04:00:pm
17/11/15
Chuyện
cười lượm trên mạng
Khám bịnh
xong bác sĩ nói với bệnh nhân:
- Cô
cho tôi xin số điện thoại của cô để khi nào có kết quả xét nghiệm tôi sẽ gọi điện
báo cô hay.
Cô gái
trả lời:
- Dợ,
hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ
lắc đầu:
-
Không! Chuyện tắm rửa của cô thì tôi không cần biết. Số điện thoại của cô á!
Cô gái
trả lời:
- Dợ,
hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ
lắc đầu mạnh hơn:
- Cô tắm
mỗi ngày hai ba bận hay là hai ba tuần cô tắm một lần thì tôi không ke… Số điện
thoại của cô kìa…
Cô gái
bực bội viết ra giấy: 237817
Vài
ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
- Tại
sao tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thoại rồi sao?
- Dợ,
em đã đủi gùi, bi giờ là tém chín bửa một nem không tém. (8971508)
Phe
tấn công
Vào năm
1999, một người Hồi giáo gốc Jordan – Abu Musab al-Zarqawi – tổ chức huấn luyện
và thực hiện nhiều vụ đánh bom và chặt đầu ở Iraq.
Nhóm của
ông ta ban đầu được biết với cái tên Jama’at al-Tawhid wal-Jihad, rồi đổi thành
Chi bộ al-Qaeda tại Iraq, sau khi tuyên bố sẽ nằm trong mạng lưới của Osama bin
Laden vào tháng 10, năm 2004.
Sau năm
đó, nhóm này hoạt động dưới nhiều bộ mặt khác nhau cho đến 2006, lãnh tụ hiện
nay – Abu Bakr al-Baghdadi – tuyên bố nhóm của họ là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq
(Isi) và qua năm 2013, thêm “al-Sham” vào sau để trở thành Nhà nước Hồi giáo ở
Iraq và vùng al-Sham (Isis). Vùng al-Sham bao gồm cả Syria nên nhiều người gọi
nhóm này là “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria” cho tiện.
Nếu mục
tiêu tối hậu của Cộng sản là lập ra thế giới đại đồng thì mục tiêu của Isis là
lập ra caliphate, thế giới Hồi giáo không những ở vùng Trung Đông mà còn xa hơn
nữa. Họ nói: tại sao không? Bây giờ ở nước nào cũng có tín đồ đạo Hồi, vậy thì
lập ra caliphate (viết theo A-rập là خِلافة và đọc là khilāfa) không gì lôgic hơn. Lãnh
tụ của caliphate là caliph (viết theo A-rập là خَليفة và đọc là khalīfah) vừa nắm quyền lực
chính trị vừa là giáo chủ, kế vị đấng tiên tri Muhammad.
Và cũng giống như phong trào Cộng sản Quốc tế, có phe Lê Nin Lê Duẩn, Mao Ít Mao Nhiều, đệ Tam đệ Tứ, sau này lại đẻ ra phe Kinh tế Thị trường định hướng XHCN, một chủ nghĩa trăm năm nữa chưa chắc đã đạt… phe Hồi giáo cũng có hai phe chính – Sunni và Shia – không muốn sống chung với nhau, mỗi phe lại chia ra nhiều nhánh, thân phương Tây, ôn hòa, cực đoan…
Nhiều
người lập luận rằng Isis sẽ không lớn mạnh như bây giờ, vẫn chỉ là một nhóm khủng
bố tép riu, nếu như Bush con đừng lật đổ Saddam Hussein với lý do WMD, vũ khí hủy
diệt hàng loạt.
Nhiều
người lập luận rằng Isis sẽ không thể quậy phá ở Syria nếu ngay từ đầu, khi người
dân Syria biểu tình chống Assad, Obama có thái độ cương quyết hơn.
Phe
phòng thủ
Chống lại
phe tấn công gồm những ai?
Vì phe
tấn công muốn lập ra một nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, ít ra là trước mắt,
nên muốn biết phe chống Isis là ai, cách dễ nhất là xem những gì đang xảy ra ở
Syria.
Tưởng
là dễ nhưng không.
Sau 4
năm, cuộc chiến ờ Syria có 4 phe: Assad, chống Assad, Isis (tách ra khỏi nhóm
chống Assad) và phe người Kurd. Mỗi phe đều có chia rẽ nội bộ và có sự hà hơi
tiếp sức của nước ngoài. Các nước ngoài này cũng không nhất trí với nhau để ủng
hộ phe nào hoặc chống lại phe nào.
Iran, đồng
minh chính của Assad, muốn chở hàng tiếp tế cho Assad phải bay ngang qua Iraq,
kẻ thù cũ của mình. Ngoài chuyện gửi súng đạn, Iran còn gửi hàng trăm tay súng
đến giúp Assad. Iran cũng tài trợ để nhóm Hezbollah, đệ tử của mình bên Libăng,
kéo sang giúp Assad.
Các nước
A-rập vùng Vịnh, chủ yếu là Saudi Arabia, muốn chở hàng tiếp tế cho phe chống
Assad, phải bay đường vòng, ngang qua Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Saudi Arabia đã cãi
nhau với Oman về chuyện viện trợ cho phe chống Assad.
Trong phe đồng minh chống Assad có nhóm người Kurd, là nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ không ưa. Mặc dù cho Saudi Arabia mượn không phận để tiếp tế cho phe chống Assad, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn dội bom xuống nhóm người Kurd, là nhóm vừa chống Assad vừa muốn lập một nhà nước riêng biệt trên một phần đất giao nhau của ba nước Iraq, Syria và Thổ.
Mỹ lúc đầu dọa sẽ làm mạnh nếu Assad vượt “lằn chỉ đỏ” nhưng dù Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, vượt lằn chỉ này, Obama vẫn tỉnh bơ. Sự tham gia chính của Mỹ bây giờ là một số “cố vấn” quân sự, huấn luyện cho phe chống Assad để chống lại Isis.
Đến lượt
Putin cũng nhảy vô tuyên bố chống Isis, nhưng Mỹ la ó máy bay Nga chỉ dội bom
xuống các nơi có phe chống Assad được Mỹ viện trợ, thay vì dội bom xuống các
nơi có Isis.
Tóm lại,
cuộc chiến Syria cứ rối tung lên, giống như nồi cám heo.
Gọi phe
chống Isis là phe phòng thủ cũng không chính xác, bởi vì sau khi Paris bị khủng
bố hôm thứ Sáu tuần trước, máy bay Pháp đã dội bom ồ ạt xuống Raqqa, thành trì
của Isis ở Syria.
Cái
tên rất quan trọng
Nhại
theo câu chuyện Trương Chi Mỵ Nương, dân ta có câu: “Ngày xưa có anh Văn Ba,
người thì cực ác, hót thì cực hay.”
Khi anh
muốn chiếm miền Nam, anh cho đàn em ngáo Văn Ba giương ngọn cờ “Chống Mỹ cứu nước,”
giấu đi ngọn cờ “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.”
Chiếm
được miền Nam, anh định áp dụng chính sách kinh tế như miền Bắc, cải tạo công
thương nghiệp. Dân bị o ép đi kinh tế mới te tua quay về cầu bơ cầu bất đầy đường.
Thất bại. Anh xoay sang mô hình tư bản, đặt tên cho nó là Đổi Mới, thực chất là
quay về với mô hình của miền Nam trước 75. Thay vì quỳ xuống xin vong linh của
hàng triệu người chết vì “giải phóng” tha tội, anh lại gọi đây là một sáng tạo
tài tình. Và để cho đỡ quê một cục, anh thêm cái đuôi “định hướng XHCN.” Ta có
thể mường tượng nền kinh tế dính cái đuôi này giống như anh chàng mặc áo của
Armani, cà-vạt và khăn nhét túi cùng màu của Salvatore Ferragamo (dù dân chơi
bây giờ không ai dùng khăn lụa nhét túi nữa) nhưng chỉ mặc độc quần của Jockey
hoặc Fruit of the Loom.
Quay lại
với tình hình Trung Đông, sau mấy năm đối phó với những tay súng
da-ngăm-ngăm-có-râu-quai-nón-sẵn-sàng-chặt-đầu-kẻ-thù-post-lên-mạng, lãnh đạo
các nước phương Tây mới té ngửa là mình chưa
thống nhất với cái tên gọi đối phương.
Người
thì gọi là Nhà nước Hồi giáo, Islamic State (IS), dựa trên nhà nước tự xưng
Caliphate của nhóm này. Tên gọi này bị nhiều người phản đối, vì chẳng có nhà nước
nào trên trái đất này gọi là nhà nước Hồi giáo được Liên Hiệp Quốc công nhận cả,
ngay cả từ “Hồi giáo” cũng bị lạm dụng.
Người
thì gọi là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, The Islamic State of Iraq and
Syria (Isis). Cái tên viết tắt Isis làm đau đầu nhiều công ty trên thế giới có
sản phẩm mang cùng tên. Dân Ai Cập có một nữ thần tên Isis. Một bà Mỹ tên Isis
Martinez đã thất bại khi yêu cầu báo chí Mỹ đừng dùng tên này nữa.
Đến lượt
Obama gọi nhóm này là Isil (The Islamic State of Iraq and the Levant), Nhà nước
Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant. Vùng Levant lấy từ tiếng Pháp, có nghĩa là vùng
mặt trời mọc, bao gồm Syria, Lebanon, Israel, Palestine và Jordan.
Các nhà
lập chính sách của phương Tây cho rằng, nếu cứ tiếp tục dùng “Hồi giáo” hoặc
“Nhà nước” thì hóa ra mình đang đánh nhau với một quốc gia hoặc một tôn giáo,
hóa ra mình hợp thức hóa mấy cái ông da-ngăm-ngăm-có-râu-quai-nón-sẵn-sàng-chặt-đầu-kẻ-thù-post-lên-mạng
này à?
Mấy ông
này cũng thích được gọi như thế, vì như vậy là coi như cuộc chiến của họ có
chính nghĩa.
Thế là
bắt đầu có từ
Daesh
Tuần
trước, chính phủ Pháp loan báo: kể từ nay, họ không gọi đám này là EIIL (L’Etat
islamique en Irak et en Syrie), dựa theo tiếng Anh Isis, mà sẽ gọi là “Daesh”.
Lý do đưa ra là không thể đánh đồng cái nhóm này với đạo Hồi, người theo đạo Hồi,
hoặc một chính phủ.
Và cũng
cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sau khi họp với Ngoại trưởng Nga
Sergey Lavrov ở Vienna cũng nói về tình
hình Syria: “Tổng thống Obama đã đặt ra ba mục tiêu gắn kết với nhau: thứ
nhất, đánh bại Daesh; thứ hai, ổn định khu vực; và thứ ba, ủng hộ một cuộc chuyển
đổi chính trị để chấm dứt cuộc nội chiến này.”
Nhưng
dường như giữa Bộ Ngoại giao và Tòa Bạch Ốc chưa có sự phối hợp cho cái tên
này. Trong khi ông Ngoại hôm cuối tuần gọi là Daesh thì hôm thứ Hai, tại hội
nghị G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tổng lại gọi là Isil trong khi trả lời những câu hóc
búa của báo chí. http://talkingpointsmemo.com/livewire/obama-g20-summit-frustration-reporters
Tướng ba sao James Terry, Tư lệnh các lực lượng quân sự Mỹ tại Iraq và Syria, nói rằng lãnh đạo các đồng minh A-rập đã yêu cầu ông dùng Daesh bởi vì “nếu dùng Isil thì coi như ta đã hợp thức hóa một caliphate tự xưng.”
Hồi đầu
tháng, một nhóm 120 đại biểu Quốc hội Anh viết cho BBC, yêu cầu cơ quan truyền
thông này ngưng dùng “Nhà nước Hồi giáo” vì dùng cái tên này “để mô tả nhóm
đã giết hại hàng vạn người vô tội là một sự xúc phạm các tín đồ Hồi giáo”.
BBC bác
bỏ yêu cầu, làm nhiều đại biểu bất ngờ. BBC nói nếu gọi là Daesh thì “tiêu cực”
trong khi BBC phải giữ tính trung lập.
Đại biểu
Chris Grayling nổi giận, quát: giữ tính trung lập với bọn cực đoan cũng giống
như có thái độ không đứng về phe nào trước Đức Quốc Xã.
BBC nhượng
bộ một chút. Kể từ nay, chúng tôi sẽ gọi là “nhóm Nhà nước Hồi giáo” để
phân biệt với một nhà nước có thật và được công nhận.
Thủ tướng
Úc Tony Abbott cũng thích dùng từ Daesh, vì “cái gì mà bọn họ không thích thì
cái đó hấp dẫn đối với tôi.”
Tại sao phe Daesh không thích từ “Daesh”?
Đó là
tên viết tắt của “Dawla al-Islamiya al-Iraq al-Sham”, một nhóm từ được
phiên âm từ tiếng A-rập có nghĩa là “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant.”
Lý do
thứ nhất, nếu dùng từ này thì cả “Nhà nước” lẫn “Hồi giáo” đều biến mất, không
còn thu hút được ai, bị đồng hóa hoặc xuống ngang hàng với Taliban hoặc
al-Qaeda.
Lý do
thứ hai, chửi cha không bằng pha tiếng.
“Daesh”
rất khó đọc cho đúng với âm của người A-rập.
Nếu đọc
trại thành “Daes” thì có nghĩa là “kẻ chuyên chà đạp những gì dưới chân.”
Nếu đọc
trại thành “Dahes” thì có nghĩa là “kẻ chuyên gieo rắc những chuyện mất trật tự.”
Nếu đọc
trại thành “Ja’hish” thì có nghĩa là “nhà nước con lừa ở Iraq và Syria.”
Ở dạng
số nhiều (plural) – Daw’aish – từ này có nghĩa là “người mù quáng chuyên áp đặt
quan điểm của mình vào người khác.”
Chốt
lại một phát.
Từ
Daesh ngày càng có vẻ thắng thế.
Phe
Daesh rất khó chịu khi có ai gọi họ bằng tên này. Cũng giống như người miền Nam
bị gọi là Ngụy, người Mỹ gốc Việt bị gọi là Việt Kiều Mỹ, và người Cách Mạng Giải
Phóng bị gọi là Bọn Cướp.
© Châu
Quang
© Đàn
Chim Việt
No comments:
Post a Comment