11/12/2015
26
Comments
Trong
thập niên 2000s Hoa Kỳ gõ cửa Âu Châu và Trung Quốc để yêu cầu chia sẻ gánh nặng
lãnh đạo thế giới vì nó quá tốn kém tài nguyên và nhân lực. Âu Châu thì vị Chủ
Tịch Liên Âu không có thực quyền nên không thể giúp, còn những nước có thực quyền
như Đức, Pháp, Anh đều né tránh. Trung Quốc thì thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng
TQ là một quốc gia đang phát triển, không phải là quốc gia đã phát triển nên
không thể chia sẻ được.
TQ
dưới thời Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo theo chủ trương "xã hội hài hòa"
(harmonious society) nên nghiêng về nội trị. Khi qua Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường
thì có chủ trương "giấc mơ Trung Quốc" (China's Dream) và nghiêng về
bành trướng, phóng lực ra bên ngoài. Cho nên khi HK có một tổng thống "cái
gì cũng liên minh liên kết hay làm chung với" trong mọi chuyện của thế giới,
có khuynh hướng "lãnh đạo từ phía sau" thì đó là cơ hội cho TQ trừng
lên mà không bị ai cản trở.
Chủ
trương này của HK đưa đến sự cộng tác và tương nhượng TQ, còn hy sinh là các nước
nhỏ, vì HK vẫn phải thủ lợi về kinh tế và trút bớt gánh nặng phải vừa dọn dẹp
các bãi rác thế giới vừa bị chửi là đế quốc.
Nhiều
người nghĩ rằng hiệp ước mậu dịch TPP là để bao vây kinh tế TQ, trong khi thực
tế là để phục vụ lợi ích kinh tế của HK, nó nằm trong viễn kiến thế kỷ 21 là thế
kỷ của Châu Á-Thái Bình Dương và sự giàu thịnh của HK trong thế kỷ 21 là ở vùng
này.
HK
không có ý ngăn TQ gia nhập TPP và TQ sẽ gia nhập trong tương lai khi sự gia nhập
này không làm cho TQ quá tốn kém trong việc điều chỉnh để đạt tiêu chuẩn mà TPP
đòi hỏi.
Báo
Study Times được phát hành một tháng hai lần để phổ biến cho các sinh viên Trường
Đảng Trung Quốc trong số ra ngày 25/10/2015 nhận xét Bắc Kinh sẽ tham gia Hiệp
định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vào "thời điểm thuận lợi". - RFI
25/10/15
Trong
hiện tại thì như ông Trương Kiến Bình thuộc Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc
gia Trung Quốc nói: "Trung Quốc đã ký thỏa thuận tự do thương mại
song phương với 2/3 các nước thành viên trong TPP. Bắc Kinh có thể cân bằng những
tác động tiêu cực của TPP trong một chừng mực nào đó." - VOA
7/10/15
Trung
Quốc đã quyết định không tham gia TPP vì họ muốn theo đuổi những mục tiêu kinh
tế của riêng họ. Tuy nhiên, các giới chức Mỹ cho biết TQ sẽ được đón nhận để trở
thành một đối tác bất cứ khi nào họ nghĩ rằng đã tới lúc thích hợp để làm như vậy.
Những người ủng hiệp ước không chống đối sự tham gia của Bắc Kinh. Họ nói nếu
TQ tham gia hiệp ước, thì tiêu chuẩn thương mại công bằng hơn sẽ được áp dụng
cho các nền kinh tế lớn nhất thế giới. - VOA 6/10/15
Thủ
tướng Nhật Shinzo Abe hôm 6/10/15 tuyên bố thỏa thuận thương mại TPP sẽ có ý
nghĩa chiến lược nếu Trung Quốc tham gia trong tương lai. Ông bày tỏ hy vọng TQ
sẽ gia nhập hiệp định và nói rằng "Nó sẽ đóng góp vào an ninh của quốc
gia chúng tôi và bình ổn khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ có ý nghĩa chiến
lược quan trọng nếu TQ gia nhập hệ thống trong tương lai". - BBC
6/10/15
Theo
báo Economist 30/5/15 (http://t.co/cek065XGpw)
các chuyên gia kinh tế Peter Petri, Michael Plummer và Fan Zhai, của viện
nghiên cứu East-West Centre, tiên đoán rằng TPP sẽ nâng GDP của 12 nước lên
$285 tỷ đôla hay chỉ 0.9% năm 2025. Còn các kinh tế gia Dan Ciuriak và
Jingliang Xiao trong nghiên cứu cho viện C.D. Howe Institute của Canada thì
tiên đoán chỉ tăng $74 tỷ GDP cho 12 nước năm 2035 hay 0.21% trên lằn tiên đoán
căn bản.
Hầu
như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng yếu điểm của TPP là không đủ lớn, nhất
là việc không có TQ là một mất mát lớn. Nghiên cứu Petri kết luận rằng nếu có
thêm TQ, và luật không quá cứng với quốc doanh cũng như sản phẩm trí tuệ thì
TPP sẽ nâng lợi nhuận của 12 nước ban đầu lên $760 tỷ, hơn gấp đôi con số $285
tỷ.
HK
trở nên đế quốc là do HK có máu xanh về kinh tế, cho nên TPP là để phục vụ kinh
tế HK trong thế kỷ 21, chứ không phải để bao vây hay tấn công TQ bằng kinh tế.
Chính
trị của HK là vệ tinh của kinh tế, cho nên nó sẽ thay đổi sao cho phù hợp với
quyền lợi kinh tế của HK. Với quán tính này, cơ hội HK chiến tranh với một cường
quốc quân sự dễ xảy ra hơn so với một cường quốc kinh tế. TQ biết rõ điều này để
không gây chiến với HK, nhưng sẵn sàng cho chiến tranh cục bộ ở địa phương.
HK
cần TQ chia sẻ các gánh nặng thế giới như biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm,
hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ngăn ngừa dịch bệnh,
tham gia lính mũ xanh gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, chống hải tặc ở vùng biển
ngoài khơi vùng Sừng Phi châu, giúp chận đứng đà lây lan của dịch Ebola, xây dựng
cơ sở hạ tầng ở các nước chậm tiến... cho nên sẵn sàng thương lượng và tương
nhượng TQ những gì không lớn cho quyền lợi HK (nhưng lớn đối với các nước ở
vùng miền trực tiếp liên quan).
Trong
cuộc họp báo hồi đầu tháng 11/2015, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á
Thái Bình Dương, bà Susan Thornton, nói: "...các quyền lợi của Hoa
Kỳ và Trung Quốc ở Phi châu rất phù hợp với nhau. Cả hai nước chúng tôi đều muốn
thấy phát triển kinh tế và ổn định chính trị và hoà bình ở châu lục này." Dựa
trên các số liệu kinh tế, thì Trung Quốc đã giành được sự thắng thế HK ở Phi
Châu. - VOA 11/11/15 (bit.ly/1M7jSsP)
Chủ
tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nghị sĩ John McCain vừa yêu cầu bộ trưởng
Quốc phòng Ashton Carter công bố rõ ràng các mục tiêu của chuyến tuần tra của
khu trục hạm USS Lassen trong phạm vi 12 hải lý chung quanh Đá Subi hồi tháng
10/2015, vì thực tế không như những gì mà hành pháp loan báo. - RFI 11/11/15 (www.rfi.my/1kpDsrk)
Khi
tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Subi, khu trục hạm Lasen trong thực
tế đã cố tránh những hành động có khả năng gây căng thẳng với TQ. Theo Reuters,
một quan chức Mỹ giấu tên hôm 6/11/15 giải thích: "Chúng tôi muốn
khẳng định quyền của mình theo luật pháp quốc tế, nhưng không đến mức ‘chọc vào
mắt’ Trung Quốc, hoặc vào chỗ nào đó có thể làm cho tình hình leo thang một cách
không cần thiết". Nhân vật này nói cụ thể là tàu Lassen đã tắt hệ thống
radar điều khiển hỏa lực và không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trong
thời gian đó, bao gồm cả việc cho trực thăng lên xuống hay tập huấn quân sự.
Theo
nhiều chuyên gia, cách làm này có thể bị cho là mặc nhiên công nhận các yêu
sách lãnh hải 12 hải lý chung quanh Subi và các đảo nhân tạo của TQ. Hạm trưởng
của tàu Lassen, ông Robert C. Francis Jr, hôm 5/11 đã cho báo giới biết là tàu
đã di chuyển ở khu vực cách Đá Subi từ 6 đến 7 hải lý (khoảng 11 kilomét),
trong một hoạt động vừa là tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, vừa là
"quá cảnh".
Theo
các chuyên gia phân tích, chiếc Lassen đi chẳng khác gì việc theo đúng thủ tục
"đi qua vô hại" (innocent passage), được áp dụng khi một chiến hạm tiến
vào lãnh hải của một nước. Hành động như vậy của chiến hạm Mỹ sẽ củng cố thay
vì thách thức yêu sách chủ quyền 12 hải lý của TQ.
Giáo
sư Julian Ku về luật Hiến pháp tại Đại học Hofstra, trên blog Lawfare, cho rằng
sở dĩ Hải quân Mỹ đã chọn hình thức tuần tra yếu nhất, đó là vì theo yêu cầu của
Nhà Trắng.
Theo
chuyên gia này, đây là một việc làm tai hại: "Khi hạn chế hoạt động
của tàu USS Lassen ở mức ‘đi qua vô hại’, Mỹ đã mặc nhiên công nhận rằng TQ được
quyền quy định vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo là Subi".
- RFI 8/11/15 (www.rfi.my/1ROJb4t)
Chính
vì đi như vậy cho nên Hạm trường Francis nói ông không hề cảm thấy bị đe dọa và
các binh sĩ hải quân Mỹ thường xuyên gọi điện cho phía TQ để nói chuyện thân mật
với nhau. Ông thuật lại một cuộc nói chuyện “Này, thứ bảy này các anh
làm gì. Tụi tôi ăn pizza và cánh gà. Còn các anh ăn gì? Chúng tôi cũng đang chuẩn
bị mừng lễ Halloween.” Ông cũng cho biết lính TQ, nói tiếng Anh, đã kể
chuyện về gia đình của họ và những nơi họ đã ghé qua; và trước khi ngưng bám
theo tàu Mỹ, lính TQ đã chúc lính Mỹ “một hành trình tốt đẹp” và “hẹn gặp lại.”
- VOA 7/11/15
Hôm
7/11/15 Hải quân HK và TQ đã cùng nhau tập trận chung trên Đại Tây Dương, ngoài
khơi Florida, nhân dịp chiến hạm TQ ghé cảng Jacksonville ở Florida. Trong cùng
thời điểm, theo AFP, tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội TQ đã ghé Djibouti hội kiến với Tổng thống Ismail Omar Guelleh. Theo
trang mạng chính thức của Quân đội TQ, ông Phòng Phong Huy đã nói với Tổng thống
Djibouti rằng TQ sẵn sàng "đẩy mạnh công cuộc hợp tác thực tế giữa chính
quyền và quân đội hai nước".
AFP
nói rằng Quân đội TQ đang mở rộng tầm hoạt động ra quốc tế, và hồi tháng Năm
2015, Tổng thống Djibouti đã tiết lộ rằng "các cuộc thảo luận đang được tiến
hành" với TQ về việc cho Bắc Kinh xây dựng một căn cứ quân sự ở quốc gia
nhỏ bé vùng Sừng châu Phi này nhưng lại ở ngay lối vào Hồng Hải và qua đó là
Kênh đào Suez. Tổng thống Djibouti đã khẳng định với AFP rằng sự hiện diện của
Bắc Kinh sẽ được "hoan nghênh".
Việc
TQ xây dựng hay quản lý các hải cảng quanh Ấn Độ Dương đã làm dấy lên lo ngại
là TQ đang thiết lập "chuỗi ngọc trai" nhằm khống chế khu vực này. -
RFI 10/11/15
TQ
đang mạnh dạn trừng lên, HK đi vào Trường Sa một cách rón rén thì các nước khác
kể cả Nhật, Úc, Ấn... làm sao dám đi vào, nói gì đến Phi hay VN. Trong tương
lai TQ sẽ chiếm thêm các mỏm đá còn vô chủ (khoảng 209 mõm) ở Trường Sa và tiếp
tục xây thêm đảo nhân tạo, mỗi đảo có vùng nước 12 hải lý chủ quyền chung
quanh, tổng hợp các vùng nước chủ quyền thì Trường Sa mất hết, Phi và VN chỉ
còn nước bỏ đảo mà đi - trắng tay mất hết.
Bộ
trưởng quốc phòng Carter nói việc tái cân bằng an ninh của Mỹ tại Thái Bình
Dương không nhằm ngăn chặn bất cứ quốc gia nào: "HK muốn tất cả
các nước có cơ hội lớn mạnh vì đây là điều tốt cho vùng này và tốt cho tất cả
các nước chúng ta trong đó có Trung Quốc…" - VOA 8/11/15
Ở
Phi Châu HK đã thua và chuyển hướng từ cạnh tranh qua hợp tác với TQ. Ở Châu
Á-TBD, HK đang nhượng bộ chính trị trước chủ trương "Châu Á của người Á
Châu" của TQ. Nhật tuy có quan tâm về Biển Đông, nhưng không nhiều như mọi
người đã nghĩ, qua sự kiện tàu Lassen mà hai bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao
của Nhật dè dặt và tránh né lên tiếng. Còn lại là các quốc gia trong vùng phải
biết tự lo.
Việt
Nam có tự lo???
No comments:
Post a Comment