xấu trung bình của 15 ngân hàng vào khoảng 1,9%, giảm mạnh so với mức 2,24% đầu năm 2015. Với chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra, đa phần các ngân hàng đã hoàn thành việc đưa nợ xấu về dưới 3%.

Nợ xấu các ngân hàng tại thời điểm 30/9/2915
Ngân hàng
Nợ xấu thời điểm 30/9/2015 (tỷ đồng)
Tỷ lệ tại thời điểm 30/9/2015 (%)
Tỷ lệ tại thời điểm 31/12/2014 (%)
Vietinbank
4.760
 0,95%
 1,11%
Vietcombank
7.141
2%
2,3%
BIDV
11.925
2,16%
2,03%
MBBank
1.956
 1,72%
 2,72%
VPBank
3.139
 2,94%
 2,54%
ACB
1.973
 1,5%
 2,17%
Eximbank
1.402
 1,64%
 2,46%
Sacombank
2.345
 1,6%
1,18%
LienVietpostbank
483
 0,88%
1,23%
ABBank
700
2,52%
 4,5%
SHB
2.922
 2,38%
2,02%
Techcombank
2.131
 2,28%
 2,38%
Kienlongbank
202
 1,33%
 1,94%
NCB
408
 2,1%
 2,51%
VIB
1.034
 2,33%
2,51%

Để giảm nợ xấu, có hai cách mà các ngân hàng thường áp dụng. Một là, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản các Tổ chức tín dụng (VAMC), cách này được các ngân hàng áp dụng nhiều và hiệu quả ngay. Hai là, báo cáo tài chính 9 tháng của các ngân hàng cho thấy tín dụng tăng nhanh, đạt trên 10%, dự kiến cả năm có thể lên tới 17%. Tổng dư nợ cho vay tăng cao, khi mẫu số lớn lên, làm cho nợ xấu bất ngờ giảm sâu.
Tuy nhiên, thành tích nợ xấu mới dừng lại ở tỷ lệ. Con số nợ xấu thực tế đang tăng mạnh, đặc biệt ở nhóm nợ có khả năng mất vốn. Tổng nợ xấu của 15 ngân hàng thương mại được thống kê vào khoảng 42.520 tỷ đồng, tăng 7,15% so với mức 39.683 tỷ đồng đầu năm.
Riêng 5 ngân hàng có nợ xấu lớn là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, VPBank, SHB tổng nợ đã lên 28.886 tỷ đồng, tăng 13,1% so với mức 25.542 tỷ đồng hồi đầu năm.
Theo đó, nợ xấu của Vietcombank là 7.141 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn lến tới 4.938 tỷ đồng, tăng 38,3% so với đầu năm. Dư nợ cho vay tăng trên 10%, đạt gần 356.400 tỷ đồng.
Nợ xấu của BIDV tăng tới 32,3% trên 11.925 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 72,4% đạt 5.631 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt 541.688 tỷ đồng, tăng gần 23,4% so với đầu năm.
Dư nợ cho vay của Vietinbank cũng tăng 13,6% đạt 499.582 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ xấu của nhà băng này đạt 4.760 tỷ đồng, giảm 2,9% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên nợ có khả năng mất vốn lại tăng trên 600 tỷ đồng lên 2.685 tỷ đồng.
Ngân hàng VPBank, dư nợ cho vay tăng 36,6% lên 107.044 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu là 2,94% tương ứng 3.139 tỷ đồng. So với hồi đầu năm, nợ xấu của ngân hàng tăng 58%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 203% lên 1.563 tỷ đồng.
SHB lại có tổng dự nợ là 122.566 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 2.922 tỷ đồng, tăng 38,7% so với đầu năm.

5 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất đạt gần 29.000 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9/2015.

Dù không công bố báo cáo tài chính, song Agribank cho biết tỷ lệ nợ xấu đến hết tháng 10 là 2,41%. Đây là con số rất bất ngờ, bởi trước đó Agribank được ví như một trong những nhà băng nặng nợ xấu nhất của hệ thống. Có thời điểm năm 2013, nợ xấu của ngân hàng này chiếm một phần tư "cục máu đông" của toàn ngành.
"Ngân hàng chủ động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời cũng đã thu hồi được trên 10.000 tỷ đồng đối với nợ đã xử lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tài chính toàn ngành", đại diện nhà băng này cho biết. Agribank cũng là một trong những ngân hàng mạnh tay bán nợ xấu cho VAMC nhất.
Nợ xấu cũng “ăn mòn” lợi nhuận khiến các nhà băng phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ đầy rủi ro này. Đơn cử như Vietcombank đã phải trích lập trên 4.700 tỷ đồng, tăng hơn 1.200 tỷ đồng dự phòng.
Tại Hội thảo định vị hệ thống ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, từ đầu năm đến nay VAMC đã mua nợ của 39 tổ chức tín dụng tương ứng với 91.963 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 82.681 tỷ đồng. Lũy kế từ 2013 đến 30/9/2015, VAMC đã mua nợ xấu với giá trị dư nợ gốc 225.518 tỷ đồng.
Như vậy, tính từ khi lập đề án xử lý nợ xấu vào tháng 9/2012 với tỷ lệ khoảng 17,4% đến nay, nợ xấu đã về mức 2,9% đúng như lời hứa của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trước Quốc hội.
Bạch Dương





No comments:

Post a Comment

View My Stats