04.11.2015
Trong
tư thế khốn khó nhất sau bảy chục năm tồn tại, đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tự
đốt lửa chân mình bằng xung đột “Cộng - Giáo”.
‘Đổi
người’
Tháng
10/2005, quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lại thêm một lần ghi dấu thắng
lợi của sức mạnh quần chúng chống bạo quyền.
Phản
ứng “nước tràn ly”, giáo dân Đông Yên ở Hà Tĩnh đã bao vây và giữ 4 công an để
yêu cầu thả người bị bắt trái phép cả tháng trời trước đó là ông Nguyễn Xuân
Toàn, một giáo dân dám lên tiếng phản đối vụ chính quyền cưỡng chế và buộc di dời
người dân Đông Yên. Những giáo dân “động loạn” này không hề giấu giếm sự thật rằng
nếu họ không phản ứng, nhà cầm quyền sẽ tiếp tục bắt người con thứ hai của gia
đình ông Toàn là anh Nguyễn Xuân Thành.
Không
còn dám dùng “lực lượng chuyên chính” số đông như nhiều lần trước, cuối cùng
chính quyền và công an địa phương đã phải thỏa hiệp “đổi người” với giáo dân và
thả người bị bắt. Trực tiếp ban giám đốc công an tỉnh cùng lãnh đạo Ủy ban nhân
dân tỉnh phải đứng ra điều đình với giáo dân và nhờ cậy linh mục can thiệp. Nhờ
thế những nhân viên công an bị giữ mới được giáo dân thả về.
Vì
sao lại xảy ra biến cố trên?
Đông
Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là một giáo xứ lâu đời sống bằng
nghề biển, nhưng bị cưỡng bách chuyển lên vùng núi gần Quốc lộ 1A để nhà cầm
quyền lấy đất của họ. Cuộc di dời người dân ở đây đã gây ra nhiều hệ quả đau
thương, tan nát.
Hiện
nay, vẫn còn gần 200 hộ giáo dân với gần 1.000 dân đang ở lại nơi cũ không di dời
vì theo họ, chưa có quyết định nào có hiệu lực pháp luật buộc họ phải rời nơi
chôn rau cắt rốn. Trong khi đó, nhà cầm quyền lại đập phá hết trường học khiến
155 học sinh thất học suốt hơn một năm qua để gây áp lực buộc các gia đình phải
đi khỏi nơi này.
Nhưng
giáo dân ở đây thể hiện thái độ kiên quyết không di chuyển. Từ đó đã sinh ra phản
ứng và bị bắt bớ.
Cách
mạng
Số
đông giáo dân và sức mạnh quần chúng chính là điểm nổ cách mạng mà đã buộc
chính quyền phải lùi bước.
Cuộc
cách mạng ấy khởi đầu bằng một vụ phản ứng quyết liệt chưa từng thấy của người
dân đối với chính quyền địa phương vào tháng 4/2011 tại huyện Kỳ Anh của Hà
Tĩnh. Vụ việc bắt nguồn từ chuyện một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan
có tên là Formosa, được sự bảo trợ của nhiều cấp từ trung ương đến địa phương,
đã tiến hành dự án cảng nước sâu làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên lẫn môi
trường sinh sống của người dân địa phương.
Sau
nhiều lần đơn thư khiếu nại của người dân địa phương không được giải quyết thỏa
đáng, khi Formosa sử dụng thủ đoạn dùng chính quyền và cảnh sát để dập tắt làn
sóng phản đối của người dân nhằm giải phóng mặt bằng thi công, hàng trăm giáo dân
xã Kỳ Lợi đã bất ngờ bắt giữ 5 cán bộ và nhân viên công an - những người đang
“thi hành công vụ” tại hiện trường.
Sự
việc hy hữu này chỉ được giải quyết tạm ổn thỏa sau khi chính quyền thương lượng
với giáo dân thất bại và các quan chức chính quyền phải dựa vào sự can thiệp của
Tòa giáo phận Vinh để thả người.
Đến
năm 2013, cuộc cách mạng tự phát đó lại nổ ra ở Mỹ Yên, Nghệ An, khi giáo dân bắt
giữ một số nhân viên an ninh mặc thường phục. Những người giấu thẻ ngành trong
cốp xe máy đã tự cho mình quyền chặn và khám xét chiếc ô tô chở giáo dân đến dự
phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo và Tin lành, lập tức kích hoạt vô số uẩn ức
bị dồn nén lâu ngày trong cơ thể các con chiên Thiên chúa.
Sau
các vụ Cầu Rầm, Con Cuông cũng xảy ra trên địa bàn có số tín đồ công giáo đông
nhất nước, Mỹ Yên lại là một bằng chứng sống động về tâm trạng máu trào khỏi họng
những giáo dân không còn muốn nuốt máu trở vào trong, hình ảnh những người kéo
đi đòi trả tự do cho những kitô hữu bị bắt giữ khuất tất, kêu gọi lập lại công
bằng cho quan hệ Công giáo - chế độ và công lý cho những con chiên của Chúa
trên chính mảnh đất này.
Trước
vụ Mỹ Yên, nhiều tổ chức quốc tế đã liên tục gây sức ép đối với Hà Nội về trường
hợp Lê Quốc Quân. Người ta còn nhớ ngay trước phiên xét xử sơ thẩm của Lê Quốc
Quân, không khí giáo dân Vinh đã ngấm ngầm sôi sục. Nếu có những cuộc hành lễ
đã quy tụ đến phân nửa trong số 400.000 giáo dân tại địa phận này, thì không
quá khó để có thể ước tính số con chiên ngoan đạo có thể kéo đến tòa án Hà Nội ủng
hộ cho bằng hữu chịu nạn của họ.
‘Định
mệnh’
Trong
tháp ngà của giới chức đảng và chính quyền, những bài học dân vận và tôn giáo vận
vẫn được lặp đi lặp lại từ ngày này sang tháng nọ, xuyên suốt từ cấp lãnh
đạo cao nhất của đảng cho đến cánh tay nối dài của một bộ phận thân thể đã ung
hoại đến mức phù trương… nhưng vẫn không làm cách nào được thấm nhuần bởi những
người luôn “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ở ngay quê
hương của người đã từng một thời là hội trưởng danh dự của Hội Hướng đạo việt
Nam.
Não
trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành
công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng Công giáo trở thành một
chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực
đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa vào tâm thế mà người đời
định nghĩa rằng không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Sau
gần sáu chục năm tạm yên ả, mồi lửa Công giáo lại có cơ rực đốt trong lòng chế
độ. Cũng sau hơn nửa thế kỷ, có vẻ tất cả những gì mà lớp cách mạng tiền bối đổ
công sức “tôn giáo vận” lại đang bị lớp hậu bối đổ sông đổ biển. Thay cho cái
nhìn khoan dung giữa những người cùng dòng máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại
là truyền thống thâm thù “Công giáo - cộng sản” đang rừng rực tái hiện, cùng tiếng
la hét bạc lòng chới với của dân tình lầm than.
Cồn
Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An, Đông Yên ở Hà Tĩnh mới
chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo
đầy ác ý của một số bậc lãnh đạo thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người
Công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch, mà có thể đến một ngày nào đó sẽ lại nổ
ra một Xô Viết Nghệ Tĩnh khác trên mảnh đất Việt Nam quằn quại trong máu và nước
mắt.
-------------------------------------
* Blog của nhà báo độc
lập Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự
đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ
Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment