AFR Dân Nguyễn
Posted
by adminbasam on
04/11/2015
Trong
một buổi họp tổ dân phố, hoặc một cuộc họp mặt của những người đồng hương, hay những
cuộc gặp mặt của những hội nhóm tương tự, người ta không gọi nhau là đồng chí.
Ông tổ trưởng tổ dân phố, nói: xin mời bà con (hay mọi người) cho ý kiến… Hay,
xin mời bác B, cô C phát biểu…Nghe như vậy thấy xuôi. Trong cuộc họp nào đó mà
thành phần toàn là người dân, là quần chúng, mà đi gọi nhau là đồng chí, nghe
không “vào”.
Người
cộng sản có một cách gọi nhau rất hay. “Đồng chí” là cách họ gọi nhau mà
chúng ta thường xuyên nghe. Tất nhiên là trong lúc công tác. Đồng chí là từ
dùng để chỉ những người cùng chí hướng, cùng một mục tiêu. Từ “đồng chí” được
dùng rất nhiều, không chỉ trong các cuộc họp của những người cộng sản, mà ngay
cả trong “văn học cách mạng”, trong thơ ca của những người cộng sản, hay những
người theo cộng sản, ca ngợi cộng sản, từ “đồng chí” cũng được dùng nhiều vô kể.
“Đồng
chí”, nghe lúc thì trang nghiêm, lúc lại thân thương lắm. Tuy nhiên, nhiều người
mặc dù đã là đồng chí của nhau, mà vẫn rợn người khi nghe đồng chí mình gọi
mình là đồng chí. Ấy là khi từ “đồng chí” được những người cộng sản dùng để chà
đạp nhau trên con đường thăng tiến,“oánh” nhau, mổ xẻ hay hạ bệ, kết tội nhau,
lúc “cho nhau ăn bùn” hay đưa nhau vào chỗ chết… “Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ”; “Đồng
chí Lâm Bưu…” cũng là cách mà Mao gọi những thuộc cấp tin cẩn, những cộng sự đắc
lực, những “cánh tay phải, tay trái” của mình trước khi tiễn những ông này – những
“đồng chí” của mình – vào nhà đá ngồi bóc lịch, hoặc là cho “xơi” kẹo đồng!
Theo
các nguồn tin, ngày 5 tháng 11 tới, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao đảng cộng
sản và nhà nước Trung Quốc sẽ có chuyến “thăm” các “đồng chí” VN của mình trong
hai ngày. Nếu định nghĩa “đồng chí” là từ dùng để chỉ những người cùng chí hướng,
cùng mục tiêu, thì rõ ràng, những người cộng sản VN gọi ông Bình Tập là đồng
chí, khi họ cùng có chung mục tiêu, cùng chí hướng với ông này. Chí hướng ấy, mục
tiêu ấy chỉ có thể là cùng nhau giữ gìn, bảo vệ chủ nghĩa cộng sản (ít nhất
trên danh nghĩa). Tuy nhiên, ngay cả những vấn đề gai góc nhất, tưởng chừng như
mâu thuẫn nhau, thì họ, ông Tập và cs VN cũng “tìm thấy tiếng nói chung”. Đó là
về quần đảo Hoàng Sa tận mãi gần 60 năm trước, Hội nghị Thành Đô 25 năm đã qua,
Bôxit Tây Nguyên, Fumosa Vũng Áng…bây giờ…
Trong
khi cs VN gọi ông Tập là đồng chí, thì Nhân Dân VN xem ra không có lý do gì để
mà gọi ông này là đồng chí cả. Rõ ràng là Nhân Dân VN không thể có cùng chí hướng,
cùng mục tiêu với ông Tập về nhiều vấn đề. Nhân Dân VN chẳng mặn mà gì với chủ
nghĩa xã hội. Nhân Dân VN lại càng không thể là đồng chí của ông Tập Cận Bình
trong vấn đề Biển Đông cũng như vấn đề biên giới và hải đảo… Nếu gọi ông Tập là
giặc thì e “mất mặt ban đại diện”. Gọi ông là bành trướng cũng đủ chính xác rồi.
Những
ai được ông chọn làm đồng chí đều rước cái họa vào thân. Đồng chí Ủn của ông tại
phía Bắc, đồng chí Trọng của ông ở phía Nam đều rước cái họa vào thân, ấy là bị
ông dắt mũi đã đành, còn bị Nhân Dân nguyền rủa nữa.
Chỉ
còn vỏn vẹn hai ngày nữa. Các đồng chí của ông Tập ở Bắc Bộ Phủ giờ này đang
ráo riết chuẩn bị chào đón, tung hê ông lắm. Họ bận soạn thảo diễn văn đọc chào
mừng ông. Họ lo may cờ 6 sao cho các cháu nhi đồng đứng hai bên đường vẫy khi
xe ông qua. Họ lo bài nhạc Hoa tấu lên khi ông vừa tới… Biết bao là cái lo của
những người cs VN cho anh đồng chí mình từ phương Bắc đến.
Nghe
nói ông Tập còn có bài phát biểu trước Quốc hội VN nữa. Chẳng biết ông sẽ nói
gì, về lập pháp, về “đả hổ diệt ruồi” chống tham nhũng – (tật nguyền muôn thuở
của cs), hay về vấn đề “Lưỡi bò”, về “chủ quyền HS, TS là của Trung Quốc không
cần tranh cãi…”!? Rồi cuối ngày thứ hai, tuyên bố chung, dựa trên nền tảng của
16 chữ vàng sẽ được ông Tập và các “đồng chí” của ông long trọng công bố.
Các
tầng lớp Nhân Dân VN cũng có việc để làm khẩn trương, chuẩn bị ra mắt ông trong
màn chào đón với các khẩu hiệu, biểu ngữ trên tay, trên trán.
Bản
thân ông cũng có việc để làm: Chỉ thị cho các “đồng chí” của ông ở Bắc Bộ Phủ
thẳng tay dẹp “các thế lực thù địch”, để cho cuộc viếng “thăm” của ông được ghi
vào lịch sử.
No comments:
Post a Comment