Khúc Thừa Sơn - VNTB
Chuyến
thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang Việt Nam vừa qua đã
vấp phải sự phản đối quyết liệt từ một nhóm người dân Việt Nam kể cả trong nước
lẫn ngoài nước với các cuộc biểu tình ở Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh. Mặc dù có những
biểu ngữ và việc làm khác nhau nhưng tất cả mọi người đều có chung một bức xúc
là lên án việc Trung Quốc đã cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo
Trường Sa của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam trên Biển Đông. Việt Nam Thời
Báo (VNTB) tiếp chuyện với một người bạn trẻ tên Văn Trung có facebook tên Vân
Thiên đến từ Đà Nẵng. Vừa qua, Trung đã có một hành động dũng cảm khi dùng máu
của bản thân mình để viết một biểu ngữ phản đối chuyến đi của ông Tập Cận Bình.
Phản
đối chuyến thăm ông Tập Cận Bình bằng máu
PV:
Vì nguyên nhân gì mà Trung lại phản đối chuyến đi của ông Tập Cận Bình sang Việt
Nam?
Văn
Trung: Trung
Quốc là một nước lớn có truyền thống bá quyền trong hàng ngàn năm lịch sử. Đến
nay, tuy đã bước sang thế kỷ 21 nhưng lối suy nghĩ bá quyền đó vẫn không thay đổi.
Trong những năm qua, em thấy việc hàng hóa Trung Quốc độc hại gây hại cho người
dân đang tràn lan trên thị trường Việt Nam, mà chính quyền Việt Nam vẫn muốn hợp
tác kinh tế với họ? Ngoài biển Đông, tàu cá ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc
liên tiếp đâm chìm, cướp phá tài sản, ngang nhiên xây đựng đảo nhân tạo. Vậy tại
sao chúng ta phải nghênh đón ông Tập Cận Bình?
PV:
Có nhiều cách làm để dư luận biết quan điểm của mình, tại sao Trung lại chọn
cách dùng máu của mình để viết khẩu hiệu phản đối ông Tập Cận Bình đến Việt
Nam?
Văn
Trung: Dòng
máu của em là dòng máu dân tộc, dòng máu Việt Nam. Em muốn dùng dòng máu này để
mọi người hiểu rằng; dù máu có đổ nhưng dân tộc Việt Nam không chịu hèn, không
chịu khuất phục. Hơn nữa, máu của em có đổ thì cũng không quan trọng bằng máu
dân tộc Việt Nam đã đổ bởi tội ác chính quyền Trung Quốc gây ra từ ngàn xưa đến
nay.
PV:
Trước đây, có một sinh viên tên Phương Uyên cũng từng viết khẩu hiệu máu như
Trung và sau đó bạn này bị chính quyền kết tội tuyên truyền chống phá Nhà nước,
Trung có nghĩ mình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự hay không?
Văn
Trung: Em
nghĩ là có và em cũng lo lắng lắm. Vì từ trước đến giờ em thấy hễ khi người dân
lên tiếng chống Trung Quốc thì đều bị ghán ghép tên gọi là phản động. Nhưng em
nghĩ, là người dân Việt Nam, phải biết mình sống sao cho có trách nhiệm với Tổ
quốc, với nhân dân, em chọn cho mình cách lên tiếng trước cái ác của bọn cầm
quyền Trung Quốc và đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm nỗi đau mà người dân Việt
Nam đang gánh chịu trước hiểm họa giặc Trung Quốc đang tràn lan trên quê hương.
PV: Được biết, bản thân Trung không chỉ phản đối chuyến đi này của ông Tập Cận Bình mà trước đây Trung cũng có nhiều việc làm khác như quan tâm đến vấn đề bất công xã hội? Vì sao Trung lại quyết định như vậy?
Văn
Trung: Em
đã từng mơ mình có một cuộc sống bình thường, học xong, có một công việc ổn định,
lấy một người vợ bình thường, sống trong ngôi nhà bình thường, cho đến khi em
biết những sự thật trên cái mảnh đất quê hương này không như em tưởng. Dường
như em đang bước vào một thế giới khác, em thấy những điều không muốn thấy, em
biết những việc không muốn biết nhưng nó vẫn đến và nó thay đổi suy nghĩ của em
hoàn toàn. Dĩ nhiên là đã dấn thân thì ít nhiều gì cũng phải có nguy hiểm, em
xác định là mình chấp nhận. Em muốn góp phần vào việc thay đổi xã hội Việt Nam
hiện nay.
PV:
Khi biết được những việc làm của Trung, nhiều người đã gửi lời khen tặng Trung
là người yêu nước, Trung hiểu như thế nào về 2 từ “ yêu nước” ?
Văn
Trung: Em
nghĩ, tình yêu nước ai cũng có và nó đúc kết từ ngàn xưa nhưng không phải ai
cũng giống nhau. Em tự thấy mình vẫn còn thấp bé so với những người yêu nước
ngoài kia. Và đối với em, lòng yêu nước không thể diễn tả bằng lời nói và em chỉ
nghĩ nôm na là yêu nước là không làm gì hại dân hại nước. Và những tuổi trẻ như
em cần lên tiếng góp phần thay đổi đất nước chứ không nên im lặng.
Văn
Trung từng đề nghị "hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh"
PV:
Có nhiều người nói rằng yêu nước không cần làm những công việc như biểu tình, gửi
kiến nghị phản đối bất công... chỉ cần cố gắng học tập, lao động tốt là được.
Còn những vấn đề về biển đảo, tham nhũng, bất công xã hội đã có Đảng và Nhà nước
lo, Trung nghĩ sao về quan điểm này?
Văn
Trung: Không
quan tâm chính trị không có nghĩa là chính trị không quan tâm đến chúng ta. Những
lời nói ấy đôi lúc ngẫm mà thấy buồn cho đất nước Việt Nam mình bởi đất nước
không của riêng ai. Đất nước và Tổ quốc này là trên hết, Tổ quốc này là của
toàn thể người dân Việt Nam chứ không của riêng Đảng phái hay tổ chức nào cho
nên tại sao mình phải đùn đẩy hết cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ lo?
PV:
Sự quan tâm về chính trị theo hướng "không đùn đẩy hết cho Đảng, Nhà nước
và Chính phủ lo" có khiến em gặp khó khăn nào hay không?
Văn
Trung: Em
nghĩ những khó khăn của em bây giờ là gia đình, bạn bè không mấy ai quan tâm đến
tình hình biến động của đất nước. Họ cũng chính là dân. Nếu những việc em làm
mà không được dân quân tâm, không được dân đón nhận thì em thất bại và không
làm được gì.
PV:
Theo thông tin Trung loan tải trên facebook là có công an , an ninh địa phương
đến mời mẹ của Trung để làm việc về những việc làm của Trung, thông tin này có
đúng không?
Văn
Trung: Đó
là thông tin chính xác. Một tháng trở lại đây công an gọi cho mẹ và hỏi em ở
đâu. Mới đây, vào ngày 7/11, công an khu vực lên nhà mời mẹ em lên đồn công an
phường. An ninh cũng đến gửi giấy mời em về những việc em làm như phản đối chuyến
đi của ông Tập Cận Bình hay ký kiến nghị thư hoãn án tử hình có dấu hiệu oan
sai của tử tù Lê Văn Mạnh.
PV:
Trung có niềm tin vào những việc làm của mình sẽ góp phần vào việc làm cho đất
nước Việt Nam thay đổi, phát triển và giàu mạnh hơn hay không ?
Văn
Trung: Khi
làm điều gì mà mình cho là đúng mà mình lại không tin nó thì mình đã thất bại rồi.
Minh chứng dễ thấy là ở Việt Nam ngày càng có nhiều tiếng nói phản biện công
khai, người dân biết phản ánh những sai trái của chính quyền, nhiều người biết
quan tâm đến vấn đề biển đảo, người dân đã giảm đi rất nhiều sự sợ hãi và sức ì
trong tâm lý. Nhìn thấy những thay đổi này từ người dân khiến em có động lực
tin tưởng vào những việc làm của mình.
PV:
Đối với Trung, chính trị liệu có phải là chuyện trọng đại?
Văn
Trung: Em
nghĩ môi người, khi đến 18 tuổi ai cũng có quyền được tham gia vào những công
việc chung của đất nước vậy tại sao nguời trẻ như em lại không được tham gia ?
PV:
Cục diện Biển Đông bất cứ lúc nào cũng có khả năng nổ ra chiến tranh, nếu viễn
cảnh đó xảy ra, Trung sẽ làm gì?
Văn
Trung: Em
không thích chiến tranh vì chiến tranh là có sự đổ máu.Nhưng một khi Tổ quốc
lâm nguy chắc hẳn em không thể nào làm ngơ. Tổ quốc kêu gọi em sẳn sàng đáp lời.
PV:
Quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc
cưỡng chiếm phi pháp, dĩ nhiên lãnh thổ Việt Nam còn bị cưỡng chiếm thì không
thể là bạn với kẻ thù được, nếu bây giờ đứng trước kẻ thù thì em sẽ nói điều gì
?
Văn
Trung: Em
chưa biết nói gì đối với phía Trung Quốc ngoài lời nói Hoàng Sa - Trường Sa là
của Việt Nam, mặc dù hiện tại quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa
bị kẻ thù cưỡng chiếm bằng súng đạn hơn mấy mươi năm nay nhưng em và người dân
Việt Nam mãi mãi không quên nỗi đau này, em và người dân Việt Nam lúc nào cũng
sẵn sàng đòi lại phần lãnh thổ, lãnh hải bị mất cho bằng được. Và em tin là bất
cứ ai là người dân Việt Nam nào cũng luôn hiểu rằng, dân tộc Việt Nam có thể đổ
máu nhưng quyết không chịu khuất phục kẻ thù.
PV:
Còn với chính quyền Việt Nam, Trung mong muốn họ phải hành xử sao với chính quyền
Trung Quốc qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa?
Văn
Trung: Em
mong chính quyền phải có những hành động cụ thể, cương quyết hơn trong việc khẳng
định chủ quyền lãnh hải ,lãnh thổ, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế chứ không
thể phát ngôn vô thưởng vô phạt. Cũng mong muốn chính quyền làm điều này để an
lòng những người dân tham gia biểu tình ôn hoà vừa qua cũng như người dân trong
nước.
PV:
Còn trước công luận thế giới, Trung có gửi gắm điều gì qua vấn đề Hoàng Sa -
Trường Sa của Việt Nam?
Văn
Trung: Em
mong dư luận thế giới quan tâm nhiều hơn vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa bởi đây là
2 quần đảo vốn là chủ quyền lãnh hải có từ lâu đời của Việt Nam và hiện nó đang
bị một nước lớn là Trung Quốc chiếm giữ bằng súng đạn. Quan tâm đến Biển Đông
là góp phần quan tâm đến quyền lợi quốc tế của họ tại nơi này.
PV:
Còn với gia đình, cụ thể là cha mẹ của bạn, bạn sẽ nói điều gì qua những viêc
làm của mình hiện tại?
Văn
Trung: Gia
đình em không may mắn lắm khi em còn nhỏ tuổi, bố mẹ đã ly hôn. Mẹ em làm việc
vất vả để nuôi chị em khôn lớn. Em từng nói với bà rằng, con xin lỗi vì không
thể báo đáp chữ hiếu cho mẹ dù biết mẹ sinh con ra và nuôi dạy con rất đau khổ
để con trưởng thành, sống có ích cho gia đình và xã hội. Con đã nghe lời mẹ làm
những việc trong khả năng của mình để đóng góp cho xã hội. Chỉ tại những việc
con làm hiện tại ở Việt Nam đang bị cho là “nhạy cảm” nên con mới bị những lời
nói đánh giá là không tốt đẹp, vi phạm pháp luật. Nhưng nếu em vi phạm pháp luật
thì chính quyền họ đã bắt xử lý em rồi chứ đâu đơn giản là mời mẹ lên đồn làm
việc. Em tin tưởng vào tình mẫu tử, mẹ em sẽ tin tưởng ở em hơn người ngoài, những
người đã ngăn cản những viêc em làm là vì những việc em làm đã ảnh hưởng đến
quyền lợi của họ ./.
VNTB
: Chân thành cám ơn những chia sẻ của bạn Văn Trung ./.
No comments:
Post a Comment