BBC Tiếng Việt
24
tháng 11 2015
Việt
Nam không 'đánh võ' được trên thực tế, nên đã chuyển sang 'đánh võ mồm' để quốc
tế hóa vấn đề Biển Đông và cuộc hội thảo quốc tế mới tổ chức ở Vũng Tàu là một
'thành công', theo một học giả của Mỹ từ Singapore có tham luận tại Hội thảo.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Trao đổi
với BBC từ Vũng Tàu, Việt Nam, hôm 24/11/2015, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên
gia bang giao quốc tế của Đại học George Mason, Mỹ nói:
"Tôi nghĩ họ (Việt Nam) không đánh nhau
bằng võ được thì họ đánh võ mồm thôi.
"Họ tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển
Đông ra, thì họ làm đến lần thứ bảy rồi đó.
"Những người mà trẻ mà họ tổ chức thì
bây giờ cũng khá lắm rồi, có căn bản, kiến thức luật pháp, rồi ngoại giao họ đều
khá.
"Và bởi vì lâu rồi, thành ra họ biết những
người nào nói như thế nào, thành ra họ tổ chức như thế này."
Đạt
được mục đích
Giáo sư
Hùng, người hiện cũng đang là chuyên gia khách mời cao cấp tại Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nói thêm về điều mà ông cho là thành công của
cuộc Hội thảo quốc tế do Việt Nam vừa tổ chức.
Ông
nói: "Họ đạt được mục đích là thứ nhất
quảng bá, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, làm mọi người phải để ý đến vấn đề đó.
"Và thứ hai, nó củng cố lập trường của họ
và nó làm cho lập trường của Trung Quốc tương đối là không được coi là chính thống."
Bản đồ đường chín đoạn tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc ở Biển Đông được đề cập tại Hội thảo Vũng Tàu.
Bình luận
về điểm đáng chú ý từ các ý kiến chia sẻ tại Hội thảo Vũng Tàu, đặc biệt liên
quan tới các quan điểm đến từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Giáo sư Nguyễn Mạnh
Hùng nói thêm:
"Mỹ thì tôi thấy tòa Đại sứ đi nhiều
nhưng họ không mời lên nói, về phía học giả Mỹ tôi thấy Patrick Cronin có giải
thích quan điểm của Mỹ.
"Ở đây người ta cho rằng quan điểm của Mỹ
tương đối không rõ ràng, không biết là cái gì và có đủ cứng rắn, mạnh mẽ hay
không, thì ông Patrick Cronin giải thích rất rõ rệt chính sách của Mỹ. Đấy là một
quan điểm về phía Mỹ.
"Còn mấy ông học giả Trung Quốc có dịp để
giải thích cho các ông. Và tôi thấy một số người tôi cũng gặp nhiều nơi rồi.
"Tôi gặp cả Trung Quốc nữa, thì nói chuyện
vui vẻ thôi, nhưng mà có mấy cô là những người mới, tôi thấy họ thoáng và có
tính cách 'flexible' (uyển chuyển, linh hoạt) hơn.
"Tôi cũng có hỏi mấy ông Trung Quốc, họ
nói với tôi những cô đó, có người luận án về vấn đề luật pháp như vậy.
"Và cô nói khá là 'flexible' (uyển chuyển),
bởi vì người ta là academic (hàn lâm). Nó có cả những người học giả là những người
thân chính phủ hơn.
"Nhưng mà những người học giả trẻ, tương
đối họ linh hoạt hơn... Nếu chỉ căn cứ vào những người học giả trẻ, thì tôi thấy
thay đổi của Trung Quốc đã hơi linh hoạt. Vấn đề là con đường lưỡi bò."
Chín
đoạn - một 'sai lầm'
Nhân
nói về bản đồ đường chín đoạn trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương lập ra và
công bố, Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, nhân dịp này cũng bình luận về một quan điểm
đến từ Anh của tác giả, nhà báo Bill Hayton, người đang làm việc tại BBC.
Nhà báo Bill Hayton
Ông
Hùng nói: "Tôi thấy bài hội thảo của
ông Bill Hayton rất hay.
"Bill Hayton có quyển sách về vấn đề Biển
Đông rồi, nhưng ông cũng đưa ra một số văn bản, tài liệu in màu sắc đàng hoàng,
tử tế, thì họ cũng chứng minh rằng là chuyện Trung Quốc vẽ đường chín đoạn là một
sự sai lầm.
"Nó căn cứ vào một tài liệu sai lầm, ông
(Trung Quốc) nhầm, ông viết như vậy.
"Và những tài liệu đó là những tài liệu
gốc, thì ông (Hayton) có những tài liệu gốc - không có những chuyện đó.
"Về sau này, là nó (TQ) cứ bịa thêm, chẳng
hạn như có một hòn đảo gọi là James Shoal, thì cái đảo đó không bao giờ có cả...
"Nói tóm lại thì ông (Hayton) bảo rằng
đường lưỡi bò là chuyện không có. Ông nói một câu mà nhiều người buồn cười, ông
bảo:
"Cái tuyên bố đòi chủ quyền (claim) của
Trung Quốc là một tuyên bố dựa trên cảm xúc (emotional claim), chứ không phải
là tuyên bố có căn cứ lịch sử (historic claim)," Giáo sư Nguyễn Mạnh
Hùng thuật lại với BBC.
Trong
hai ngày 23-24/11/2015, cuộc Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề
"Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và
phát triển khu vực" của Việt Nam đã được tổ chức tại thành phố Vũng
Tàu ở miền Nam nước này.
Hội thảo
này do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu
Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức.
Cuộc Hội
thảo có hơn 200 đại biểu, trong đó có trên dưới bảy mươi học giả và đại biểu Việt
Nam cùng 30 đại biểu và nhiều cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn ngoại giao tại
Việt Nam cùng truyền thông trong và ngoài nước tham gia, theo một thông báo của
Ban Tổ chức.
Đã có
trên 30 tham luận được trình bày qua hai ngày Hội thảo, chưa kể các trao đổi
bên lề, với sáu nhóm chủ đề là: tình hình thế giới và tác động đến vấn đề Biển
Đông, các diễn biến gần đây trên Biển Đông, quan hệ nước lớn ở Biển Đông, luật
pháp quốc tế, triển vọng tương lai, tình huống giả định: giải quyết, phân định
và hợp tác ở Biển Đông, vẫn theo thông báo của Ban tổ chức Hội thảo.
No comments:
Post a Comment