Thứ
Sáu, ngày 06 tháng 11 năm 2015
Chuyến
thăm Việt Nam kỳ này của Đoàn Trung Quốc chỉ vẻn vẹn hai ngày, ngày 5 và 6/11/2015
nhưng đã để lại bao dư âm và bao chuyện thế sự đáng luận bàn.
Trên
bàn nghị sự, chúng ta luôn thấy ông Tập Cận Bình cập kè tả-hữu 2 quân sư ghê gớm:
Lật Chiến Thư bên hữu và Vương Hộ Ninh bên tả -( P.V.Đ sẽ có bài riêng
đối thoại và đối chất với " quốc sư" 3 triều Trung Quốc Vương Hộ Ninh)
; Còn những Vương Nghị, Dương Khiết Trì, Hứa Kỳ Lượng… thì ngồi cánh gà, lẩn
khuất xa xa…
Người
ta thấy không chỉ trên văn bản mà đích thân từ miệng của ông Tập Cận Bình nhiều
lần nói ra: 2 nước phải: “cầu đồng tồn dị”…; người viết bài này không thông thạo
Hán văn lắm nhưng trong tiếng Hán, chữ “cầu” chắc cùng tương nghĩa với chữ “cầu”
trong tiếng Việt; Họ lập lờ sử dụng cái vốn tiếng Hán thâm thúy này để che đậy
những “khẩu dụ” mang tính định hướng, sắp đặt ngôi thứ cho Việt Nam; Đại sứ
Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng trước chuyến thăm chẳng đã phát biểu với báo chí là
Trung Quốc sang sẽ định hướng quan hệ; Mới là ông ‘Tiểu” mặt còn búng ra sữa mà
đã ngang ngược tuyên bố là sẽ định hướng phát triển cho một quốc gia gần 100
triệu dân vậy thì ông “Đại” sẽ thế nào đây; quả là khó lường; lời của các chính
trị gia Việt Nam thốt ra với báo chí…Đúng là “ uốn lưỡi cú diều để sỉ mắng triều
đình, đam thân dê chó mà bắt nạt tể phụ…”
Chữ
“cầu’ thường là lời lẽ, ứng xử của kẻ yếu thế, kẻ phận dưới, chiếu dưới, nếu có
cái gì không vừa lòng, thấy bị thua thiệt, còn “ tồn dị” thì chỉ còn phương thức
là “ cầu đồng” cầu cùng mới mong giải cho phần nào vài trăm triệu USD gì đó; chứ
các chú không thể đứng ngang hàng cùng phân chia lợi ích sòng phẳng, bình đẳng
với “ đại ca” được đâu…
Đây
là câu vừa cửa miệng, vừa có cả trong tuyên bố chung này mang tính định hướng
ngôi thứ trong quan hệ Trung-Việt; Sự phân chia này đã khiến cho người viết bài
này nhớ lại mối quan hệ ngôi thứ ở chốn giang hồ mà đã có lúc được nếm trải ,
(trong thời gian 15 tháng ở tù); Ngay những bước chân vào nhà tù, kẻ bỉ nhân
này đã được các anh chị của chốn giang hồ dạy bảo, thuật ngữ trong tù gọi là “
học luật”: ở ngoài đời tuổi ông có thể là cha chú chúng tôi, địa vị xã hội của
ông thế nào chúng tôi không cần biết; khi đã vào đây thì ông là một thằng tù,
thằng tù sau phải gọi thằng từ trước là đại ca, huynh, xưng em và tiểu đệ…rõ
chưa; ông trải đời rồi thì liệu đường mà khu xử: “ngoan thì cái gì cũng có,
ngoan quá thì không có gì “ ?!
Tóm
lại có thể diễn nôm cái câu: cầu đồng tồn dị mà ông Tập nói là một định hướng
cho Việt Nam là phải ngoan với Trung Quốc: vừa là đồng chí, vừa là anh em, lại
là láng giềng gần; cái gì chưa vừa ý thì phải bỏ tiền ra mà mua, mà chạy, mà
cúng, mà cầu mà “ cầu đồng”, “phải kiểm soát tốt bất đồng”; không được phép đứng
ra tranh giành hơn thua với đại ca, với bề trên, với thiên triều…
Với
“bàn tay lông lá” bọc lụa gấm Tứ Xuyên, đoàn Trung Quốc do ông Tập cầm đầu đã vẫn
tỏ ra cái "cơ địa" của kẻ đại bá, thiên triều, “đặt vòng” cho
nhiều quan hệ Việt-Trung trong đó đáng chủ ý nhất, nguy hiểm nhất đó là:
1/Củng
cố tin cậy chính trị ?
Trước
đến nay các “chú” Việt Nam đã tin “ông anh” thiên triều Trung Quốc thì tiếp tục
củng cố cái sự tin cậy; tức Việt nam tiếp tục bị bịp, củng cố cái sự bị bịp bợm
ấy của Trung Quốc…
Xem
thêm những bài của P.V.Đ về quan hệ Việt-Trung:
·
“Củng
cố tin cậy chính trị” tưởng
là một phạm trù rất mơ hồ, mông lung về phương diện pháp lý, nó mông lung như một
cái vòng kim cô mà Tôn ngộ không phải cam chịu…
Khi
nhận xét về một con người, một tổ chức, hay một quốc gia người ta thường đề cập
tới thái độ chính trị của con người đó, tổ chức đó hay quốc gia đó…
Về
cá nhân thì thái độ chính trị được hình thành bởi: thành phần xuất thân, tôn
giáo, đảng phải, sắc tộc;
Về
tổ chức thì thái độ chính trị được hình thành bởi thuộc nhóm đảng phái nào ?
Còn
một quốc gia thì thái độ chính trị là thể chế chính trị của nước đó…
Việt Nam và
Trung Quốc là 2 quốc gia được thế chế mô hình xã hội chủ nghĩa, đặt dưới quyền
lãnh đạo của một đảng duy nhất là đảng cộng sản ?
Vậy
tăng cường tin cậy chính trị phải chăng là tăng cường củng cố những chính sách
mà hai bên đã thỏa thuân với nhau; Tạo niềm tin và thực hiện nhất quán các thỏa
thuận đã đạt được giữa lãnh đạo 2 đảng; tức 2 bên tiếp tục tôn trọng nhau,
trung thành với nhau trong các quan hệ đối tác..
Hay
vấn đề “Củng cố tin cậy chính trị” được TBT Nguyễn Phú
Trọng diễn giải đơn sơ trong phần “một là” khí phát biểu với ông Tập Cận Bình
trong buổi hội đàm:” duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính
trị; thúc đẩy hiệu quả các cơ chế hợp tác và tăng cường giao lưu hữu nghị nhân
dân. Hai bên cần thường xuyên duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa
lãnh đạo cấp cao hai nước với nhiều hình thức linh hoạt để trao đổi tình hình
và các biện pháp thúc đẩy hợp tác, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại
và nảy sinh; triển khai hiệu quả các chương trình, cơ chế giao lưu, hợp tác đã
thỏa thuận giữa hai Đảng, hai nước; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa cơ
quan Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước; phát huy vai trò của Ủy ban chỉ đạo
hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong điều phối, thúc đẩy các lĩnh vực
hợp tác giữa hai bên; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như ngoại
giao, quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa
thế hệ trẻ, nhân sỹ và trí thức hai nước, phối hợp tổ chức tốt Liên hoan thanh
niên Việt-Trung vào năm 2016, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị truyền
thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước…”
Trong
lịch sử quan hệ giữa 2 nước, nhiều chính sách, chủ trương có vẻ hai bên đồng
thuận nhất trí, đẹp mã… nhưng lại không hiệu quả và không đáng tin cậy? Đường sắt
Cát Linh-Hà Đông ký tá với nhau, đấu thầu với nhau rồi thì ì ạch ra đấy, chây
ra đấy và cuối cùng thì đội giá lên gần gấp đôi; chưa biết sau này vận hành chạy
có xảy ra tai nạn không, có thường xuyên trục trặc không; xem hồi sau mới rõ ?
Nhiều
vấn đề lịch sử đã ghi nhận là phía Trung Quốc đã có nhiều hành vi, chính sách
khiến cho một người dân Việt bình thường cũng mất lòng tin chứ đứng về phương
diện quốc gia, nhà nước. Qua nhiều tư liệu cho thấy: Trung Quốc quả có giúp Việt Nam khí
tài vật lực trong chiến tranh chống Pháp để dành lại độc lập; Sự giúp đỡ này có
vô tư trong sáng, tin cậy về chính trị không ? Khi mà phía Trung Quốc sau chiến
thắng Điện Biên Phủ đã ép Việt Nam ký văn bản hiệp định Genever về Việt Nam phải
chịu thua thiệt; việc phân chia biên giới 2 miền ở vĩ tuyến 17 là do Trung Quốc
áp đặt ?
Hay
khi Mỹ mở rộng chiến tranh tại Việt Nam, một mặt Trung Quốc tuyên bố: 800 trăm
triệu nhân dân Trung Quốc là hậu phương lớn của nhân dân Việt Nam; Trung Quốc
đã cho dân xuống đường biểu tình phản đối Mỹ, nhưng mặt khác lại tuyên bố một
câu đầy ẩn ý: Mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi ? Ngầm
bật đèn xanh cho Mỹ muốn đánh Việt Nam kiểu gì thì đánh miễn đừng động
tới Trung Quốc…Còn Trung Quốc thì đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng.
Vào
cuối cuộc chiến Việt-Mỹ, Mỹ đã tỏ dấu hiệu xuống thang, muốn rút ra khỏi cuộc
chiến, rút quân về nước; Đây là thời điểm Việt Nam đang dồn sức để quyết chiến,
tung ra những cú đánh chiến lược, dứt điểm với Mỹ thì Trung Quốc tìm cách bắt
tay với Mỹ và 2 bên đã ký Thông cáo Thượng Hải, một “gáo nước đá” dội vào cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam ở vào thời khắc quyết định ?
Mặc
dù Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước làng giềng, vẫn thường thông báo là có truyền
thông hữu nghị, thế nhưng chính Trung Quốc lại bật đèn xanh cho Paul Pot gây ra
cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam; Đây là cái cớ Trung Quốc đẩy Việt nam vào
thế bị cô lập với thế giới do việc tự vệ, bảo vệ mình đã đưa quân đội truy kích
tàn quân Khmer đỏ sang tận Cămpuchia… Quan hệ chính trị hai nước đẹp đẽ thế đấy
?!
Trung
Quốc có truyền thống đưa quân xâm lược, chiếm đất Việt Nam; Trung Quốc cận đại
đã nhiều lần có những chính sách tráo trở, lật lọng với Việt Nam; làm sao người
Việt Nam tin được Trung Quốc; Vậy thì củng cố tin cậy chính trị là củng cố cái
gì? Khi nói củng cố tức làm chắc kiên cố hơn cái đã có; Trong quá khứ cái mà
Trung Quốc để lại niềm tin cho dân tộc Việt là rất ít và mất lòng tin nghi ngờ
là nhiều ? Vậy thì bây giờ tiếp tục hô nhau củng cố cái không có hay cái mà
Trung Quốc đã gây “hiệu quả âm” cho Việt Nam chăng ? “ Âm” nhân với “
“âm” thành “ dương chăng ?
Phần
lớn cư dân bắc Việt Nam đều là dân Bách Việt bị chính quyền Trung Ương Trung Quốc
và các bậc trưởng thượng, đàn anh xua đuổi khỏi Trung Quốc mà sang Việt Nam kiếm
kế sinh nhai; Sự căm hận chính quyền phương bắc có trong máu người Việt này giống
như sự căm hận của những đứa con vị thành niên, vì một hư hỗn nhất thời nào đó
mà bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà; nó sẽ mang theo mối hận truyền kiếp với ông bố,
bà mẹ thất đức, thất đức, thất nhân tâm…Điều này giải thích được nhiều triều đại
phong kiến Việt Nam huy động được sức dân đứng lên chống lại ách nô dịch của
chính quyền phương bắc
Quan
hệ 2 nước trong quá khứ đã có nhiều chuyện nhem nhuốc, lởm khởm do chính quyền
trung ương Trung Quốc không ứng xử như một nước lớn, đàn anh mà ứng xử như một
đại ca, một kẻ bá quyền vậy thì nếu đặt vấn đề ra là “ củng cố tin cậy chính trị”
chỉ là khẩu hiệu ngoại giao, lừa mỵ những người vô sư, vô sách, nhẹ dạ, ngu
tín, bịp bợm…
Người
dân có mù tịt thông tin đâu mà các vị giờ hô các cơ quan chức năng, dân củng cố
tin cậy chính trị ?
Trung
Quốc vẫn có truyền thống trong quan hệ với Việt Nam nói một đường làm
một nẻo: miệng nói quân tử tay hành xử như tiều nhân vậy thì tin cậy chính trị
cái nỗi gì mà củng với cố …
Giải
pháp củng cố tin cậy theo phương thức tăng cường hợp tác trên các kênh Đảng, Quốc
hội, Mặt trận Tổ quốc và giữa các bộ, ngành, địa phương của hai nước; rồi thì
tăng cường đào tạo cán bộ đảng…“ Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” là những cái bẫy
do Trung Quốc cài độ, mua chuộc, lôi kéo một số người cam tâm phục vụ cho lợi
ích của Trung Quốc, bán rẻ đất nước để vinh thân, phí gia…
Vừa
phỉnh nịnh, vừa ru, vừa phủ dụ và…kèm đe nạt ẩn sau những ngôn từ ngoại giao,
văn nghệ dân dã trong các lời phát biểu của ông Tập Cận Bình ngay tại diễn đàn
Quốc hội…
Ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay kế cả những kẻ mù, người đui, những bà bán
hàng xén ngoài chợ cũng biết thừa là chơi với Trung Quốc, xài hàng Trung Quốc
là hàng lởm, hàng độc hại, là thứ không ra gì nhưng rồi hàng Trung Quốc vẫn cứ
tràn ngập lãnh thổ, người ta biết thừa tiếp tay, nhập siêu hàng hóa Trung Quốc
giúp hàng Trung Quốc trà trộn, đội nhãn mác Việt là tự giết hàng mình, nền sản
xuất nội địa, dân tộc mình thế mà người ta vẫn tham gia cái việc đào huyệt dưới
chân mình?
Hè
nhau “củng cố tin cậy chính trị” ? Có gì đáng tin đâu? Thế thì tại sao người ta
vẫn chưng cái biển hiệu, cái thương hiệu rởm này lên.
Mai
đây chắc lịch sử rồi sẽ phải tốn giấy mực lắm đây, phải cần nhiều Tư Mã Thiên
ghi chép, mổ xẻ cái giai đoạn lịch sử bi phẫn này ?!
2“
Cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển…”
Nguyên
văn trong Tuyên bố chung:” Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất
đồng trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên
ở Biển Đông” (DOC), thúc đẩy sớm đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông”
(COC)…”
Đây
là một cái bẫy, cái “vòng kim cô” ác hiểm do Trung Quốc phát minh, sáng chế,
cài đặt và vận hành nó!
Trong
2015, có 2 tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao nhất Trung Việt; đọc cả 2 bản
Tuyên bố chung này khi đề cập vấn đền Biển Đông, đều lẩn tránh, không đưa được
cơ sở pháp lý Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 ( UNCLOS), chắc Trung
Quốc tìm cách gạt ra và Việt Nam không cầu xin đưa vào được mà chỉ đưa ra DOC,
là thứ tuyên bố không ràng buộc pháp lý còn Bộ quy tắc ứng xử ( COC), một thứ “
lệ làng” thì chưa hình thành…
Theo
dõi các cuộc hội đàm, hội kiến, chỉ thấy ông Trương Tấn Sang có nhắc tới Công ước
Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, còn các vị khác chỉ nhắc tới DOC là hết bài ?
Chuyện
tranh chấp trên Biển Đông thì thực chất chỉ Việt Nam bất đồng với
Trung Quốc chứ Việt Nam có xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc đâu mà
Trung Quốc bất đồng? Cái vùng lãnh hải trong vùng lưỡi bò trong đó đến 80 %
lãnh hải Biển Đông nếu căn cứ vào chứng cứ lịch sử và Công ước về Luật Biển
1982 thì Trung Quốc chẳng có chủ quyền gì trong đó cả…
Hai
bên kiểm soát tốt bất đồng thực chất là cái vòng kim cô buộc Việt Nam phải nín
nhịn để mặc, làm ngơ cho Trung Quốc lấn lướt…Giả sử, cứ cho cái vùng lãnh hải
trong “vùng lưỡi bò” là tham vọng có cơ sở cần được xem xét của Trung Quốc đi;
vậy thì theo tinh thần “ cùng kiểm soát tốt bất đồng” Trung Quốc phải gặp gỡ,
bàn thảo với các quốc gia trong khu vực; Trung Quốc không được tùy tiện hút cát
đá lên xây thành đảo, dựng hải đăng lên xý phần; Thế nhưng Trung Quốc vẫn cứ
làm bừa đi, vẫn cho tàu thuyền ra húc tàu cá Việt Nam, họ đâu có chịu kiểm
soát…
Thế
nhưng nếu Việt Nam có lên tiếng hay có động thái gì không chịu nín nhịn thì lập
tức sẽ đưa cái “vòng kim cô”-“ Cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển…” ra
“ niệm chú” để khóa mồm, tay chân Việt Nam: làm thế là trái, vi phạm với thỏa
thuận cấp cao rồi đấy nhé; Việt Nam phải dẹp biểu tình đi, phải bỏ tù những ai
lên tiếng phản đối Trung Quốc ! Trung Quốc sẽ đối xử hậu hĩnh với những ai sang
học trường đảng Trung Quốc…
Truyền
thồng hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân với nhau là có thật: nhân dân VN kính
trọng và yêu mến nhân dân Trung Quốc, yêu mến những giá trị văn hóa Trung Quốc;
còn nhân dân 2 nước Việt Nam-Trung Quốc đều là nạn nhân của các thế chế cường bạo,
lươn leo, bịp bợm của kẻ đang kinh doang cái sự tịn cậy chính trị của chính quyền;
Một
nhà văn từng có mặt tại chiến trường Vị Xuyên Hà Giang trong giai đoạn ác liệt
đã kể với người viết bài này một câu chuyện mà lịch sử nhất thiết mai đây phải
ghi lại chuyện này; Trong cuộc chiến Viêt-Trung ở Vị Xuyên-Hà Giang giai đoạn
1980-1988, vào giai đoạn cuối cuộc chiến, đã xảy ra một sự thỏa thuận ngoại
giao nhân dân của những người lính giữa 2 chiến tuyến ở Cao điểm 685 ở Thanh Thủy,
Vị Xuyên; Đây là nơi mà hồi đó lính Hà Giang mệnh danh là “Lò vôi thế kỷ”; những
ngọn núi đá vôi, tai mèo ở đây đã bị đạn pháo đôi bên dập cho tơi tả thành vôi
bột ?!…
Những
người lính của 2 bên thỏa thuận với nhau thôi không bắn nhau nữa; không đánh
nhau nữa vì họ nhận thức ra cuộc chiến này chẳng liên quan gì tới họ; đêm đêm
những người lính của 2 bên hẹn gặp nhau nhảy múa và trao đổi nhu yếu phẩm cho
nhau vì họ thấy họ phải bằn giết nhau vì lợi ích của giới cầm quyền Trung Quốc…
Sự
thỏa thuận tẩy chay cuộc chiến khởi đầu từ đội quân hậu cần; quy ước là áo để
ngoài quần, giống như chữ thập đỏ và quân 2 bên không bắn vào lực lượng
tiếp tế của nhau…Sau đây lan rộng ra…
Thông
tin này đã đến Tổng Cục chính trị của Bộ Quốc phòng VN; phía Việt Nam đã bố trí
một sĩ quan cao cấp mang máy quay phim lên để kiếm chứng thông tin, bí mật chứng
kiến, ghi lại và sau đó 2 bên đi đến quyết định đi tới thỏa thuận ngừng bắn ở cấp
cao…
Người
dân Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn không thù hằn gì với nhau; Qua cuộc chiến ở
Vị Xuyên-Hà Giang tôi nghiệm thấy rằng: trình độ dân chúng của 2 nước Việt-Trung
thời nay không còn ngu trung như thời Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Chu Nguyên
Chương, Lê mạt…để chính quyền Bắc Kinh muốn làm gì thì làm; Vấn đề ở đây là lịch
sử phương đông, cái phương thức sản xuất châu Á ấy muôn đời nay vẫn trễ nải, lười
nhác, chậm trễ…Ai đó đã tìm ra một câu đồng dao tài tình nói về đặc tính của
đám quan chức Hà Nội: Hà Nội không vội được đâu…
Việt Nam có
dãy dụa thoát ra khỏi những cái vòng kim cô ác hiểm này không ?
Tôi
tin vào tình hữu nghị của 2 dân tộc Việt-Trung đời đời bền vững là có thật và
đúng là trong sáng; Tôi không đặt niềm tin vào chính quyền của ông Tập Cận
Bình: thường đó là nơi ẩn chứa chấp những quan hệ “ băng đảng”…
P.V.Đ.
--------------
Thứ
bảy, 07/11/2015, 06:00 (GMT+7)
(Chính
trị) - ”Có những đại biểu tâm sự là chờ đợi, hy vọng những điều rất
tốt, những lời lẽ, mỹ từ đưa lên tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam phải biến thành
các hoạt động, việc làm thực tế của phía bạn”- ĐBQH Nguyễn Anh Sơn chia sẻ.
Sáng
6/11, sau khi nghe phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Quốc hội Việt Nam, Đại biểu
QH Nguyễn Anh Sơn (Đoàn Nam Định) đã khẳng định với Infonet, ông thấy tiếc
vì phát biểu của ông Tập Cận Bình không nói gì về vấn đề Biển Đông.
ĐBQH Nguyễn Anh Sơn
(Đoàn Nam Định) trả lời báo chí
“Bài phát biểu có nhấn mạnh đến quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc, đặc biệt là kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
hai nước như ông Tập Cận Bình Tập Cận Bình nói là thành quả của Đảng cộng sản,
nhân dân hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch
Đông lập lên”- Ông Nguyễn Anh Sơn chia sẻ.
Ông
Nguyễn Anh Sơn nói thêm: “Thực ra, chúng
tôi rất hy vọng và nghe những lời nói rất chân tình, thể hiện tình cảm, tình đồng
chí giữa những người cộng sản, những người láng giềng, anh em có mối quan hệ
lâu năm và mối quan hệ này cũng không bao giờ bỏ được là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, cá nhân
tôi cảm thấy hơi tiếc. Bởi, chúng tôi vẫn nghe lại những lời cũ, gần như không
có gì mới, vẫn là chủ trương 16 chữ vàng, 4 tốt, trong đó có đồng chí tốt, đối
tác tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt cũng như có những phân tích rõ ràng thêm một
chút những nội dung đã được theo dõi từ lâu ở các cuộc gặp gỡ giữa hai bên”.
Theo
ông Sơn, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình rất nhiều lần nói là Trung Quốc
nguyện cùng Việt Nam làm việc này, Trung Quốc cùng Việt Nam làm việc kia… nhưng
mà ông Tập Cận Bình cũng chỉ nhấn mạnh, chúng ta quan tâm đại cục, bỏ qua tiểu
tiết, khi giải quyết được đại cục thì những tiểu cục tự nhiên sẽ chuyển.
“Họ nói là nhỏ nhưng
với dân tộc Việt Nam chúng ta không nhỏ chút nào cả. Những hòn đảo rất nhỏ
nhưng vô cùng thiêng liêng, to lớn đối với người dân Việt Nam chúng ta. Đấy là
những điều chúng ta rất băn khoăn”- ông Sơn nói.
Ông
Sơn bày tỏ mong muốn, Trung Quốc đưa ra lời hứa không xâm hại đến ngư dân Việt
Nam đánh bắt tại ngư trường truyền thống, hoặc dừng những việc làm tại Trường
Sa là những điều người dân Việt Nam rất quan tâm.
”Có những đại biểu
tâm sự là chờ đợi, hy vọng những điều rất tốt, những lời lẽ, mỹ từ đưa lên tại
diễn đàn Quốc hội Việt Nam phải biến thành các hoạt động, việc làm thực tế của
phía bạn”-
Ông Sơn nói.
Ông
Sơn cũng cho biết, ông Tập Cận Bình nhiều lần nhắc lại những câu thơ mà người
Việt Nam chúng ta cũng thuộc từ rất lâu, những bài thơ, câu thơ về tình hữu nghị
Việt Nam – Trung Quốc. Thậm chí cả lời những bài hát mà từ khi ông Sơn còn bé
đã từng học, từng thuộc, “Việt Nam – Trung – Hoa núi liền núi, sông liền sông,
anh ở bên đấy, tôi bên đây…” và đưa cả những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi hoạt động cách mạng ở Trung Quốc
“Những câu thơ như thế
được nhắc lại, cá nhân tôi cũng rất bồi hồi, xúc động nhưng thực ra có lẽ, những
gì đã xảy ra trong những năm vừa qua nó làm lấn át đi những cái lẽ ra trở thành
niềm vui. Một quốc gia, người bạn lớn mà từ xưa đến nay, chúng ta vẫn coi như
thế, đến với chúng ta”- ông Sơn chia sẻ
Ông
Nguyễn Anh Sơn cũng chia sẻ mong muốn: “Sau
này thì bạn sẽ có việc làm gì đó đỡ đi, đỡ căng thẳng như vừa rồi. Đừng có ngăn
chặn tàu cá, tàu cứu hộ của Việt Nam khi cứu hộ tàu cá Việt Nam bị hỏng máy ở
khu vực Hoàng Sa. Đừng làm phức tạp thêm tình hình Biển đảo ở khu vực Trường
Sa”.
Nói
kỹ hơn về bài phát biểu của ông Tập cận Bình, ông Nguyễn Anh Sơn cho biết, bài
phát biểu của ông Tập Cận Bình Tập có phân tích 3 nội dung là đồng chí tốt với
lập luận chúng ta đều do Đảng cộng sản lãnh đạo, đi cùng theo một con đường
lựa chọn nên cần đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, giải quyết những bất đồng trên
cơ sở, nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản.
Đối
tác tốt thì nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc từ lâu gắn bó, tương trợ lẫn
nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Điều đó là một thực tế mà chúng ta
không chối bỏ được mặc dù nhiều người lo lắng sự phụ thuộc quá trình của kinh tế
Việt Nam với Trung Quốc. Nhưng trong tình hình hiện này thì việc này không quá
ghê gớm
Thứ
3 là láng giềng tốt thì lý giải là chúng ta không thể nào rời nhau ra được vì
núi liền núi, sông liền sông, vì thế, chúng ta cần gắn bó với nhau. Ông Tập Cận
Bình cũng nói láng giềng khó tránh khỏi va chạm, khúc mắc, không hiểu nhau, thậm
chí có xung đột nhưng giờ chúng ta phải bỏ quả tiểu cục để hướng đến đại cục,
cùng chọn một con đường thì cùng phải đi, dắt tay nhau đi
Thứ
4 là bạn bè tốt, nhân dân Việt Nam và Trung Quốc dựa vào các cấp lãnh đạo thì
năng thăm nhau để tạo dựng mối quan hệ gắn bó. khuyến khích thanh niên Việt Nam
sang Trung Quốc du học…
“Tất
cả những điều đó là rất tốt, ai cũng mong để tạo dựng cơ hội, phát triển. Tuy
nhiên, điều mà chúng ta mong đợi là việc làm cụ thể, thực tế”, ĐBQH Nguyễn
Anh Sơn nói.
(Theo
Infonet)
No comments:
Post a Comment