Thứ Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2015
Việc
dùng vũ lực bắt giữ LS Trần Vũ Hải,
mong
câu trả lời thỏa đáng từ Công an TP Hà Nội
FB LS Trương Chí Công
16-11-2015
Liên quan đến vụ việc lực lượng Công an dùng vũ lực bắt giữ Luật sư Trần Vũ Hải đưa đến trụ sở Công an phường Xuân La, chúng tôi có những câu hỏi và nghi vấn cần được các Cơ quan chức năng giải đáp, cụ thể:
1. Ai bắt Luật sư Trần Vũ Hải? Vào hồi 7 giờ 45 phút sáng ngày 12/11/2015, khi Luật sư Hải xuống đến sảnh tòa nhà nơi ông đang ở, có khoảng 10 người mặc thường phục (mặt mày dữ tợn) tự xưng là Công an và yêu cầu ông Hải phải đi theo họ. Do nghi ngờ những người này là Công an giả danh, Luật sư Hải đề nghị chỉ làm việc với người mặc đồng phục, xuất trình thẻ và các giấy tờ cần thiết để chứng minh thân phận, tuy nhiên, bất chấp yêu cầu chính đáng nêu trên, những người này đã dùng vũ lực bắt và đưa ông Hải đến trụ sở Công an phường Xuân La. Khi được các lực lượng Công an chấp nhận là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của ông Hải, tôi đã nhiều lần yêu cầu được gặp mặt, biết danh tính, nơi công tác của những người tham gia bắt giữ ông Hải tại khu đô thị Ciputra, nhưng ngay lập tức những người mặc thường phục (Luật sư Hải xác nhận đã bắt giữ ông) biến mất và tôi cũng không nhận được giải đáp yêu cầu nêu trên từ những người đại diện các lực lượng Công an (Công an phường Xuân La, Công an quận Tây Hồ và Công an Tp Hà Nội) có mặt tại đó. Vậy có lý do gì khiến các lực lượng công an không thể công khai danh tính những người đã tham gia bắt giữ Luật sư Hải?
2. Tại sao không cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc bắt giữ? Vụ việc bắt giữ Luật sư Hải được thực hiện ngay tại nơi công cộng (sảnh tòa nhà Ciputra) trước mặt vợ con ông Hải và rất nhiều cư dân của tòa nhà (có cả người nước ngoài) nhưng lực lượng công an không hề xuất trình và cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc bắt giữ cho vợ con và bản thân ông Hải, mặc dù Trần Đức Hoàng (con trai ông Hải) đã nhiều lần những người này phải cung cấp lệnh bắt hoặc giấy triệu tập (chúng tôi có băng ghi âm chứng minh). Tại buổi làm việc với Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp Hà Nội, lực lượng Công an cũng không cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc bắt giữ Luật sư Hải. Sau đó, tôi và Luật sư Hải kiên trì đấu tranh, yêu cầu các Cơ quan Công an cung cấp các giấy tờ nêu trên, nhưng tiếp tục bị thoái thác, từ chối.
3. Ai tiến hành tiêu hủy bằng chứng? Sự việc bắt giữ Luật sư Hải được thực hiện ngay tại sảnh tòa nhà Ciputra, là địa điểm có lắp đặt camera giám sát và camera đã quay được toàn bộ quá trình bắt giữ ông Hải. Như vậy, băng ghi hình của camera an ninh tòa nhà là bằng chứng quan trọng khẳng định việc công an sử dụng vũ lực bắt giữ ông Hải. Tuy nhiên, khi chúng tôi làm việc với người đại diện quản lý vận hành tòa nhà, ông cho biết cũng vào sáng ngày 12/11/2015, đã có khoảng 10 người xông vào, dùng vũ lực khống chế nhân viên của tòa nhà và ngang nhiên tiến hành xóa những hình ảnh về quá trình bắt giữ ông Hải được ghi nhận tại camera an ninh của tòa nhà (chúng tôi có băng ghi âm về cuộc trao đổi này).
4. Lý do bắt giữ Luật sư Hải? Trong suốt quá trình làm việc từ 15 giờ đến 21h30 phút ngày 12/11/2015, tôi và Luật sư Hải liên tục yêu cầu đại diện của Công an phường Xuân La, Công an quận Tây Hồ, Công an Tp Hà Nội trả lời lý do tại sao bắt giữ ông Hải, nhưng câu trả lời chúng tôi nhận được chỉ là sự im lặng hoặc thoái thác về việc trả lời cho người khác mà chúng tôi không bao giờ được gặp. Sau này qua báo chí, chúng tôi mơ hồ tiếp nhận được nhiều thông tin như Luật sư Hải bị bắt là do có đơn tố cáo của người dân Đại Từ – Thái Nguyên hoặt bị bắt do chỉ đạo một cuộc tuần hành nào đó. Vậy, lý do thực sự của việc bắt giữ Luật sư Hải là gì?
5. Tại sao các Cơ quan Công an không dám lập biên bản ghi nhận sự việc? Luật sư Hải không tự nhiên có mặt tại trụ sở Công an phường Xuân La, trong khi ông còn rất nhiều việc phải làm trong ngày 12/11/2015 và Công an phường Xuân La cũng không tự nhiên cho phép ông Hải ngồi tại phòng họp tại trụ sở khi họ cũng rất nhiều việc phải làm. Như vậy, việc ông Hải bị một nhóm người tự xưng là Công an đưa đến và có sự tiếp nhận bảo vệ của Công an phường Xuân La là một quá trình bắt giữ và tiếp nhận từ các lực lượng Công an. Tuy nhiên, khi làm việc với ông Trưởng Công an quận Tây Hồ, ông Trưởng Công an phường Xuân La và ông Khánh – đại diện Công an Tp Hà Nội, tôi yêu cầu các ông với tư cách là người đại diện cho các Cơ quan Công an tham gia vào vụ việc này cần phải lập Biên bản ghi nhận sự việc theo trình báo của thân chủ tôi, nhưng các ông đều lẩn tránh (cho rằng cơ quan mình đại diện không liên quan đến vụ việc) và từ chồi yêu cầu chính đáng nêu trên. Vậy, phải chăng việc bắt giữ ông Hải có sự thiếu minh bạch nào khiến các Cơ quan Công an không dám lập biên bản ghi nhận sự việc?
6. Công an mời, triệu tập hay bắt giữ Luật sư Hải? Nếu là mời, Không có một điều khoản hay một văn bản pháp luật nào hiện hành quy định công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước, là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay nói cách khác là ông Hải (người được mời) có quyền tùy nghi, đến hoặc không đến.
Nếu là triệu tập, theo quy định tại điều 103 Bộ Luật tố tụng hình sự, việc triệu tập chỉ thực hiện với những người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự (bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng …). Như vậy, nếu bị triệu tập thì Luật sư Hải (với tư cách là người được triệu tập) có quyền yêu cầu cơ quan công an cho xem quyết định khởi tố vụ án hình sự, thông báo rõ tư cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc. Nếu Công an không làm rõ được những điểm đó, giấy triệu tập không có căn cứ và không tạo ra nghĩa vụ ông Hải phải đến.
Nếu là bắt giữ, Công an phải có lệnh bắt, khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, đồng thời phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến. Tuy nhiên, tất cả những giấy tờ và thủ tục nêu trên không có trong quá trình dùng vũ lực bắt giữ ông Hải.
7. Những uẩn khúc liên quan đến việc người dân Đại Từ – Thái Nguyên tố cáo Luật sư Hải? Qua báo chí, chúng tôi được biết lý do Luật sư Hải bị bắt giữ vào ngày 12/11/2015 là do ông Hải bị một số người dân Đại Từ – Thái Nguyên tố cáo. Qua xác minh, nghiên cứu vụ việc này, chúng tôi nhận thấy có những uẩn khúc như sau:
Luật sư Hải và người dân Đại Từ – Thái Nguyên đã ký cùng ký bản thanh lý Hợp đồng dịch vụ pháp lý từ tháng 11/2014. Như vậy cả hai bên đã cùng tự nguyện chấm dứt Hợp đồng và không có thắc mắc nào, vậy tại sao và vì lý do gì, cho đến bây giờ người dân Đại Từ – Thái Nguyên vẫn còn kiện cáo đối với Luật sư Hải?
Theo quy định thì thẩm quyền điều tra giải quyết vụ việc tố cáo của người dân Đại Từ – Thái Nguyên thuộc về Cơ quan Công an cấp huyện. Vậy lý có lý do nào đặc biệt, khiến Công an Tp Hà Nội phải trực tiếp thụ lý và giải quyết?
Đơn tố cáo của người dân Đại Từ – Thái Nguyên được gửi đến từ tháng 11/2014, nhưng đến tháng 03/2015 (sau 04 tháng) Công an Tp Hà Nội mới tiến hành xác minh vụ việc là vi phạm quy định về thời hạn (tối đa 2 tháng) giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm?
Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với người dân Đại Từ – Thái Nguyên, ông này khẳng định có 2 cán bộ ở cơ quan C (có tên tuổi rõ ràng ) lên Đại Từ gặp họ và đưa ra mặc cả là : Nếu làm đơn tố cáo Luật sư Hải thì họ sẽ giúp lấy lại tiền lệ phí luật sư và can thiệp với cơ quan nhà nước bồi thường đất đai cho họ. Một số người thiếu hiểu biết pháp luật nên làm đơn tố cáo Luật sư Hải theo nội dung do những người này tham mưu và đọc cho viết. Nhưng từ đó đến nay chẳng thấy cơ quan nào xem xét việc bồi thường đất đai cho họ. Vậy phải chăng đang có âm mưu vu oan cho Luật sư Hải?
Vụ việc dùng vũ lực bắt giữ Luật sư Trần Vũ Hải (vào ngày 12/11/2015) không những gây bức xúc trong dự luận xã hội, cho gia đình ông Hải, mà còn gây phẫn nộ giới Luật sư cả nước. Vì vậy, chúng tôi rất mong sớm nhận được những câu trả lời thỏa đáng từ Công an Tp Hà Nội.
FB LS Trương Chí Công
16-11-2015
Liên quan đến vụ việc lực lượng Công an dùng vũ lực bắt giữ Luật sư Trần Vũ Hải đưa đến trụ sở Công an phường Xuân La, chúng tôi có những câu hỏi và nghi vấn cần được các Cơ quan chức năng giải đáp, cụ thể:
1. Ai bắt Luật sư Trần Vũ Hải? Vào hồi 7 giờ 45 phút sáng ngày 12/11/2015, khi Luật sư Hải xuống đến sảnh tòa nhà nơi ông đang ở, có khoảng 10 người mặc thường phục (mặt mày dữ tợn) tự xưng là Công an và yêu cầu ông Hải phải đi theo họ. Do nghi ngờ những người này là Công an giả danh, Luật sư Hải đề nghị chỉ làm việc với người mặc đồng phục, xuất trình thẻ và các giấy tờ cần thiết để chứng minh thân phận, tuy nhiên, bất chấp yêu cầu chính đáng nêu trên, những người này đã dùng vũ lực bắt và đưa ông Hải đến trụ sở Công an phường Xuân La. Khi được các lực lượng Công an chấp nhận là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của ông Hải, tôi đã nhiều lần yêu cầu được gặp mặt, biết danh tính, nơi công tác của những người tham gia bắt giữ ông Hải tại khu đô thị Ciputra, nhưng ngay lập tức những người mặc thường phục (Luật sư Hải xác nhận đã bắt giữ ông) biến mất và tôi cũng không nhận được giải đáp yêu cầu nêu trên từ những người đại diện các lực lượng Công an (Công an phường Xuân La, Công an quận Tây Hồ và Công an Tp Hà Nội) có mặt tại đó. Vậy có lý do gì khiến các lực lượng công an không thể công khai danh tính những người đã tham gia bắt giữ Luật sư Hải?
2. Tại sao không cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc bắt giữ? Vụ việc bắt giữ Luật sư Hải được thực hiện ngay tại nơi công cộng (sảnh tòa nhà Ciputra) trước mặt vợ con ông Hải và rất nhiều cư dân của tòa nhà (có cả người nước ngoài) nhưng lực lượng công an không hề xuất trình và cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc bắt giữ cho vợ con và bản thân ông Hải, mặc dù Trần Đức Hoàng (con trai ông Hải) đã nhiều lần những người này phải cung cấp lệnh bắt hoặc giấy triệu tập (chúng tôi có băng ghi âm chứng minh). Tại buổi làm việc với Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp Hà Nội, lực lượng Công an cũng không cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc bắt giữ Luật sư Hải. Sau đó, tôi và Luật sư Hải kiên trì đấu tranh, yêu cầu các Cơ quan Công an cung cấp các giấy tờ nêu trên, nhưng tiếp tục bị thoái thác, từ chối.
3. Ai tiến hành tiêu hủy bằng chứng? Sự việc bắt giữ Luật sư Hải được thực hiện ngay tại sảnh tòa nhà Ciputra, là địa điểm có lắp đặt camera giám sát và camera đã quay được toàn bộ quá trình bắt giữ ông Hải. Như vậy, băng ghi hình của camera an ninh tòa nhà là bằng chứng quan trọng khẳng định việc công an sử dụng vũ lực bắt giữ ông Hải. Tuy nhiên, khi chúng tôi làm việc với người đại diện quản lý vận hành tòa nhà, ông cho biết cũng vào sáng ngày 12/11/2015, đã có khoảng 10 người xông vào, dùng vũ lực khống chế nhân viên của tòa nhà và ngang nhiên tiến hành xóa những hình ảnh về quá trình bắt giữ ông Hải được ghi nhận tại camera an ninh của tòa nhà (chúng tôi có băng ghi âm về cuộc trao đổi này).
4. Lý do bắt giữ Luật sư Hải? Trong suốt quá trình làm việc từ 15 giờ đến 21h30 phút ngày 12/11/2015, tôi và Luật sư Hải liên tục yêu cầu đại diện của Công an phường Xuân La, Công an quận Tây Hồ, Công an Tp Hà Nội trả lời lý do tại sao bắt giữ ông Hải, nhưng câu trả lời chúng tôi nhận được chỉ là sự im lặng hoặc thoái thác về việc trả lời cho người khác mà chúng tôi không bao giờ được gặp. Sau này qua báo chí, chúng tôi mơ hồ tiếp nhận được nhiều thông tin như Luật sư Hải bị bắt là do có đơn tố cáo của người dân Đại Từ – Thái Nguyên hoặt bị bắt do chỉ đạo một cuộc tuần hành nào đó. Vậy, lý do thực sự của việc bắt giữ Luật sư Hải là gì?
5. Tại sao các Cơ quan Công an không dám lập biên bản ghi nhận sự việc? Luật sư Hải không tự nhiên có mặt tại trụ sở Công an phường Xuân La, trong khi ông còn rất nhiều việc phải làm trong ngày 12/11/2015 và Công an phường Xuân La cũng không tự nhiên cho phép ông Hải ngồi tại phòng họp tại trụ sở khi họ cũng rất nhiều việc phải làm. Như vậy, việc ông Hải bị một nhóm người tự xưng là Công an đưa đến và có sự tiếp nhận bảo vệ của Công an phường Xuân La là một quá trình bắt giữ và tiếp nhận từ các lực lượng Công an. Tuy nhiên, khi làm việc với ông Trưởng Công an quận Tây Hồ, ông Trưởng Công an phường Xuân La và ông Khánh – đại diện Công an Tp Hà Nội, tôi yêu cầu các ông với tư cách là người đại diện cho các Cơ quan Công an tham gia vào vụ việc này cần phải lập Biên bản ghi nhận sự việc theo trình báo của thân chủ tôi, nhưng các ông đều lẩn tránh (cho rằng cơ quan mình đại diện không liên quan đến vụ việc) và từ chồi yêu cầu chính đáng nêu trên. Vậy, phải chăng việc bắt giữ ông Hải có sự thiếu minh bạch nào khiến các Cơ quan Công an không dám lập biên bản ghi nhận sự việc?
6. Công an mời, triệu tập hay bắt giữ Luật sư Hải? Nếu là mời, Không có một điều khoản hay một văn bản pháp luật nào hiện hành quy định công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước, là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay nói cách khác là ông Hải (người được mời) có quyền tùy nghi, đến hoặc không đến.
Nếu là triệu tập, theo quy định tại điều 103 Bộ Luật tố tụng hình sự, việc triệu tập chỉ thực hiện với những người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự (bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng …). Như vậy, nếu bị triệu tập thì Luật sư Hải (với tư cách là người được triệu tập) có quyền yêu cầu cơ quan công an cho xem quyết định khởi tố vụ án hình sự, thông báo rõ tư cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc. Nếu Công an không làm rõ được những điểm đó, giấy triệu tập không có căn cứ và không tạo ra nghĩa vụ ông Hải phải đến.
Nếu là bắt giữ, Công an phải có lệnh bắt, khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, đồng thời phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến. Tuy nhiên, tất cả những giấy tờ và thủ tục nêu trên không có trong quá trình dùng vũ lực bắt giữ ông Hải.
7. Những uẩn khúc liên quan đến việc người dân Đại Từ – Thái Nguyên tố cáo Luật sư Hải? Qua báo chí, chúng tôi được biết lý do Luật sư Hải bị bắt giữ vào ngày 12/11/2015 là do ông Hải bị một số người dân Đại Từ – Thái Nguyên tố cáo. Qua xác minh, nghiên cứu vụ việc này, chúng tôi nhận thấy có những uẩn khúc như sau:
Luật sư Hải và người dân Đại Từ – Thái Nguyên đã ký cùng ký bản thanh lý Hợp đồng dịch vụ pháp lý từ tháng 11/2014. Như vậy cả hai bên đã cùng tự nguyện chấm dứt Hợp đồng và không có thắc mắc nào, vậy tại sao và vì lý do gì, cho đến bây giờ người dân Đại Từ – Thái Nguyên vẫn còn kiện cáo đối với Luật sư Hải?
Theo quy định thì thẩm quyền điều tra giải quyết vụ việc tố cáo của người dân Đại Từ – Thái Nguyên thuộc về Cơ quan Công an cấp huyện. Vậy lý có lý do nào đặc biệt, khiến Công an Tp Hà Nội phải trực tiếp thụ lý và giải quyết?
Đơn tố cáo của người dân Đại Từ – Thái Nguyên được gửi đến từ tháng 11/2014, nhưng đến tháng 03/2015 (sau 04 tháng) Công an Tp Hà Nội mới tiến hành xác minh vụ việc là vi phạm quy định về thời hạn (tối đa 2 tháng) giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm?
Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với người dân Đại Từ – Thái Nguyên, ông này khẳng định có 2 cán bộ ở cơ quan C (có tên tuổi rõ ràng ) lên Đại Từ gặp họ và đưa ra mặc cả là : Nếu làm đơn tố cáo Luật sư Hải thì họ sẽ giúp lấy lại tiền lệ phí luật sư và can thiệp với cơ quan nhà nước bồi thường đất đai cho họ. Một số người thiếu hiểu biết pháp luật nên làm đơn tố cáo Luật sư Hải theo nội dung do những người này tham mưu và đọc cho viết. Nhưng từ đó đến nay chẳng thấy cơ quan nào xem xét việc bồi thường đất đai cho họ. Vậy phải chăng đang có âm mưu vu oan cho Luật sư Hải?
Vụ việc dùng vũ lực bắt giữ Luật sư Trần Vũ Hải (vào ngày 12/11/2015) không những gây bức xúc trong dự luận xã hội, cho gia đình ông Hải, mà còn gây phẫn nộ giới Luật sư cả nước. Vì vậy, chúng tôi rất mong sớm nhận được những câu trả lời thỏa đáng từ Công an Tp Hà Nội.
------------------------
Bài liên quan :
No comments:
Post a Comment