Saturday, 21 November 2015

ĐIỂM TIN NGÀY 21-11-2015





ĐIỂM TIN NGÀY 21-11-2015
.
KHỐI 8406
.
  • Dân biểu Mỹ đòi visa nhập cảnh đối với người Châu Âu (RFI) - Hạ viện Hoa Kỳ, hôm qua 19/11/2015, đã thông qua với đa số phiếu (289/137) một dự luật đòi chấm dứt việc tiếp nhận những người tị nạn Syria trên đất Mỹ. Khoảng bốn chục dân biểu đảng Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ cùng với phe Cộng hòa, tuy Tổng thống Barack Obama đã đe dọa sẽ phủ quyết. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều dân biểu muốn xét lại quy định miễn visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với công dân một số nước Châu Âu.
  • Liên minh chống thánh chiến : nói dễ làm khó (RFI) - Nhà nước Hồi giáo, một tổ chức khủng bố tỷ phú, tình báo Châu Âu đầy sơ hở ; hãy quên đi không gian tự do lưu thông Schengen ; Trung Quốc đàn áp tôn giáo nhưng bất lực khi công dân bị Daech sát hại ; tuổi trẻ Pháp không đầu hàng tình nguyện gia nhập quân đội để bảo vệ đất nước nhưng không định kiến với đạo Hồi, đó là những chủ đề chính trên báo Pháp hôm nay, 20/11/2015.
  • LHQ: Pháp-Nga đưa ra hai dự thảo chống Daech (RFI) - Pháp và Nga, đều là nạn nhân hai vụ tấn công khủng bố khủng khiếp của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Nhưng tại Hội Đồng Bảo An, cả hai nước lại có những dự thảo Nghị quyết khác nhau để chống Daech. Về mặt cơ bản, cả hai dự thảo này không hẳn bất đồng nhau. Cả hai bên chỉ đối lập nhau về một điểm quan trọng duy nhất: vị trí của Bachar el-Assad tại Syria.
  • Khủng bố : Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn cấp ở Bruxelles (RFI) - Đúng một tuần sau các vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp, hôm nay, 20/11/2015, theo yêu cầu của Paris, các Bộ trưởng Nội vụ Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn cấp tại Bruxelles để tăng cường khả năng ứng phó trước mối đe dọa của quân khủng bố thánh chiến, cũng như bàn cách khắc phục những sơ hở của guồng máy an ninh.
  • Châu Âu thiếu hợp tác về chống khủng bố (RFI) - Những vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris ngày 13/11/2015, cho thấy rõ là các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã thiếu hợp tác chặt chẽ về chống khủng bố, đến mức mà kẻ được coi là đầu não các vụ tấn công tại Paris, Abdelhamid Abaaoud, đã có thể ung dung từ Syria quay trở về châu Âu, đi vào nước Pháp, mà không hề bị phát hiện, cho đến khi bị giết chết ngày 18/11. Cuộc điều tra về các vụ khủng bố ngày 13/11 càng tiến triển, người ta càng thấy rõ những lỗ hổng trong mạng lưới an ninh Châu Âu.
  • Thảm sát Paris : Anh trước áp lực thay đổi chính sách chống khủng bố(RFI) - Một trong các quốc gia đặc biệt bị chấn động bởi loạt khủng bố tại Paris và vùng phụ cận hôm 13/11/2015 là Anh Quốc. Trả lời đài BBC Radio 4, hôm 16/11, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố các khủng bố tương tự "hoàn toàn có thể xảy ra" tại Anh, trong vòng "sáu tháng gần đây", nước Anh đã phá vỡ được "7 âm mưu khủng bố có quy mô gần tương tự". Thông tín viên Lê Hải tường trình từ Luân Đôn.
  • FBI cảnh báo nguy cơ khủng bố tại Ý (RFI) - Hoa Kỳ ngày 19/11/2015 lên tiếng cảnh báo nguy cơ khủng bố tại hai thành phố của Ý là Roma và Milano, đồng thời thông báo năm kẻ bị tình nghi. Chính quyền Ý hiện đang cố gắng xác định hành tung của những người này. Cảnh sát trưởng thành phố Roma kêu gọi người dân “ giữ bình tĩnh ” trước thềm lễ Đại xá.
  • Mỹ - Malaysia chia sẻ quan hệ an ninh chống ISIS (RFA) - Hoa Kỳ và Malaysia chia sẻ mối quan hệ an ninh mạnh mẽ mà theo đó hai nước có thể làm việc cùng nhau chống lại những thông điệp quá khích của Nhà nước Hồi giáo. Đó là phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại Kuala Lumpur vào hôm qua.
  • ASEAN sắp tuyên bố tư cách pháp nhân của AEC (RFA) - 10 nước thành viên ASEAN sẽ ký một tuyên bố vào Chủ Nhật này nhân ngày thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC), vốn đã được bắt đầu từ năm 2002, nhân thượng đỉnh Đông Á đang diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia.
  • Tổng thống Mỹ công du Malaysia dự Thượng đỉnh ASEAN (RFI) - Rời Manila sau Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Mỹ đã đến Malaysia ngày 20/11/2015, bắt đầu chuyến công du3 ngày nhân Hội nghị ASEAN lần thứ 27 và các cuộc họp Thượng đỉnh có liên quan. Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, chính sách tái cân bằng quan hệ với Châu Á và hồ sơ nhân quyền được cho là những chủ đề nằm trong chương trình nghị sự của nguyên thủ Mỹ.
  • TT Obama sẽ nói chuyện nhân quyền khi gặp Thủ tướng Malaysia (RFA) - Trả lời câu hỏi của một sinh viên Malaysia đặt ra khi ông đến thăm một trường Đại học Quốc tế tại Kuala Lumpur, Tổng thống Obama cho biết chắc chắn ông sẽ mang vấn đề tham nhũng và nhân quyền khi gặp gỡ với Thủ tướng Najib Razak. Ông khẳng định rằng sẽ trao đổi trong tinh thần hợp tác và cởi mở.
  • Manila mong muốn Tokyo cấp tàu tuần tra cỡ lớn (RFI) - Manila mong muốn Tokyo cung cấp tàu tuần tra cỡ lớn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết có thể xem xét yêu cầu này của Philippines. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi cả hai nước đạt được một thỏa thuận về việc cung cấp trang thiết bị quốc phòng và công nghệ. Reuters ngày 20/11/2015 cho biết như trên.
  • Nhật có thể đưa hải quân đến Biển Đông (RFI) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố với Tổng thống Barack Obama rằng ông đang xem xét khả năng gởi lực lượng hải quân đến để hỗ trợ các chiến dịch tuần tra của Mỹ ở Biển Đông.
  • TQ cho rằng đã kiềm chế trước hành động của Mỹ ở biển Đông (RFA) - Đô đốc hải quân Trung Quốc Wu Shengli hôm qua lên tiếng nói rằng quân đội Trung Quốc đã hết sức kiềm chế trước những hành động gây hấn của Mỹ ở biển Đông, trong khi vẫn cảnh báo Mỹ rằng Trung Quốc luôn sẵn sàng có phản ứng nếu có những xâm phạm liên tục đối với lãnh thổ nước này.
  • Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ nói về tình trạng của HT Thích Quảng Độ (RFA) - 12 tổ chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 nhân vật trên thế giới… đã ký tên vào bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ. Chúng tôi hỏi thăm một trong 90 người ký tên là ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ về việc này.
  • HRW chỉ trích VN bịt miệng những người bất đồng chính kiến (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm qua lên tiếng chỉ trích Hà Nội sử dụng những điều luật về an ninh mù mờ để bịt miệng những người bất đồng chính kiến và bắt giữ những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế thúc giục Hoa Kỳ và các nước ký hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây sức ép lên Hà Nội để bỏ những điều luật này. Việt Nam cũng là một nước tham gia TPP.
  • Người nông dân với Cửu Long cạn dòng (RFA) - Người nông dân miền Tây Nam Bộ, trên một nghĩa nào đó, họ ít quan tâm đến chính trị, quanh năm cui cút làm ăn và cố gắng xây dựng cho mình một tổ ấm, vượt qua cái nghèo và sự lạc hậu. Nhưng có vẻ như càng cố gắng bao nhiêu, những nông dân Tây Nam Bộ càng gặp nhiều khó khăn bấy nhiêu.
  • PHẢI CHĂNG KHÔNG CẦN BÁO CHÍ TƯ NHÂN? (BoxitVN) - Không thể nào thống kê hết những sai lầm, dã tâm, mưu mô tội ác của các nhà cầm quyền độc tài nhưng vẫn được được báo chí độc quyền của họ “định hướng” đưa đất nước, dân tộc vào chỗ suy vong mà trước đó họ đều cho là con đường “ tích cực”. Không có nhà cầm quyền nào khi vạch ra đường lối cho nhân dân, đất nước lại biết, nói “con đường” của mình là sai lầm, không “tích cực”. Báo chí độc quyền CS được “định hướng” xuyên suốt là tôn vinh, phụng sự quyền cai trị vĩnh viễn của họ nên dân ta mới có câu “Mất mùa là bởi thiên tai/Được mùa là bởi thiên tài đảng ta”. Đây cũng là “định hướng” của môn lịch sử. Lijh sử đúng ra là một khoa học dẫn dắt tương lai nhưng bị phản ánh xuyên tạc kiểu Lê Văn Tám nên các tầng lớp học sinh, SV tẩy chay là dễ hiểu.
  • NÓI VỀ ĐẠO ĐỨC CHÍNH TRỊ (phần 1) (BoxitVN) - Đạo đức chính trị mang ý nghĩa quan trọng nhất bởi vì chính trị làm nền tảng và bao quát nhất toàn bộ lãnh vực xã hội. Tính cách của chính trị quyết định cơ bản mọi tính chất khác của xã hội, do vậy đạo đức chính trị phải là ý nghĩa quan trọng nhất mà mọi người cần xem xét. Thế nhưng trước khi nói đến đạo đức chính trị phải trước hết xác định đạo đức là gì, nó có ý nghĩa và giá trị thật sự hay không trong xã hội, nguồn gốc của nó ở đâu, nền tảng và bản thân nó là gì, cũng như nó nhằm đến cái gì và hữu ích hay cần thiết ra sao, kế đến mới thấy được ý nghĩa hay yêu cầu của đạo đức chính trị là gì, mới là điều thiết thực nhất.
  • CHUYỆN  LẠ  CỦA CHẾ ĐỘ (BoxitVN) - Trên đời có nhiều chuyện lạ xẩy ra, theo thời gian một số trong đó trở thành thông thường đến mức không còn lạ nữa. Gần đây tôi biết một chuyện rất lạ, xin kể ra đây để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.
    Vừa rồi tôi được đọc một quyển sách, tác giả là Zhelyu Zhelev (Jeliu Jeliev). Ông viết xong năm 1967, lúc đang là đảng viên Đảng Cộng sản Bungaria, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Sophia, nhưng năm 1982 mới được xuất bản lần đầu. Năm 1990 Zhelyu Zhelev được bầu làm Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Cộng hòa Bungaria. Bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Viêm năm 1990, được công bố ở nước ngoài vào năm 1993. Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính. Để thể hiện “chuyện lạ” tôi tạm ẩn một vài từ (được đặt trong ngoặc đơn). Xin các bạn đọc hết mới thấy được chuyện lạ ở chỗ nào. Tạm chưa nêu tên sách. Vì là tóm tắt, chủ yếu bằng cách trích dẫn từng câu của bản dịch nên có chỗ hơi bị lủng củng, mong được thông cảm. Để tránh quá dài, một số đoạn chỉ ghi đề mục.
  • Chúng ta đang nói về … chúng ta (BoxitVN) - Dù bé như thế các tỉnh này cũng vẫn có đầy đủ ban ngành, đoàn thể như các tình, thành phố khác, trong khi chỉ mất một giờ chạy xe có thể đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Ngay tại Hà Nội, hai huyện Gia Lâm và Từ Liêm được chia thành 4 đơn vị hành chính, thế là thêm Bí thư, Chủ tịch, thêm trụ sở, nhân viên và theo chiều ngược lại ngân sách sẽ bớt đi một ít.
    Nguyên nhân nào làm cho “nhất thể hóa” chậm trễ? Câu hỏi này cần được trả lời càng sớm càng tốt, liệu có phải là do một trong hai nguyên nhân sau:
  • Vụ khủng bố ở Pháp: Bí mật trong quyết định sinh tử của Tổng thống(BoxitVN) - Khi âm thanh của quả bom phát nổ trên người một kẻ đánh bom tự sát vang lên bên ngoài sân vận động Stade de France, Tổng thống Pháp Francois Hollande đang có mặt để theo dõi trận đấu giữa đội tuyển quốc gia và đội tuyển Đức.
    Chỉ một vài phút sau, lãnh đạo nước Pháp nhận được tin khẩn. Paris đang bị các phiến quân của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tấn công và ông Hollande phải đưa ra quyết định có cho sơ tán hàng nghìn người khỏi sân vận động hay giữ họ lại sẽ an toàn hơn? Theo các quan chức Pháp, sau khi bàn bạc với hai fan VIP khác là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Pháp Noel le Graet và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bernad Cazeneuve, ông Hollande quyết định vẫn để trận đấu tiếp tục.
  • Cuộc cờ chống IS thay đổi (BoxitVN) - Bốn ngày sau khi quân khủng bố IS tấn công giết 129 người ở Paris, hôm qua Chính phủ Nga lên tiếng công nhận chiếc máy bay Airbus A321 rớt ở bán đảo Sinai trong tháng trước trên đường từ Sharm al-Sheikh bay về St. Petersburg là do bị đặt bom. Ông Vladimir Putin treo giải thưởng 50 triệu Mỹ kim cho ai cung cấp tin tức truy tầm thủ phạm làm chết 224 người, đa số là người Nga.
  • Kyrgyzstan sắp đưa tượng Lê Nin vào bảo tàng (RFI) - Gần 25 năm sau khi Liên Xô tan rã, và hơn 90 năm sau cái chết của lãnh tụ cộng sản, ký ức về Lê Nin tại Kyrgyzstan chỉ còn rất mờ nhạt. AFP có phóng sự mô tả ngày tưởng niệm Lê Nin năm nay nhân dịp cuộc Cách mạng tháng Mười 1917, tại thủ đô nước Cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
  • Trung Quốc tiêu diệt 28 « kẻ khủng bố » ở Tân Cương (RFI) - Công an Trung Quốc hôm nay 20/11/2015 loan báo đã tiêu diệt 28 thành viên một « nhóm khủng bố » ở Tân Cương, trong bối cảnh sau các vụ tấn công ở Paris, Bắc Kinh luôn tranh thủ nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng là « nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố ».
  • Mỹ thất vọng về tình trạng dân chủ tại Thái Lan (RFA) - Theo bản tin của AP vào sáng hôm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra nhận định tổng hợp về tình trạng dân chủ, nhân quyền của các nước Đông Nam Á, trong đó Thái Lan được xem là đang có những động thái đe dọa nền dân chủ nhất.
  • Khủng bố ở Pháp : Lần đầu tiên ra lệnh giới nghiêm tại một địa phương(RFI) - Lần đầu tiên từ mười năm qua, lệnh giới nghiêm hôm nay 20/11/2015 đã được tuyên bố ở Sens, một thành phố thuộc loại trung bình ở vùng Yonne miền trung nước Pháp, trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp được thiết lập sau các vụ khủng bố tại Paris ngày 13/11. Tại Sens, cơ quan chức năng đã phát hiện một số vũ khí và giấy tờ giả trong một cuộc khám xét.
  • Đầu não loạt khủng bố đi métro Paris tối 13/11 (RFI) - Theo một nguồn tin cảnh sát hôm nay, 20/11/2015, kẻ được cho là đầu não của các vụ tấn công khủng bố ở Paris ngày 13/11, Abdelhamid Abaaoud, đã được nhìn thấy qua một camera giám sát tại một trạm métro ở Montreuil, ngoại ô phía Đông Paris vào lúc 22 giờ, giờ Paris, ngay đúng vào tối xảy ra khủng bố.Sự có mặt của tay khủng bố khét tiếng này vào tối hôm đó ở Paris xác nhận giả thuyết cho rằng hắn đã tham gia trực tiếp vào các vụ tấn công, khiến tổng cộng 129 người thiệt mạng và 352 người bị thương.
  • Bắt con tin ở Bamako, Mali : Gần 20 người thiệt mạng (RFI) - Một tuần sau loạt khủng bố đẫm máu tại Paris, vào sáng sớm hôm nay, 20/11/2015, một nhóm người có vũ trang, bị nghi là Hồi giáo cực đoan, đã tấn công vào khách sạn hạng sang Radisson Blu, thủ đô Bamako của Mali, bắt làm con tin 170 người, đa số là người nước ngoài. Nhưng vụ bắt con tin đã chấm dứt vào cuối buổi chiều hôm nay, theo một nguồn tin quân sự Mali.

--------------------------------

.
Posted on 21/11/2015 by Doi Thoai
  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

---------------------

.
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
.
.
.
.

---------------------------------------

.
Tin Nổi Bật Trong Ngày

------------------------

Thứ bảy, 21 tháng 11, 2015










No comments:

Post a Comment

View My Stats