05:11:pm
04/11/15
Trên Tập
san Nghiên cứu Quốc tế Net, tháng 10 – 2015, ông Đỗ Thanh Hải, nghiên cứu
sinh Tiến sĩ Đại học Quốc gia Australia, viết một bài biện minh cho chính sách
“ba không” và bất liên minh, với đầu đề: “Việt
Nam cần hóa giải ‘Lời nguyền địa lí” như thế nào? Tuy
tác giả tự khẳng định bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của mình, nhưng
khó mà không thấy là bài viết phản ánh quan điểm của ĐCSVN hay ít nhất, của một
phái trong đảng, khi ông Đỗ Thanh Hải đưa ra Nghị quyết 22 của bộ Chính trị
ngày 10-4-2013 để làm điểm tựa cho lập luận của mình. Theo lập luận của tác giả,
Việt Nam, gần như liền đất với Tàu vì “núi liền núi, sông liền sông”, không có
chướng ngại thiên nhiên ngăn cách, lại còn nằm trên con đường Nam tiến của Tàu,
nên từ thời dựng nước, luôn luôn là đối tượng của Tàu. Tác giả cho đó là “lời
nguyền địa lí”, là định mệnh của dân tộc Việt Nam đời đời phải chịu, phải “sống
chung với lũ”. Cũng theo tác giả, để hóa giải Lời nguyền địa lí, đối sách của
Việt Nam trước mắt và trong trung hạn là phải kiên định lập trường “ba không” :
Không tham gia liên minh quân sự. Không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt
Nam. Không đi với nước này để chống lại nước kia. Tác giả lại còn đi xa hơn nữa
khi cho rằng ” chính trị liên minh (ở các cấp độ khác nhau) không phải
là một lựa chọn thích hợp cho Việt Nam “.
Trong
bài viết này, tôi xin vạch rõ những nhận định sai lầm và những lập luận thiếu
lôgíc của tác giả để chứng minh là, trước mối đe dọa mỗi ngày một hung dữ của kẻ
thù truyền kiếp, lập trường “ba không” không có cơ sở để ngăn cấm mọi hình thức
và mọi cấp độ liên minh với nước ngoài.
1) Sai
lầm thứ I : Lẫn lộn Địa lí với Địa lý – Chính trị
Tác
giả đồng nghĩa “địa lí” với “địa lý – chính trị” khi viết : “Địa lí là một
trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị quốc tế của Việt Nam từ
thủa dựng nước đến nay” . Địa lí trong câu này là Địa lý – Chính trị :
Địa
lý – Chính trị là
một khái niệm. Khái niệm này chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ 20 với hai cuộc
thế chiến thứ I, thứ II và nhất là từ khi có chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng
sản và Tự do. Thủa “dựng nước” của Việt Nam là thủa nào? Nếu theo huyền thoại
thì là thủa Hùng Vương dựng nước cách đây 4000 năm. Nếu theo sử sách thì tùy
quan điểm, hoặc cách đây 2200 năm khi Triệu Đà dựng ra nước Nam Việt, hoặc cách
đây một ngàn năm khi Ngô Quyền xưng vương. Ở những thời đó, ý niệm quốc tế chưa
có, mọi sự giao thiệp chỉ giữa ta vói Tàu, nên không thể nói “chính trị quốc tế
của Việt Nam” được. Đến khi Việt Nam bị nằm trong khối Cộng sản để chỉ là một
thành phần của khối, “chính trị quốc tế của Việt Nam” lại càng không có nữa.
Địa
lí chỉ có nghĩa là địa dư, địa hình. Trái với câu ví von “núi liền núi sông liền
sông” được bịa ra để ca tụng tình hữu nghị với Tàu, Việt Nam, từ cả ngàn năm, sở
dĩ thắng được nhiều cuộc xâm lăng của Tàu là nhờ có núi non (dẫy Hoàng Liên
Sơn) và rừng rậm nhiệt đới ngăn chặn. “Sông liền sông” thì chỉ có sông Bạch Đằng
mà Tàu đã 3 lần bị thảm bại vì sông này. Sông Hồng từ Vân Nam chảy xuống không
bao giò là đường xâm lăng của Tàu mà trái lại, ở thế kỷ thứ 19, là đường thực
dân Pháp xâm nhập nước Tàu. Nếu nói Lời nguyền địa lí, thì lời nguyền này chỉ
linh ứng với những nước, những vùng, “đất liền đất, sông liền sông” với Tàu như
Mông cổ, Tân cương, Mãn châu, phía Bắc, hay đất Bách Việt phía Nam, bị Tàu
chinh phục từ thời Tần Thủy Hoàng. Nên nhớ là Tàu khởi đầu chỉ là một dân tộc
bán khai xuất phát từ lưu vực sông Hoàng Hà, đất đai cằn cỗi, luôn luôn bị ngập
lụt. Đế quốc Tàu, trái với đế quốc La Mã, là một đế quốc lục địa rất sợ biển. Từ
trước tới nay đã có bao giờ Tàu xâm chiếm được một nước khác bằng đường biển
đâu? Trái lại còn cho biển là vùng của ma quỷ, cấm dân tới gần. Những năm gần
đây, Tàu có vẻ dồn hết sức lực tăng cường hải quân của mình. Nhưng nếu phải đụng
độ với hạm đội 7 Mỹ trấn giữ thái Bình Dương thì cũng như trứng chọi với đá.
2) Sai
lầm thứ 2 : Coi Việt Nam là vị trí chiến lược
-
Vị trí chiến lược từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á không phải là Việt Nam mà là
Miến Điện và Lào
Ông
Đỗ Thanh Hải sai lầm khi đưa ra nhận xét : ” Vị trí chiến lược của Việt
Nam ở giao lộ từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng. Lực
kéo và đẩy trong hệ thống quốc tế biển Việt Nam trở thành cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn và giữa hai phe XHCN và TBCN “
-
Trước hết, phe XHCN còn đâu nữa mà Việt Nam có thể ” trở thành cạnh tranh giữa
phe XHCN và TBCN “?
-
Sau nữa, Việt Nam đã mất vị trí chiến lược đối với Tàu : Con đường chiến lược
Tàu xâm lược Đông Nam Á trong tương lai sẽ không phải là con đường qua biển Việt
Nam vì Tàu biết chắc sẽ không đủ sức đối chọi với hải quân Mỹ và hải quân các
nước liên kết với Mỹ. Trái lại con đường Tàu xâm lược sẽ là con đường trên đất
liền xuyên qua Miến Điện, trực thẳng Thái Lan, Mã Lai Á, Singapore, xuống tận
eo biển Malacca. Nhưng có cái may cho cho dân tộc Miến là lãnh tụ Thein Sein,
vì sự sống còn của đất nước, đã biết hi sinh quyền lợi của phe phái mình, tách
ra khỏi ảnh hưởng của Tàu khiến con đường này bị tắc nghẽn. Tàu cũng đã tính
toán thay bằng con đường khác, gọi là xa lộ 3 xuyên qua Bắc Lào để
từ đó chạy thẳng tới Bangkok. Nhưng chắc chắn là Tàu sẽ nối dài con đường đó,
song song với đường Hồ Chí Minh, để khi có chiến sự sẽ một mặt đánh chiếm Campuchia
rồi Thái Lan, một mặt đánh quật ngang Tây Nguyên Việt Nam, nơi đã có sẵn căn cứ
hậu cần của Tàu, để cắt đôi Việt Nam, tái lập lại 2 nước Việt Nam để “chia mà
trị” dưới sự khống chế của Tàu.
2) Sai
lầm thứ 3 : Cho cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm là chiến tranh bảo
vệ độc lập và thống nhất
Ông
Đỗ Thanh Hải đưa ra nhận xét : ” Vướng trong bàn cờ thế đó ”
mà “cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước trước thực dân
Phương Tây của Việt Nam trở nên phức tạp, gay go, và kéo dài gần 30 năm“.
Sự
thật, đó chỉ là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm :
Sở
dĩ có những cuộc chiến tranh này là vì miền Bắc đã tự đầu quân làm người lính
tiền phong bảo vệ thành trì XHCN rồi lại đầu quân cho Liên Xô chống lại Tàu. Cả
thẩy là ba cuộc chiến tranh ủy nhiệm : Hai cuộc chiến tranh Đông Dương thứ Một,
thứ Hai, được khối Cộng sản ủy nhiệm. Chiến tranh Đông Dương thứ Ba giữa Việt
Nam và Campuchia được Nga ủy nhiệm chống Tàu với hậu quả là hơn một thập kỷ giơ
đầu cho Tàu báng ! Chiến tranh ủy nhiệm lần thứ ba này rõ ràng là do sự chọn lựa
sai lầm của ĐCSVN.
3) Sai
lầm thứ 4: So sánh một cách khập khễnh hai nguy cơ an ninh đối với Việt
Nam:
Nguy
cơ thứ nhất đến từ Trung Quốc, được ông ĐTH giải thích một cách dông dài, kể
lại những sự kiện mọi người đã biết, cho đó chỉ biểu hiện sự đối chọi giữa Mỹ
và Tàu mà không dám nói toạt móng heo ra là những sự kiện như đặt giàn khoan Hải
Dương, xây dựng 6 đảo nhân tạo ở Trường Sa, chỉ cốt nát đảm thần tính Việt Nam
chứ về quân sự, những đảo nhân tạo như vậy rất khó phòng thủ, sẽ chỉ làm mồi
cho tên lửa Mỹ. Ông ĐTH cũng viện học thuyết Monroe, cho Tàu chiếm biển Đông chỉ
là thực hiện học thuyết Monroe kiểu Tàu, mà không biết là học thuyết đó, được tổng
thống Monroe đề ra cách đây gần 200 năm (1823), chỉ có mục đích chống mọi ý định
của các nước Âu châu muốn thuộc địa hóa đại lục Mỹ (kể cả Nam Mỹ), và để đổi lại,
Mỹ sẽ không can thiệp vào những chuyện của Âu châu.
Nguy
cơ thứ hai đến từ Mỹ, được ám chỉ dưới một uẩn ngữ ” vòng xoáy của cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn “, và được giải thích một cách khó hiểu : ” Theo
lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, khi các siêu cường tăng cường cạnh tranh quyền
lực, các nước nhỏ như Việt Nam rất khó để giữ chính sách đối ngoại độc lập và
cân bằng” (!!).
Nói
tóm lại, cố ý coi cùng tầm quan trọng, một nguy cơ mất nước đến từ Tàu với một
nguy cơ tưởng tượng đến từ Mỹ.
4) Sai
lầm thứ 5 : Lập luận hồ đồ khi gắn liền “Ba không” với sự từ khước mọi
liên minh :
Ông
ĐTH khẳng định: ” Không thể từ bỏ chính sách quốc phòng “ba không” để
đuổi theo một chính trị liên minh.”
Tuy
không chỉ định nước nào, nhưng ai cũng biết “ba không” chỉ nhằm Mỹ và chính sách
quốc phòng “ba không” chỉ là chính sách quốc phòng bảo
vệ Tàu cộng : Tàu cấm Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, cho phép Mỹ đặt
căn cứ quân sự ở Việt Nam (ở Cam Ranh chẳng hạn) để án ngữ Tàu, vì cho như vậy
là đi với Mỹ để chống sự bành trướng của mình. Khó mà không nghĩ là “Ba
không” được đặt ra để thể hiện lời thề (trung thành) chính trị với Tàu cộng từ
hội nghị Thành Đô.
Nhưng
tại sao lại cấm “đuổi theo một chính trị liên minh” : khi đưa ra một định nghĩa
“liên minh” khá rộng rãi :
” Liên
kết giữa các quốc gia về quân sự, chính trị, ngoại giao và pháp lý để đối phó với
mối đe dọa chung từ các quốc gia bên ngoài liên minh ” và “ liên
minh có nhiều nấc từ liên minh quân sự, liên minh chính trị-ngoại giao hay liên
minh pháp lý để kiềm chế hay để chống lại một quốc gia hay một mối đe dọa cụ thể
“.
Theo
định nghĩa này, tôi không thấy có gì bất tương hợp giữa lập trường “ba không” với
một chính sách Liên minh sáng suốt và chọn lọc cả :
-
Không cần phải nhắc lại một sự thật hiển nhiên : Tàu là mối đe dọa chung cho tất
cả các nước Đông Nam Á, kể cả các “cường quốc thứ hai” như Nhật Bản, Ấn độ, Úc
và Hàn quốc. Việt Nam về quân sự cũng không thua gì các nước này. Tại sao Việt
Nam lại ngại ngùng không liên kết với các nước này trong một hiệp ước phòng thủ
chung, hay ít nhất cũng tăng cường sự hợp tác về quân sự để giảm thiểu áp lực của
Tàu?
-
Cho là những nước kể trên chỉ là chư hầu của Mỹ nên liên minh với những nước
này cũng bị Tàu cấm, thì một liên minh phòng thủ với những nước nhỏ hơn Việt
Nam, có cùng biên giới giáp ranh với Tàu là Lào và Miến Điện, không có lẽ cũng
bị Tàu cấm ?
-
Liên minh cũng có nhiều nấc như ông ĐTH nghĩ : Với những nưỡc bao quanh biển
Đông có sự tranh chấp biển đảo với Tàu, tại sao lại không hình dung được một
liên minh chính trị – ngoại giao và pháp lý để đối đầu với Tàu?
Thử
phân tích những lí do mà ông Đỗ Thanh Hải viện ra để khước từ mọi liên minh, có
chính đáng không?
Theo
ông ĐTH, sở dĩ Việt Nam (ĐCSVN) phải khước từ mọi hình thức liên minh với bất cứ
nước nào là vì những lí do sau đây :
1° Còn
quá sớm nên ” chưa đoán định được chủ ý hiếu chiến của lãnh đạo (Tàu) “!!
-
Chỉ có ĐCSVN tới giờ phút này vẫn chưa đoán định được chủ ý hiếu chiến của Tàu!
Đánh chiếm Hoàng Sa – Trường Sa, bắn giết ngư dân Việt Nam, đem giàn khoan tới
khai thác phần biển Việt Nam… chưa đủ để ĐCSVN hiểu rõ bản chất hiếu chiến của
ông bạn 16 chữ vàng hay sao?
-
Chính ông ĐTH đã tự nói : ” Nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc vẫn ngại phản ứng
ASEAN và các nước lớn khác (nên không dám) dùng bạo lực để đánh chiếm các đảo
do các nước khác kiểm soát”. Một liên minh như ASEAN, chỉ là một liên minh thuần
kinh tế, mà còn làm cho Tàu ngại ngùng như vậy, thì một khi Việt Nam nằm trong
bất cứ một liên minh phòng vệ nào, Tàu cũng sẽ không dám tiếp tục bắt nạt Việt
Nam.
2° Chi
phí cho liên minh quá cao
Luận
chứng này mới thật là tào lao ! Bất cứ trong một liên minh nào, chi phí của một
thành viên cũng nhỏ hơn là nếu thành viên đó đứng biệt lập. Nhưng “chi phí” của
ông ĐTH không có nghĩa như vậy mà chỉ có nghĩa là “giá phải trả”. Giá phải trả
là “Việt Nam (ĐCSVN) sẽ phải từ bỏ sự độc lập về chính trị, nghĩa
là phải chuyển hóa chế độ để đi đến dân chủ. Cái giá đó quá đắt đối với ĐCSVN
và còn đắt hơn nữa là dám làm trái ý Tàu.
3° Liên
minh không đảm bảo sẽ bị bỏ rơi
Ông
ĐTH đưa ra thí dụ một chiều là liên minh chỉ gồm có 2 nước bất đồng đẳng A và B
(trong đó A mạnh hơn B), để chống lại một nước đồng đẳng với A là C. Có lẽ ông
nghĩ đến VNCH ngày xưa mà A là Mỹ, B là VNCH và C là khối cộng sản. Lẽ tất
nhiên là trong một liên minh 2 thành phần bất đồng đẳng như vậy, thành phần yếu
nhất trong liên minh sẽ sẵn sàng bị hi sinh. Không có lẽ đến bây giờ thành phần
Bảo thủ trong ĐCSVN vẫn nghĩ như vậy, vẫn cho là ở Đông Nam Á chỉ có Mỹ (A),
Tàu (C) và Việt Nam (B), nên nếu liên minh với Mỹ thì số phận sẽ như VNCH !
Nhưng
có cái khó hiểu là, theo như định nghĩa “liên minh” của chính ông ĐTH, có nhiều
hình thức liên minh khác nhau, như liên minh với đa thành phần cùng đồng đẳng với
nhau chứ không phải chỉ có A+B hay B+C. Tại sao ông ĐTH lại bỏ tất cả cùng
chung vào một rọ, coi tất cả mọi liên minh chỉ là do Mỹ đặt ra và do Mỹ giật
dây ? Một nghiên cứu sinh tiến sĩ không có lẽ lại vẫn lý luận như các vị trong
bộ Chính trị?
Kết
luận
Đề
cao “Ba không” để tự cô lập hóa mình và coi đó là chính sách quốc phòng độc lập,
thì những nước như Đức, Nhật, Hàn quốc, Philippines… đều làm ngược lại, khó mà
hiểu được ! Nhờ chính sách liên minh, trả tiền cho Mỹ đóng quân bảo vệ mình mà
những nước này giữ được hòa bình và đa số đã trở thành những cường quốc kinh tế
nhờ giảm được chi phí quốc phòng. Không dám chấp nhận bất cứ một hình thức liên
minh nào, dù chỉ là để bảo vệ lẫn nhau giữa những nước nhỏ cùng chung một mối
đe dọa đến từ một nước lớn, với lí do là sợ nước đó – không ai khác là Tàu – viện
cớ đã dám xâm phạm đến vòng đai an ninh của mình (Biển Đông), nổi giận ! Thử hỏi
trong lịch sử Việt Nam có triều đại nào khiếp nhược đến thế không?
©
Phong Uyên
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment