Trần Thế
Kỷ - VNTB
13.11.2015
(VNTB) Dù còn khá lâu
mới tới Ngày Báo chí Việt Nam nhưng tôi vẫn muốn đặt ra câu hỏi này. Nhưng xin
được nói ngay là khi nói tới Ngày Báo chí nước ta, tôi chỉ muốn nói tới ngày 15
tháng 4 vì đây là ngày tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ra đời (15 tháng 4 năm 1865) là
tờ Gia Định Báo, tuyệt nhiên không phải là ngày 21 tháng 6, vốn là ngày Báo chí
Cách Miệng (phải nói rõ như thế kẻo vị nào ngứa tay lại chụp nón cối lên đầu
tôi !).
Với
câu hỏi nêu trên, có lẽ nhiều bạn sẽ đáp ngay: “ Thì là Người chứ ai!”. Thưa
vâng, đúng vậy. Rất đúng. Không thể nào đúng hơn. Mà đã là Người thì phải lo
cơm áo, gạo tiền. Bởi có ai nuôi không mình đâu. Nhà báo Lề Đảng thì có lương ổn
định, còn nhà báo Lề Dân thì phải lo bươn chải để kiếm sống.
Nhà
báo Lề Đảng, do vị thế-vị trí chật hẹp của mình, không thể viết mạnh tay mà cứ
phải “ Khép nép”. Đúng như bác Phạm Đình Trọng từng nói là báo Lề Đảng đã mất
quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận nên không thể mở mồm bênh vực Nhân Dân
(hai chữ “ Nhân Dân” được bác Trọng viết hoa một cách trân trọng). Nhưng không
phải vì thế mà nói rằng nhà báo Lề Đảng tất cả chỉ viết vì tiền mà chẳng viết
vì tâm. Tôi nhớ thời còn làm báo Lề Đảng, anh Huỳnh Ngọc Chênh chưa bao giờ có
bài viết nào trái với lương tâm của một người chân chính. Nhà báo Phạm Đoan
Trang cũng vậy. Và cả lúc này đây, ở các báo Dân Trí, Trí Thức Trẻ, Lao Động và
nhiều báo Lề Đảng khác vẫn có những cây bút rất có lòng với đất nước.
Còn
với các nhà báo Lề Dân thì tất nhiên họ chỉ viết vì cái tâm chứ làm gì có chuyện
vì tiền. Việc viết lách của họ chính là sự cống hiến cho đất nước, một đất nước
đang đắm chìm trong những nỗi đau. Họ viết với tinh thần “Quốc gia hưng vong,
thất phu hữu trách”. Họ cống hiến cho tổ quốc bằng ngòi bút của mình mà không
màng tư lợi. Họ chấp nhận những mất mát, rủi ro có thể đến với mình.
Tôi
nhớ năm 2013, nhà báo Lê Anh Hùng đã từng bị công an giam giữ trái phép 12 ngày
tại Trung Tâm Bảo Trợ số 2, không qua bất kỳ một cuộc kiểm tra sức khỏe hay
giám định tâm thần nào. Không chỉ anh mà cả vợ con anh cũng bị chính quyền thường
xuyên sách nhiễu. Không rõ gia đính anh lúc này đã được yên ổn chưa.
Tôi
nhớ nhà báo Phạm Chí Dũng từng bị Công an bẻ ngoặt tay lôi lên xe chở về đồn để…
mời uống trà đá! (Trà đá ở đó có ngon không, anh Dũng? !). Lần đó khi được tin
anh được công an ưu ái như vậy, tôi đã vẽ chân dung anh bằng mấy vần thơ
:
Trời
sinh ra bác Dũng gàn
Người
cao như sếu, vừa gan vừa lì
Công
an tớ, chẳng sợ chi
Việt
Nam Thời Báo quyết đi đến cùng!
Nhà
báo Nguyễn Tường Thụy dường như chưa có hân hạnh được công an mời uống trà đá
nhưng lại bị bọn côn đồ cho nếm mùi… trà đấm. Được biết trong một số lần cùng đồng
nghiệp đi thăm dân oan và tù nhân lương tâm, ông từng bị “bọn xấu” hành hung đến
sứt đầu mẻ trán. Biết tin đó, tôi làm vội bài thơ tặng ông:
Quê
ta có bác Thụy già
Vẫy
vùng cây bút, thật là dân chơi
Viết
hoài, viết chẳng chịu ngơi
Ốm
đau mặc kệ, bác thời xông pha
Còn
nhà báo Phạm Đoan Trang thì không màng cuộc sống sung sướng nơi xứ người, đã
quyết trở về Việt Nam để dấn thân. Chị nói: “ Tôi trở về để có những trải nghiệm
trong thời điểm xã hội Việt Nam có nhiều biến động. Việt Nam càng nhiều biến động
gay gắt, càng nhiều mâu thuẫn, càng nhiều bi kịch xã hội thì càng nhiều chuyện
hay để viết”. Thực là lời lẻ của một nhà báo chân chính.
Có
cô nhà báo Đoan Trang
Nữ
nhi mà tính ngang tàng kém ai
Nam
nhi còn phải chạy dài
Dọc
ngang cây bút, chẳng hoài ấm thân
Và
còn rất nhiều nhà báo Lề Dân tài năng khác đang chấp nhận dấn thân như Nguyễn
Lân Thắng, Mai Tú Ân, Tuấn Khanh, Huỳnh Thục Vy…, không sao kể hết được.
Hẳn
sẽ không ít bạn thắc mắc đôi chút về tôi, về cái tên Tú Kỷ mà tôi đôi lần gọi
như thế. Nhẽ ra tôi không nên viết gì về mình vì đơn giản tôi chưa bao giờ xem
mình là nhà báo. Tôi chỉ là một người dạy đàn, viết truyện, viết thơ…. Viết báo
chỉ là viết cho vui. Còn biệt danh Tú Kỷ thì là vì Kỷ tôi học xong tú tài thì
nghỉ, không buồn tới trường lớp vì cho rằng đời có nhiều thứ mình có thể tự học
được. Người thầy lớn nhất bao giờ cũng là chính mình. Đây là bức chân dung tự họa
của tôi:
Ngày
xưa có bác Tú Xương
Ngày
nay Tú Kỷ tính ương chẳng vừa
Đến
Trời bác cũng không chừa
Chặn
đường, bác bảo: Ông đưa tôi tiền!
Mỗi
ngày tôi đọc báo mạng hai lần, sáng và chiều. Có tin nào hay hay thì lấy ra rồi
làm chớp nhoáng một bài thơ châm biếm về tin đó. Cả thảy việc lấy tin và làm
thơ như thế mất độ 15 phút. Cứ 4 lần như thế thì được một bài Tản Bút đủ dài để
gửi cho VNTB.
Có
lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ rằng tôi sướng quá, vừa chơi đàn, vừa làm thơ, làm báo.
Thưa vâng, đúng là sướng thật, chẳng như nhiều nhà báo Lề Dân khác đang phải sống
trong cảnh thiếu thốn đủ bề. Ngoài đói ăn, có người còn thường xuyên bị chính
quyền sách nhiễu, hăm he. Cần phải nhấn mạnh điều này vì không ít bạn đọc đôi
khi trách móc những sơ suất này kia trong bài viết của các nhà báo này mà không
nghĩ rằng trên các trang viết của họ ngoài những giọt mồ hôi đôi khi còn có cả
những giọt nước mắt. Việc viết lách không sao tránh khỏi những sai sót. Hãy hiểu
để thông cảm cho những nhà báo chân chính đang thầm lặng cống hiến đời mình cho
chính nghĩa của dân tộc. Hãy hiểu để thể tất những sơ suất có thể có của họ.
Nhân vô thập toàn.
Lúc
này đã một giờ khuya. Xin được dừng bút nơi đây và xin tặng bạn đọc mến yêu mấy
vần thơ “tâm tư” :
Vinh
danh nhà báo Lề Dân
Không
màng tư lợi, dấn thân cho đời
Trà
đấm, trà đá tơi bời
Hiên
ngang cây bút, không lời thở than
No comments:
Post a Comment