03/11/2015 1
PHẢN HỒI
HH
–“Nếu ông Ban Ki-moon có gốc tích họ Phan Huy thì đó là niềm tự hào của dòng
tộc chúng tôi. Nhưng hiện chưa có thông tin đầy đủ để xem xét, chúng tôi không
thể nói ông ấy là họ hàng được”
Ý
kiến trên của cụ Phan Huy Giám, đại diện cho dòng họ Phan Huy, là vừa chuẩn
mực vừa khiêm tốn.
Nhưng
trước câu nói ấy của cụ Giám, nhà báo Xuân Ba lại đưa ra lời bình [*] rằng ông “ngạc
nhiên bởi chưa bao giờ nghĩa đen của thành ngữ Việt lại bất ngờ và sinh sắc ở một
làng quê Xứ Đoài này”, tức là “không phải thấy người sang bắt quàng làm
họ!”
Bình
như thế vừa không đúng ý cụ Giám lại vừa làm giảm giá trị câu nói rất đúng mực
của cụ. Cụ chỉ dùng chữ “tự hào” và nói “chưa có thông tin đầy đủ…” chứ không
có một câu nào, một từ nào nói về cái sự sang hay hèn ở đây cả.
Ngài
Ban Ki-moon là một người sang trọng thuộc loại bậc nhất của thế giới. Điều đó
thì khỏi phải bàn. Nhưng dòng tộc Phan Huy với danh nhân Phan Huy Chú từ trước
đến nay cũng là một dòng tộc vốn cao sang từ trước khi có cuộc thăm viếng của
ngài Ban Ki-moon.
Vì
thế, cuộc thăm viếng của ngài Ban Ki-moon là một cuộc thăm viếng của một người
sang trọng đến với một dòng tộc cao sang. Liên hệ việc này với câu thành ngữ
nói trên, dù là với ý phủ định, để đo lòng các bậc quân tử là không thích hợp.
Nhưng
từ đó cũng phải thừa nhận một sự thật đáng buồn rằng đã lâu lắm rồi người Việt
thời hiện đại chẳng có được một chính khách nào xứng tầm thế giới, để không ai
còn phải gợn một chút vấn vương nào trong đầu về cái sự sang, hèn trong những
tình cảnh như thế này …
[*] Đọc
bài của Xuân Ba trên Tiền Phong:
Quanh
chuyện ông Tổng Thư ký LHQ về bái tổ
06:26
ngày 03 tháng 11 năm 2015
TP
– Tôi
theo chân các tiến sĩ Nguyễn Tiến Cường Viện phó Viện Hán Nôm, TS Trần Trọng
Dương, TS Phạm Thùy Vinh, TS Nguyễn Xuân Diện về thôn Thụy Khuê xã Sài Sơn Quốc
Oai xứ Đoài cũ. Thụy Khuê của Sài Sơn ngay sát Chùa Thày vừa nóng trên các
phương tiện truyền thông. Ấy là việc ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (TTK LHQ)
Ban Ki-moon về dâng hương chiêm bái nhà thờ dòng họ Phan Huy!
Ngài
Ban Ki-moon đang xem gia phả dòng họ Phan Huy. Ảnh: P.V
Cũng
nói luôn, chuyến viếng thăm ấy bí mật và kín kẽ đến nỗi, người của Bộ Ngoại
giao, theo thông lệ thường phải kè kè bên Ngài TTK mỗi khi đến thăm
nước sở tại nào đó đã không hề biết? Thứ nữa, thính nhạy như dân báo mạng lẫn
báo viết, những hàng ngàn tay máy tay bút chưa kể cũng cỡ đó, hàng ngàn bloger
luôn thường trực những hiếu sự này khác cũng tất thảy tuyệt nhiên không ai biết
có sự kiện ấy?
Quả
là một sự lạ!
Thôi
thì thời điểm diễn ra sự kiện ấy, giới ngoại giao, báo chí không ai biết và chứng
kiến thì cũng đành một nhẽ. Nhưng sau sự kiện chiều 23/5 ấy, có cả tháng, hàng
mấy tháng trên báo chí lẫn mạng đều bặt vắng trái với thói ráo riết săn tin? Chỉ
vào mấy ngày cuối tháng mười dương lịch, blog Nguyễn Xuân Diện đã tung trên mạng
cái tin TTK LHQ Ban Ki-moon viếng nhà thờ Phan Huy và để lại lưu bút thì thiên
hạ mới nháo nhác đổ xô vào sự kiện này!
Ông
Ban Ki-moon!
Năm
năm trước, tháng 10, tôi may mắn được chứng kiến mấy sự kiện của người được coi
là quyền lực nhất hành tinh trong chuyến thăm Việt Nam ngắn ngủi nhân dự APEC ở
Hà Nội.
Dong
dỏng và có thể là mảnh mai. Chất giọng nhỏ nhẹ. Mọi cử chỉ vẻ khiêm nhường từ tốn.
Sau 34 năm mới có một người châu Á được sung giữ chức TTK LHQ. Trước ông Ban
Ki-moon có ông U-Than người Myanmar. Nhiều năm qua thiên hạ dường như đổ dồn
con mắt để chú mục vào những bước đi của ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc
nay phải mang vác sứ mệnh TTK LHQ. Hành nghề ngoại giao tại một đất nước bé nhỏ
nhưng hùng cường có nhiều thương hiệu quốc gia về thương mại mang tầm cỡ quốc tế!
Có thể nói ông Ban đã được chuẩn bị đầy đủ để mang vác những sứ mệnh lớn. Thiên
hạ cũng khéo tầm nã sao đó để bây giờ có bức ảnh ông trong nhóm sinh viên
Hàn học hành xuất sắc trên đất Mỹ năm 1962 có mặt tại Nhà Trắng để được gặp Tổng
thống Kennedy kèm câu nói hơi bị bạo của anh sinh viên Hàn Quốc Ban Ki-moon khi
ấy rằng tôi muốn làm một chính khách! Câu ấy không suông và cho oai. Tốt nghiệp
một trong những trường ĐH danh tiếng ở Mỹ và Seoul, ông có nhiều năm làm lụng cật
lực thử sức trên một số lĩnh vực và may mắn đều thành đạt. Có một chuyện về sự
mẫn cán của ông. Dịp cưới cô con gái đầu lòng, đang dự một cuộc họp trọng của
LHQ, ông xin phép ra ngoài ít phút… Đâu như nửa tiếng ông trở lại họp tiếp. Sau
mới biết, ông đi dự cưới con gái. Địa điểm tổ chức đám cưới của cô con gái cưng
chỉ cách nơi ông TTK LHQ họp chỉ ít phút đi xe.
Thiên
hạ nhận xét rằng ông ghi được nhiều dấu ấn đáng nhớ trong nhiệm kỳ.
…Khu
biệt thự cao cấp Ciputra nơi có Trường Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNIS). Tại
đây có 895 học sinh sinh viên của 55 quốc gia trong đó có Việt Nam đang theo học
với mức học phí nhiều ngàn USD/ năm. Những tràng vỗ tay của các thầy cô và học sinh
Trường quốc tế chào đón Ngài Ban Ki-moon cùng phu nhân, người con gái Hàn Quốc
đã từng sang Mỹ nơi ông Ban Ki-moon theo học. Trong dịp đi úy lạo động viên những
sinh viên Hàn học tập xuất sắc, người con gái Nam Hàn đã tìm thấy địa chỉ lẫn ý
trung nhân mà mình gửi gắm cả cuộc đời. Cuộc hôn nhân hạnh phúc ấy mang lại cho
Ban Ki-moon người vợ hiền thục và 2 gái một trai kháu khỉnh! Trong chuyến công
cán sang Hà Nội chỉ mỗi phu nhân Ban Ki-moon tháp tùng chồng.
Ngài
Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm,đứng sau là cụ
Phan Huy Giám
Đoàn
xe ngài TTK LHQ lại rẽ vào lối trung tâm huyện Từ Liêm.Ông không vào huyện
ủy hay UBND huyện mà rẽ vào Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm để tiếp xúc với dự án Chăm
sóc bảo vệ ngăn ngừa HIV có sự tài trợ của LHQ. Tại đây đã thấy Phó Thủ
tướng Trương Vĩnh Trọng cùng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đón sẵn. Ấn tượng
nhất là khi ông TTK LHQ cùng phu nhân ân cần vui vẻ chuyện trò với một nhóm bệnh
nhân nghiện ma túy lẫn HIV đang được chữa trị tại Trung tâm. Ấn tượng bởi trước
phong thái cởi mở của khách thăm căn bệnh của các bạn đang mắc phải
không có cái gì, không có một ai phải ghê sợ và xa lánh các bạn cả, anh
Vương Duy T. trú ở phường Minh Khai đã bộc bạch rằng Bác Ban ơi (nhiều
tiếng cười vui bật lên) nghe nói thứ thuốc mà các bệnh nhân đang
dùng ở trung tâm đắt lắm. Bác cố gắng tài trợ lâu lâu cho trung tâm bác nhé. Bộ
trưởng Nguyễn Quốc Triệu nói nhỏ đại ý thứ thuốc đó là Methadone được
sản xuất đầu tiên với mục đích làm thuốc giảm đau trong chiến tranh thế giới
II. Sau đó thuốc được điều trị cho những người nghiện heroin rất hiệu quả.
Chả phải tiêm chích gì chỉ đơn giản là cho bệnh nhân uống. Tại trung tâm này việc
uống methadone kết hợp với các phương pháp khác đã tăng cường chất lượng điều
trị.
Và
lần thứ 2 ông ghé Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chiều
23/5/2015, âm thanh những tràng pháo tay của ĐBQH hoan nghênh bài phát biểu của
ông nhất là thái độ thẳng thắn rành mạch về biển Đông, về an ninh hàng hải quốc
tế của TTK LHQ dường như còn lẩn quất chưa tan ở phòng họp Diên Hồng của nhà họp
QH. Không ai biết rằng ông đã rời phòng họp đi thẳng về nhà thờ dòng họ Phan ở
Thụy Khuê Sài Sơn này!
Tôi
ngó lên hồi lâu bức lưu bút.
Tôi xin cung kính chiêm bái nhà thờ cụ Phan Huy Chú và ngưỡng vọng
liệt tổ liệt tông họ Phan. Cảm ơn những nỗ lực bảo tồn nhà thờ này. Là một hậu
sinh của họ Phan, nay phục vụ trong cương vị TTK LHQ, tôi nguyện cố gắng noi
theo di huấn của tiền nhân.
Ki Moon Ban
Tổng thư ký Liên hợp quốc
(Quốc tế Liên hiệp Sự vụ tổng trưởng)
Phan Cơ Văn
Những
dòng lưu bút, ngoài Anh ngữ thì các từ Phan Huy Chú, họ Phan và
hàng chữ Tổng thư ký Liên Hiệp quốc –Quốc tế Liên hiệp sự vụ tổng trưởng cùng Phan
Cơ Văn được ông Ban Ki-moon viết bằng chữ Hán.
Ông
Trưởng tộc nhà thờ cũng kể lại, khi viết lưu bút ngài có hỏi ông chữ Chú viết
như thế nào? Ông đáp gồm bộ chấm thủy và chữ Chủ bên phải.(Chú, ở
đây với nghĩa cẩn trọng rót nước vào miệng bình).
Hơi
lạ? Nhưng nghĩ cũng phải. Từng đọc được Hán ngữ (ông Trưởng họ hôm ấy có biếu
ông Ban bản chữ Hán cuốn Lịch triều Hiến chương loại chí –
tạm hiểu là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại của
Phan Huy Chú) nhưng ông Ban vẫn cẩn trọng hỏi lại? Bởi Chú có
vài cách viết.
Ngài
Ban Ki-moon và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng các vị trong dòng tộc Phan Huy.
Chúng
tôi dừng hơi lâu trong nhà thờ họ Phan có mấy chữ đắp nổi trên nóc Phan
Bình Chương từ. (Chỉ chức Bình Chương sự của cụ Phan Huy Cẩn, cụ tổ đầu
tiên của họ Phan Sài Sơn). Ngôi nhà thờ được cấp bằng Di tích năm 2001. Nhà thờ
ông Phan Huy rộng 5 gian, lưu giữ bàn thờ các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử
VN như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh… Bữa thăm, ông
Ban đã đứng hồi lâu trước ban thờ tổ tiên dòng họ Phan Huy chăm chú lật giở đọc
lướt nhiều trang của cuốn Lịch triều Hiến chương loại chí, một
trước tác được coi là xếp đầu trong Bách khoa toàn thư của Đại Việt. Sau
đó, ông ra hiên nhà xem rất kỹ bản sơ đồ dòng họ Phan Huy… Từ ngạc nhiên
đến… bần thần? Bởi nếu thoáng qua và căn cứ vào những dòng lưu bút có vẻ như
đích thị ông Ban là con cháu trực hệ nhà bác học Phan Huy Chú.
Nhưng
thật ngạc nhiên, cụ Phan Huy Giám, người đồng biên soạn Gia phả họ Phan
cho hay, dòng họ không coi đây là căn cứ để nhận họ hàng!
Hỏi
vì sao, cụ thẳng thắn rằng, mừng và vinh dự thật đấy, nhất là được đón một vị
khách đặc biệt như ông Ban Ki-moon đến thăm nhà thờ dòng họ. Thời gian tiếp xúc
ngắn ngủi, bất đồng ngôn ngữ nhưng ông đã để lại ấn tượng thân thiện, gần gũi.
Qua phiên dịch, tôi chưa nghe thấy ông ấy nhận là con cháu dòng họ Phan Huy mà
chỉ dâng hương và để lại lưu bút. Chúng tôi rất trân trọng những dòng lưu bút
này nhưng sẽ không dựa vào đó để nhận họ hàng…
Nhưng
cụ Giám vẫn cẩn thận ghi thêm vào gia phả: “Ngày 23/5/2015, ông bà Ban Ki-moon
(Phan Cơ Văn), Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về lễ Tổ tiên tại nhà thờ Đại Tôn ở
Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Hiện chưa có thông tin để xem xét ông ở đời
nào, con cháu cụ nào!”.
Đại
diện dòng họ Phan Huy cho hay, trường hợp một chi, nhánh, hậu duệ của dòng họ bị
thất lạc muốn về bái tổ nhận lại họ hàng phải có đầy đủ căn cứ. Có thể đối chiếu
gia phả của chi, nhánh với gia phả dòng họ hoặc khớp với lời dặn dò truyền miệng
từ đời trước. Hội đồng dòng tộc sẽ họp bàn xem xét kỹ lưỡng rồi quyết định. Thủ
tục nhập lại họ phải làm mấy mâm cơm bái tổ, mời họ hàng để phân chia vai vế.
“Nếu ông Ban Ki-moon
có gốc tích họ Phan Huy thì đó là niềm tự hào của dòng tộc chúng tôi. Nhưng hiện
chưa có thông tin đầy đủ để xem xét, chúng tôi không thể nói ông ấy là họ hàng
được”,
cụ Giám khẳng định và cũng cho biết thêm sau chuyến thăm ngắn ngủi hồi tháng 5
của ông Ban Ki-moon, dòng họ Phan Huy chưa nhận thêm thông tin gì về việc này.
Hình :
Nhà
thờ dòng họ Phan Huy Sài Sơn
Một
góc nhà thờ họ
Gia
phả dòng họ Phan Huy Sài Sơn và đoạn chép về phần thưởng vua ban khi Phan Huy
Chú viết Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí.
Cụ
thử từ kiêm phả Phan Huy Giám và buổi Ngài Ban Ki-moon về thăm nhà thờ
Ngạc
nhiên bởi chưa bao giờ nghĩa đen của thành ngữ Việt lại bất ngờ và sinh sắc ở một
làng quê Xứ Đoài này.
Câu
ấy là không phải thấy người sang bắt quàng làm họ!
Cụ
Giám cho biết, qua bản lưu bút, cụ và nhóm biên soạn gia phả đã băn khoăn lật
giở lại. Lịch sử của dòng họ Phan Huy trải qua nhiều biến động thăng trầm, được
thể hiện trong cuốn gia phả dày gần 300 trang, các cụ đã không tìm thấy có
nhánh nào của dòng họ ở Hàn Quốc.
(Còn
nữa)
No comments:
Post a Comment