Người
Việt
Friday,
November 13, 2015 6:31:29 PM
*Bom
tự sát sân vận động Stade de France
*Tấn công nhà hát Bataclan, giết hơn 100 người
*Tấn công nhà hàng Le Carillon
*Ðóng cửa biên giới
*Giới nghiêm toàn quốc
*Huy động quân đội
*Tấn công nhà hát Bataclan, giết hơn 100 người
*Tấn công nhà hàng Le Carillon
*Ðóng cửa biên giới
*Giới nghiêm toàn quốc
*Huy động quân đội
PARIS
(AP) - Ít
nhất 150 người chết trong một loạt vụ tấn công khủng bố vào Paris đêm Thứ Sáu,
13 Tháng Mười Một, 2015.
Vụ
thảm sát được xem là đẫm máu nhất tại nước Pháp kể từ Thế Chiến Thứ Hai; và
cũng là vụ tấn công tàn bạo nhất kể từ biến cố “911” tại Hoa Kỳ hồi 2001.
Khán giả tại vận động trường Stade de France sau khi
vụ nổ bom tự sát xảy ra. (Hình: AP Photo/Christophe Ena)
Có
ít nhất 6 vụ tấn công đồng loạt vào Paris, với đối tượng là nhà hàng, sân vận động,
phòng hòa nhạc.
Riêng trong vụ tấn công phòng hòa nhạc Bataclan, cảnh sát nói
khoảng 112 người chết.
Các hung thủ cũng bắt làm con tin gần 100 người khác (có nguồn tin nói có thể
ít hơn). Bước sang sáng sớm Thứ Bảy, SWAT team tấn công vào đây, cứu thoát các
con tin, bắn hạ hai hung thủ.
Vụ
thảm sát xảy ra gần tòa soạn báo Charlie Hebdo, nơi cách đây 10 tháng xảy ra một
vụ thảm sát khiến 12 người chết, 11 người bị thương.
Nhân
chứng trong nhà hát nói rằng những kẻ tấn công mang theo AK-47, sau khi bắn bị
thương nhiều người, đã đến bắn chết từng người một, theo kiểu tử hình. Nhân chứng
cũng kể lại, những kẻ tấn công, không đeo mặt nạ, không nói một lời nào, thẩy
chất nổ về phía con tin.
Cùng thời điểm vụ tấn công nhà hát, một
vụ tấn công khác xảy ra tại một nhà hàng
ở Quận 10, Paris, khiến 11 người chết
Trong
khi đó, 3 người khác thiệt
mạng trong 3 vụ nổ bom ở sân vận động
Stade de France, Saint-Denis, nơi diễn ra trận đá banh trong khuôn
khổ World Cup giữa Pháp và Ðức. Trong số khán giả có cả tổng thống Pháp,
Francois Hollande. Ông Hollande được bảo vệ rời khỏi sân banh ngay sau khi vụ nổ
xảy ra.
Hiện
chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Cũng chưa có
thông tin cụ thể có bao nhiêu hung thủ, và liệu có hung thủ nào chạy thoát.
Tổng
Thống Hoa Kỳ, Barack Obama, lập tức được báo tin. Ông gọi cuộc tấn công là “những
mưu toan đáng xấu hổ nhằm khủng bố dân lành,” đồng thời cam kết làm bất cứu điều
gì để mang thủ phạm ra trước công lý.
Ông
Obama chưa đưa ra nhận định ai là thủ phạm đàng sau các vụ này.
Ông
Obama, theo chương trình, sẽ đến nước Pháp vào cuối tháng này để dự hội thảo
khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc tổ chức.
Tại
London, Thủ Tướng Anh, David Cameron, nói ông “bàng hoàng” trước vụ tấn công
này. Ông viết trên Twitter: “Chúng ta cầu nguyện cho người dân Pháp. Chúng ta sẽ
làm bất cứ điều gì có thể, để hỗ trợ người dân Pháp.”
Số
người tử vong tăng cao liên tục. Khởi thủy, có tin nói 12 người chết. Nửa giờ
sau, AP nói 35 người chết. CNN sau đó nói 100. Còn tờ The Guardian của Anh nói
140. Tối Thứ Sáu (giờ
California), hầu hết các hãng thông tấn đều đưa tin 150.
Vụ
tấn công xảy ra khi nước Pháp đang siết chặt an ninh, chuẩn bị cho Hội Nghị Khí
Hậu Toàn Cầu, do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Tổng Thống Hollande đã hủy bỏ chuyến
tham dự Thượng Ðỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, là hội nghị tập trung nói về sự bành
trướng của khủng bố từ Hồi Giáo cực đoan.
Nước
Pháp đang sống trong sự phập phồng lo sợ kể từ vụ các tay súng Hồi Giáo cực
đoan hồi tháng Giêng tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo, khiến 12 người chết,
11 bị thương.
Nhà
hàng bị tấn công lần này, Le Carillon, và phòng hòa nhạc Bataclan, nằm trong cùng
khu vực của Charlie Hebdo. Khu vực này được xem là nổi tiếng nhất Paris, gần
khu ăn chơi buổi tối Oberkampf.
Giới
hữu trách Pháp đặc biệt quan ngại các đe dọa từ hàng trăm người Hồi Giáo quá
khích gốc Pháp, đã đến Syria, nay quay trở lại và được trang bị thêm nhiều kỹ
thuật giết người.
Một công tố viên Pháp nói 5 hung thủ
“có thể” đã bị giết trong các vụ tấn công này. Trong số này, 2 tay súng bị bắn hạ
trong nhà hát Bataclan. Ngoài ra, có thể có ít nhất một kẻ mang bom tự sát tấn
công sân vận động State de France.
Ngay
sau các vụ tấn công, Tổng Thống Hollande lên truyền hình, ban bố tình trạng khẩn
cấp, ra lệnh đóng cửa biên giới, giới nghiêm toàn quốc, huy động quân đội và cảnh
sát.
Ông
gọi các cuộc tấn công này là “những vụ tấn công khủng bố chưa từng có tiền lệ,”
và “đây chính là khủng bố.” Ông cũng viết trên Twitter: “Ðối mặt với khủng bố,
đây là một quốc gia biết tự vệ, biết triển khai các lực lượng của mình, và một
lần nữa, biết chiến thắng khủng bố.”
An
ninh trên nhiều quốc gia khác lập tức được siết chặt ngay sau vụ tấn công
Paris.
Vương
Quốc Bỉ, nước láng giềng của Pháp, tăng cường kiểm soát đường sá, đường xe lửa
và các chuyến bay đến từ Pháp. Nội Các Bỉ họp khẩn vào sáng sớm Thứ Bảy, xem
xét những ảnh hưởng của vụ tấn công đối với quốc gia mình. Quốc gia này quyết định
không đóng cửa biên giới, nhưng tăng cường kiểm soát người đến từ nước Pháp.
Tại
New York, cảnh sát tăng cường kiểm soát các địa điểm đông người. Nhiều nhân
viên chống khủng bố được gởi đến những khu có nhiều du khách, kể cả tòa Tổng
Lãnh Sự Pháp ở Manhattan Trung.
Các
địa điểm của chính phủ Pháp ở New York cũng được giới an ninh bảo vệ. Các
chuyên viên tình báo của Sở Cảnh Sát New York ở Pháp nói họ đang hỗ trợ cảnh
sát Pháp “bất cứ chuyện gì có thể.” (Ð.B.)
No comments:
Post a Comment