Tuesday,
November 10, 2015
Như
tôi đã từng viết trên blog này, một dân tộc muốn trường tồn phải giữ được văn
hóa của dân tộc ấy. Một xã hội muốn vững bền thì xã hội đó phải biết tự lực tự
cường.
KHÓ
KHĂN
Tôi
cũng đã từng viết, Miến Điện dễ dàng đi đến nền chính trị dân chủ hơn Việt Nam
vì các nhà độc tài quân sự ở Miến Điện còn giữ lại 3 điều quý giá cho Miến Điện
là:
1.
Đạo Phật chưa bị chính trị ăn tươi nuốt sống để có những sư
sãi mồm nói chay mà tâm ăn mặn. Và chính đạo Phật đã là rường cột văn hóa cho
Miến Điện xây dựng lại tâm hồn chính trị gia và dân Miến Điện. Trong khi đó, đạo
phật có số người đi theo lớn nhất ở Việt Nam đã bị nhà cầm quyền biến thành tổ
chức an ninh chìm phá đạo, phá dân và phá nát luân thường đạo lý xã hội.
Năm
1990, tôi đã có 9 tháng sống ở Cambodia do thời vận đẩy đưa. 9 tháng nhưng là một
trải nghiệm về tâm hồn và hành vi của người dân Cambodia sau thời kỳ Pol Pot diệt
chủng. Người Cambodia lúc đó có những hành vi giống như chiếc lò so sau khi bị
nén chặt, rồi thả bung ra. Bất cứ hành vi nào trái ý họ, họ đều nổi giận và đi
đến giết người bằng búa, bằng rìu, bằng súng.
Nhưng
Cambodia sau diệt chủng được Norodom Sihanouk phục dựng lại quốc giáo - đạo Phật
- đã giúp cho văn hóa hiền hòa, chân chất của người dân Cambodia đã trở lại.
Năm 2013, tôi quay lại Cambodia trong một chuyến du lịch thì đây quả là một quốc
gia yên bình và thịnh vượng.
Miến
Điện cũng vậy, đạo Phật làm cho người dân Miến Điện chân chất, đáng yêu trong
nghèo khó.
Nhưng
người Việt thì, chính trị đã làm người Việt hôm nay không còn hồn nhiên, chân
chất để có thể có được suy nghĩ và hành động đúng nghĩa chân thiện mỹ.
2.
Miến Điện chưa mất bản chất đa nguyên chính trị trong độc tài
như nước Việt. Nên trên nền tảng đa nguyên đó, Miến Điện dễ dàng chuyển trục
dân chủ. Còn ở Việt Nam, đảng cộng sản đã sao y điều 6 hiếp pháp của Leonid
Brezhnev vào hiếp pháp Việt Nam bằng điều 4 trước khi chuyển trục sang Trung
Hoa.
Các
nhà cầm quyền quân sự Miến Điện cũng tham nhũng và giàu có trên mồ hôi, và máu
của dân Miến Điện, nhưng họ không bóp nghẹt mọi con đường tham gia chính trường
của người dân bằng hiến pháp. Trong hiến pháp của Miến Điện có một điều khoản:
cấm người Miến Điện có con, vợ hoặc chồng là người sinh ra và là công dân ở nước
ngoài được làm tổng thống. Điều khoản hiến pháp này, là chủ yếu đế ngáng chân
bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống, và bà Aung Kyi cũng đã bảo là hiến pháp ngớ
ngẩn. Nhưng hiến pháp đó không cấm các đảng phái khác ngoài đảng cầm quyền quân
sự tham gia chính trị như hiến pháp của nhà cầm quyền Việt Nam với điều 4 sao từ
điều 6 Liên Xô cũ.
3.
Tài nguyên thiên nhiên như là của để dành của tổ tiên cho con cháu muốn đời
thì các nhà độc tài quân sự Miến Điện vẫn còn gìn giữ như chiếc bình cổ nguyên
sơ, chưa có bàn tay con người tàn phá. Và trong một phỏng vấn với Bà Aung Kyi
năm 2011 tại Diễn Đàn Kinh tế Thế giới, bà đã trả lời rằng, quốc hội của Miến
Điện sẽ thẳng tay từ chối những dự án đầu tư nước ngoài nào làm tàn phá môi trường
và tài nguyên vô giá này.
Khác
với Miến Điện 26 năm qua họ chỉ âm thầm chuyển đổi chính trị làm nền để cho có
bệ phóng kinh tế trong tương lai. Việt Nam đi theo con đường kinh tế bán tài
nguyên để ăn, mà hoàn toàn không xây dựng nhân lực cho sáng tạo, và giữ nguyên
hình thái chính trị đơn nguyên phục vụ cho tha hóa và tham nhũng. Nên môi trường
và tài nguyên đã cạn kiệt, mà chưa có được nhân lực sáng tạo phục vụ cho tự lực
tự cường.
Chính
vì đó, Miến Điện hôm nay như chiếc bình cổ được trao cho nhà sưu tập chuyên
nghiệp đi đúng quy luật triết học của cuộc rong chơi chính trị Aung San Suu
Kyi. Miến Điện sẽ phục hưng như một Miến Điện văn minh và hùng cường ở thập
niên 1960 thuộc vào hàng đầu của châu Á là điều chắc chắn.
THUẬN
LỢI
Khó
khăn cho Việt Nam là có thật ở 3 điểm trên, nhưng không có nghĩa là bất lực,
trong nguy nan cớ cơ hội. Chính trị là nghệ thuật của sự có thể. Việt Nam cũng
có 3 thuận lợi để tự lực tự cường.
1. Như
chiếc lò so bị nén, người dân Việt đã thức tỉnh sau 40 năm bị ru ngủ và nén
chặt. Mỗi gia đình dân Việt đã ý thức được không thể chỉ biết nhờ vào sự bố thí
của nhà cầm quyền. Họ đã chuẩn bị cho mình và thế hệ mai sau một hành trang để
tự đi trên đôi chân của mình bằng chân thiện mỹ. Đây là điều kiện và thời cơ tốt
để có thể làm được việc chuyển đổi êm đềm, không đổ máu như Miến Điện về chính
trị và cả về khả năng tự lực tự cường khi nhân lực trong dân Việt, mà ngoài đảng
cầm quyền đang không thiếu người tài. Vấn đề còn lại là giải pháp làm sao để sử
dụng được con người đúng với khả năng của họ.
2.
Tài nguyên con người là vô hạn, các thế hệ thứ hai, và thứ ba của người
Việt ở hải ngoại là một tài nguyên vô giá. Họ đã có rất nhiều người thành đạt.
Họ không chỉ xuất thân từ các Ivy Leagues mà còn từ những đại học đỉnh của đỉnh
như Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis, Học
viện quân sự Hoa Kỳ West Point, kể cả Học viện Không quân Hoa Kỳ Colorado Springs Sau
đó, họ tiếp tục học những chuyên ngành lãnh đạo không thiếu. Những người này họ
có thể làm thay đổi vận mệnh của một quốc gia.
VIDEO
:
8
sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 2015.
Tôi
còn nhớ năm 2011, câu chuyện tranh chấp ngôi đền Preah Vihear giữa Cambodia với Thailand
kéo dài suốt 3 năm, nhưng nó chỉ được giải quyết êm thắm sau khi con trai Hun
Manet của ông Hun Xen hoàn thành việc học sau đại học ở Anh về với nền tảng từ
Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point!
3.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân mà chính quyền độc tài quân sự ở Miến
Điện phải chuyển đổi sang dân chủ tự do vẫn không nằm ngoài quy luật của triết
học. Nhà cầm quyền độc tài toàn trị Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật triết
học mà Miến Điện phải làm, để có một nền chính trị dân chủ.
Nguyên
nhân đó không ngoài hết tiền thì là gì? Hết tiền mà nhà không còn gì để bán ăn,
trong khi con cái nó đòi ăn thịt mình vì đói, thì sẽ làm gì? Kinh tế quyết định
chính trị chứ còn gì nữa?
Năm
2009, một xếp hạng của World Bank cho Miến Điện là đứng thứ hai về sụp đổ chính
trị vì kinh tế cạn kiệt. Ông Thein Sein sau khi nhậm chức đã phải thay đổi thể
chế chính trị từ 2011 bằng hòa hợp hòa giải với phe đối lập là nền tảng quyết định
cho sự thành công hôm nay.
Việt
Nam hiện nay cũng không thoát được sự cạn kiệt
kinh tế do chiếc vòng kim cô chính trị như chiếc áo chật trùm lên
mọi hoạt động kinh tế cả nước.
VIDEO
: Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị vì cạn kiệt kinh tế!
WTO
hay AFTA hay TPP cũng không thể cứu được nền kinh tế Việt khi ngành công nghiệp
phụ trợ Việt Nam là con số không tròn trịa, chỉ sống nhờ vào gia công lắp ráp.
Trong khi đó, tiềm lực người Việt ở hải ngoại và ở trong nước không thiếu để
đưa Việt Nam có thể hội nhập và tự lực tự cường.
MỘT
TỔ CHỨC ĐỘC LẬP LÀM TRUNG GIAN HÒA GIẢI LÀ KHÔNG THỂ THIẾU
Những
thuận lợi và khó khăn trên không khó hơn việc làm sao người Việt ngồi lại với
nhau. Nhà cầm quyền Việt Nam đã kêu gọi từ thời ông cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
còn đương chức đến nay - ngày 30/4/1975 có triệu người vui, và cũng có triệu
người buồn, kể cả gia đình của ông.
Sau
ông là chủ tịch nước đương nhiệm Trương Tấn Sang vẫn kêu gào khi công du nước
ngoài và thăm dân trong nước. Một số nhà ngoại giao của nhà cầm quyền đã từng mời
ông Nguyễn Cao Kỳ làm trung gian hòa giải nhưng vẫn thất bại. Tại sao?
Tại
vì, tất cả việc làm hòa hợp, hòa giải dân tộc ấy là việc làm của nhà cầm quyền
Việt Nam, của cá nhân người Việt chứ không đại diện cho người Việt toàn cầu.
Muốn
thành công, phải có một tổ chức người trí thức Việt độc lập ngoài đảng cầm quyền,
được công nhận của nhà cầm quyền và quốc tế, đủ uy tín, tầm, tâm và năng lực
làm việc khoa học và khách quan, không cảm tính ngả về bên nào, trên nguyên tắc
luật pháp trong nước và quốc tế. Đó là, cơ sở để làm nhiềm tin cho việc phá bỏ
bức tường hổ thẹn trong tâm trí người Việt.
Nó
là nền tảng để cho một cuộc chuyển mình chính trị và thay đổi thể chế chính trị
của nhà cầm quyền hiện nay hoặc là chết trong biển máu là rất có thể. Việc
làm này phải chính là người Việt về cả nhà cầm quyền và dân Việt cùng thực hiện,
không thể đòi hỏi quá đáng từ 1 chiều. Và cũng không thể đem thù hận quá khứ của
2 bên ra để ngồi tranh luận trên bàn đàm phán.
KẾT
Trong
quan hệ làm ăn và ngoại giao có những tổ chức và con người chuyên đi làm lobby
chính trị, Ví dụ, việc ông Bill Clinton lobby cho ông Nguyễn Phú Trọng gặp ông Obama tháng
7/2015 vừa qua mà quên cả quốc khánh Hoa Kỳ là một thực tế, thì việc trung gian
hòa giải người Việt cũng phải được làm chuyên nghiệp bằng một tổ chức dân sự uy
tín. Tại sao không?
------------------------
Bài
viết liên quan:
Asia Clinic, 14h08' thứ Ba, 10/11/2015
No comments:
Post a Comment