Được đăng ngày Thứ năm, 10 Tháng 9 2015 08:45
Sau
buổi hội thảo Diễn đàn kinh tế mùa thu vừa diễn ra tại Thanh Hóa, phóng viên của
báo Vietnamnet đã có bài phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm ủy ban
kinh tế của quốc hội Việt Nam. Với chức vụ như vậy, ông Kiên có thể được coi là
một trong những người điều hành chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Báo
Vietnamnet đã đăng tải buổi phỏng vấn trên với tựa đề : “Chúng ta chỉ còn
hai lựa chọn, mở cửa hay là chết”. Nghe qua tiêu đề, chúng ta có thể nghĩ
đến một kịch bản tự chuyển đổi của chế độ này. Nhưng thực chất bên trong, chế độ
cộng sản vẫn như vậy, vẫn chỉ biết nghĩ cho quyền lợi của họ đầu tiên. Sau đây
là một vài thông tin mà chúng tôi rút ra được từ bài phỏng vấn trên và muốn đặc
biệt lưu ý với các bạn:
Một
là, kinh tế Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào
nước ngoài với tổng kim ngạch xuất nhâp khẩu bằng tới 1,8 GDP do sức
mua của thị trường nội địa quá thấp, tức là người dân Việt Nam vẫn
còn rất nghèo, kể cả so với Lào. Thay vì cố gắng nâng cao mức sống
của người dân để phát triển thị trường nội địa, chính quyền chỉ
làm duy nhất một việc là ký thật nhiều các hiệp định FTA để mở
rộng thị trường xuất khẩu (một việc nên làm) và khiến cho kinh tế
Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài nhiều hơn.
Chủ trương của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là
đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội địa, lấy thị trường trong
nước làm bàn đạp để tiến lên. Với gần 100 triệu dân, nước ta là một thị trường
rất lớn và sự trao đổi giữa những người Việt Nam với nhau tự nó đã là một động
cơ kinh tế vô cùng quan trọng. Trong bất cứ một nền kinh tế nào, ngay cả trong
kỷ nguyên toàn cầu hóa, trừ trường hợp rất đặc biệt của các nước xuất khẩu dầu
lửa, thị trường nội địa bao giờ cũng quan trọng hơn hoạt động xuất nhập cảng.
Thị trường nội địa vừa quan trọng về khối lượng, vừa là nơi thử nghiệm cho hàng
xuất khẩu, lại vừa là kho trái độn cần thiết để đương đầu với những biến thiên
của thị trường quốc tế. Thị trường nội địa có mạnh thì hoạt động xuất cảng mới
phát triển được. Thị trường nội địa sẽ được kích thích do sự giải tỏa mọi cưỡng
chế về kinh doanh và sự thúc đẩy những chương trình công cộng quan trọng. Các
ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm, dệt, may mặc, sản xuất đồ
gia dụng, vật liệu xây dựng, vật dụng thiết bị và trang trí nội thất sẽ là những
bàn đạp đầu tiên cho thị trường nội địa của ta.
Phát triển thị trường nội địa phải đi đôi với phát
triển kinh doanh nội địa. Chúng ta không có những nhà tư bản lớn cho nên cần
tích cực thúc đẩy, nâng đỡ và khuyến khích các xí nghiệp cá nhân và các công ty
tầm cỡ nhỏ, giúp họ phát đạt và gia tăng tầm vóc, dần dần trở thành những nhà
tư bản lớn.
Một bắt buộc khẩn cấp của chính sách phát triển thị
trường nội địa là phải tu sửa và tăng cường hệ thống đường giao thông và truyền
thông, các phương tiện chuyên chở và truyền tin.
Hai
là, do tình thế ép buộc đảng cộng sản không còn
lựa chọn nào khác ngoài việc mở cửa để tránh nguy cơ sụp đổ. Mở
cửa ở đây phải hiểu là mở cửa về chính trị bởi vì Việt Nam đã mở
cửa về kinh tế. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như
Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc... đều là các nước dân chủ và họ đang liên tục
gây sức ép buộc Việt Nam phải tôn trọng các nguyên tắc tự do, dân
chủ. Đảng cộng sản không còn lựa chọn nào khác nên buộc phải chấp
nhận luật chơi dân chủ trong một tương lai gần, điều này thể hiện qua
đoạn phát biểu của ông Kiên:
"Đến thời
điểm này chúng ta đã hiểu rõ hơn quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu
hạnh phúc, và quyền sống của một con người. Và chúng ta tin là
chúng ta đã hiểu hội nhập, và chúng ta chấp nhận cuộc chơi ấy".
Ngoài ra, luật về hội dự kiến sẽ được thông
qua vào tháng 7 năm 2016 tại kỳ họp thứ 2 của quốc hội khóa 14. Tuy
nhiên, với bản chất gian trá của họ, đảng cộng sản sẽ thêm vào các
điều khoản để gây khó dễ cho phe đối lâp. Dưới đây là lời của ông
Kiên:
"Cố vấn
pháp luật của một đoàn đàm phán ngồi riêng nói với chúng tôi, tại
sao các ngài cứ lo về cái điều mà chúng tôi có bắt các ngài làm
ngay sáng hôm sau đâu. Cam kết ở đây là để các ngài xây dựng luật,
phù hợp với các hệ thống luật khác của các ngài. Các ngài có thể
đồng ý cho công nhân thành lập công đoàn, nhưng các ngài quy định,
người đứng ra thành lập công đoàn cơ sở đó phải 25 tuổi trở lên;
phải làm việc trong doanh nghiệp đó ít nhất 3 năm; không có tiền án,
tiền sự; có gia sản ít nhất bằng này, vì có gia sản mới lấy tiền
đó đi hoạt động được, mà không phải lấy đóng góp từ người lao động.
Xong 4 điều kỹ thuật đó, lại quy định tiếp là người đó phải lấy
được ít nhất 10% ý kiến của người lao động ở doanh nghiệp, họ ký
vào đây đồng ý, thì Nhà nước mới cho ông lập".
Giai đoạn sắp tới sẽ rất thuận lợi cho phong
trào dân chủ, những người dân chủ phải biết tận dụng cơ hội này.
Hãy cố gắng mưu tìm sự đồng thuận về mục tiêu, phương pháp đấu tranh
và kết hợp lại với nhau. Chế độ độc tài hiện nay đang rất chao đảo,
nếu chúng ta biết đoàn kết lại thì nó sẽ phải đầu hàng.
Hồng
Việt
*********************
Tư
Giang (thực hiện)
10/09/2015 02:00 GMT+7
Đến thời điểm này chúng ta đã hiểu rõ hơn
quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc, và quyền sống của một
con người. Và chúng ta tin là chúng ta đã hiểu hội nhập, và chúng ta
chấp nhận cuộc chơi ấy.
Không
còn cửa nào phát triển, nếu…
- Việt Nam đã và sẽ ký 15-16 hiệp định thương
mại tự do (FTA), trở thành quốc gia “nhất thế giới” trong việc tham gia
các thỏa thuận thương mại. Vì sao chúng ta lại tham gia quá nhiều các
FTA thế, trong khi phần lớn các nước khác đâu dám làm vậy ?
- Chúng ta không tham gia các FTA không được.
Tình thế buộc chúng ta làm vậy. Các quốc gia khác họ tự cân đối
được ; còn nền kinh tế của Việt Nam có tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu bằng 1,8 GDP, chúng ta không còn cửa nào phát triển, nếu không
mở ra bên ngoài. Sức mua của thị trường nội địa quá thấp. Ngay cả so
với Lào thì sức mua của ta cũng rất kém. Chẳng hạn, một hộ gia
đình của Lào ở thành phố có ít nhất 1 xe ô tô, nhà ở ít nhất 500
m2 ; còn Việt Nam chúng ta một hộ gia đình ít nhất có 1 xe máy, và
50 m2. Chỉ tính sơ bộ đã thấy sự khác biệt.
Tức là, tình thế hiện nay chỉ có hai lựa
chọn, một là mở cửa, hai là chết.
- Nhưng, các FTA, nhất là Hiệp định xuyên Thái
Bình Dương (TPP) cũng mang lại những trò chơi khốc liệt, không chỉ
trong kinh tế, thưa ông ?
- Thực tế thì nó sẽ còn khốc liệt hơn chúng ta nghĩ
vì các FTA sẽ còn tác động đến các tổ chức chính trị, xã hội mà lâu nay
chúng ta nghĩ nó là duy nhất của Việt Nam. Ví dụ như như quyền tự do lập
hội và quyền thương lượng thỏa ước lao động. Chúng ta nghĩ rằng, chỉ có Đảng là
người chăm lo mọi lợi ích của người lao động.
Nhưng nếu Đảng và các tổ chức chính trị xã hội đi
cùng không tự vươn lên, không trở thành thỏi nam châm để thu hút người lao
động, thì người lao động họ sẽ tách ra và đi theo guồng máy của lực hút
khác. Những thách thức đó còn khốc liệt hơn nhiều, thách thức toàn diện, không
chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà sang cả chính trị,…
- Việt Nam tuyên bố là kết thúc đàm phán song
phương với các quốc gia TPP. Theo ông, chúng ta có quá dễ dàng không,
chẳng hạn như với các điều khoản về lao động ?
- Các yêu cầu trong TPP đều là mục tiêu mà
Việt Nam phấn đấu xây dựng. Ví dụ, điều kiện lao động yêu cầu người
lao động không làm việc quá 48 tiếng trong tuần ; hay chỗ làm việc
cũng quy định điều kiện vệ sinh, ánh sáng thế này ; hay không có lao
động trẻ em. Những yêu cầu đấy hiện nay chúng ta đang phấn đấu. Đảng
còn đấu tranh yêu cầu các chủ lao động cải thiều điều kiện làm việc
cho người công nhân, cải thiện điều kiện ăn ở trong khu ở của người
lao động. Đến mức nào đó, chúng ta thấy mục tiêu chúng ta đang phấn
đấu trùng với tiêu chí, giới hạn kỹ thuật mà tổ chức chúng ta định
gia nhập đặt ra. Đấy chính là quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.
- Thưa ông, những cam kết về lao động và công
đoàn trong TPP cũng chỉ là lặp lại những cam kết của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên. Ông có thể vắn tắt
những cam kết này ?
- Việt Nam trở thành thành viên của ILO năm
1998 sau khi đạt được thỏa thuận lùi thời gian thực hiện lại, tức có
lộ trình. Có 13 công ước của ILO, trong đó, chúng ta đã và đang thực
hiện 8, và 5 chưa thực hiện.
Có hai công ước quan trọng nhất. Thứ nhất là
Công ước 87 về quyền tự do lập hội của người lao động ở cơ sở, hay
nói nôm na là quyền lập công đoàn cơ sở. Một nhà máy có thể có
nhiều công đoàn, như công đoàn công chức, công đoàn công nghiệp, công
đoàn hóa chất, hay thậm chí là hội thợ may quê Nghệ An,… Người lao
động được tự do gia nhập các tổ chức ấy, hoặc là họ tự lập ra một
tổ chức và chính quyền phải chấp nhận. Họ có quy chế, có đăng ký,
và các tổ chức ấy được đối xử bình đẳng.
Thứ hai là Công ước 107, khi công đoàn tập hợp
được trên 50% người lao động thì họ có quyền liên kết lại để ký với
chủ thỏa ước lao động ; và nếu cần, họ có thể đình công, hay kêu
gọi đình công hợp pháp. Công đoàn này có thể hỗ trợ công đoàn khác.
Họ liên kết ngang, liên kết dọc.
Trong các công ước của ILO, thì hai công ước
trên là đáng lưu tâm nhất…
- Theo thông tin của ông, Việt Nam có được
hưởng ân hạn trong cam kết về công đoàn và lao động hay không ?
- Chúng ta cam kết thế, phải luật hóa các cam
kết đó, và phải thực hiện 24 tiếng sau khi phê chuẩn TPP. Điều đó
cũng giống như đến ngày 1/1/2018 thì tất cả các ân hạn trong WTO sẽ
hết hiệu lực với Việt Nam. Lúc ấy thì nghiễm nhiên họ công nhận
Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việc công nhận hay không công nhận
lúc ấy không còn quan trọng nữa bằng việc phải tôn trọng quy định
của WTO. Chúng ta phái đối mặt với tình trạng, Chính phủ bị doanh
nghiệp kiện, và phải hầu tòa.
Điều
lo ngại nhất
- Vậy vì sao là thành viên của ILO mà những
cam kết đó lại không được chúng ta thực hiện, theo ông ?
- Đến thời điểm này thì thế và lực trong
nước của chúng ta mới cho phép làm. Nó phải có căn cứ. Đến nay,
chúng ta có Hiến pháp 2013, đưa quyền con người lên chương đầu tiên ;
Hiến pháp 1992 thì quyền con người đứng ở phía cuối. Đến thời điểm
này chúng ta đã hiểu rõ hơn quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh
phúc, và quyền sống của một con người. Và chúng ta tin là chúng ta
đã hiểu hội nhập, và chúng ta chấp nhận cuộc chơi ấy.
- Nhưng tiến trình dân chủ hóa có thể đến
ngay lập tức vì TPP có hiệu lực ngay lập tức. Ông có lo ngại điều
gì không ?
- Thực ra là (tôi) sợ tổ chức của chúng ta
không thay đổi ngay được. Cái chúng ta lo ngại nhất là tổ chức công
đoàn trong việc tập hợp người lao động. Trong suốt thời gian dài,
chúng ta đã hành chính hóa bộ máy công đoàn. Họp cái gì cũng phải
có bộ tứ đảng, chính, công, thanh, và quyết thay mọi mong muốn của
công nhân. Chúng ta đã quen cái nếp là một người nghĩ cho cả nghìn
người. Bây giờ không thể thế được nữa, một người phải xin ý kiến
của 1.000 người.
Chúng ta vẫn thực hiện chế độ đại diện,
nhưng phương thức thực hiện chế độ đại diện đó phải khác. Trước là
tôi (công đoàn) nghĩ cho ông, tôi nói cho ông, vì ông bầu tôi và đại
diện ; nhưng giờ thì khác, tôi chỉ bầu ông làm đại diện khi ông thỏa
thuận với tôi những vấn đề ông đại diện. Nó khác trước. Đến bây
giờ, trình độ xã hội, nhận thức của chúng ta lên hẳn bậc như thế.
- Ông có vẻ lạc quan. Nhìn vào xã hội hiện
nay, ông thấy nó đã đủ chín để chấp nhận những điều kiện đó chưa ?
- Nói thật là chưa. Phải nói, ở đây người lao
động chưa được chuẩn bị. Chúng ta thiếu một kiến thức công nghiệp.
Nhiều lần, tôi đi thực địa, hỏi các bạn công nhân tuổi con, cháu, vì
sao không vào sống trong khu tập thể của các nhà máy của các hãng
đầu tư lớn, mà lại đi ra ngoài chui rúc trong các khu nhà trọ ? Lý do
cực kỳ lãng xẹt. Họ bảo vào đó gò bó lắm chú ạ, về sau 11h đêm
là bảo vệ không cho vào. Rồi họ không cho chúng cháu đun nấu, rồi
lại bắt chúng cháu ra ăn ngoài đầu hành lang. Chú bảo đang uống
rượu, mà lại phải ra đầu hành lang thì uống cái gì. Ngồi nhậu ở
sàn đây mới vui chứ. Tôi mới hỏi, họ bắt về ngủ trước 11 giờ là
tốt hay xấu, sáng mai 6 giờ đã vào ca rồi, mà 1-2 giờ sáng cậu chưa
ngủ, rượu chè, nhậu nhẹt thì mai làm hỏng đồ của họ thì sao ? Các
cháu không trả lời được.
Khi không có nếp sống công nghiệp, thì anh
hoàn toàn sống bằng bản năng. Hỏi, tại sao cháu không đi làm ? Đáp :
không thích ! Thế thì chết rồi.
Hơn nữa, mạng xã hội cũng đang bôi mỡ cho
kiến đốt.
- Ông từng chứng kiến biểu tình vì điều 60
Luật Bảo hiểm Xã hội. Trước thực tế trong TPP, liệu có biểu tình
liên miên gây đình đốn sản xuất ?
- Hình dung của bạn với tư cách phóng viên
phong phú quá. Đừng nghĩ người dân sẽ biểu tình tràn lan ; mà còn
chính quyền nữa chứ. Chính quyền để làm gì ? Tôi ăn lương như thế,
thì làm gì trong tình huống đó ? Không nên lo lắng quá chuyện này.
Liên quan đến Điều 60, tôi muốn nói thêm, đây
là thỏa hiệp quá mức của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, dựa trên
năng lực giải quyết điểm nóng quá yếu của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, nên mới dẫn đến chuyện này. Điều 60 là xu hướng tất yếu
của nhà nước pháp quyền vì dân. Không có quốc gia nào mà Nhà nước
dám nói với dân, thôi, kệ, sau này sau 60 tuổi các ông muốn sống thế
nào là chuyện của các ông. Không một nhà nước nào ăn tiền thuế của
dân mà dám nói với dân như thế. Vấn đề là công tác tuyên truyền chưa
đúng …
- Ông có bất ngờ khi Việt Nam đã tuyên bố kết
thúc đàm phán song phương với các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ, nhất là
trong chuyện vượt qua chương về công đoàn và lao động ?
- Cố vấn pháp luật của một đoàn đàm phán
ngồi riêng nói với chúng tôi, tại sao các ngài cứ lo về cái điều mà
chúng tôi có bắt các ngài làm ngay sáng hôm sau đâu. Cam kết ở đây là
để các ngài xây dựng luật, phù hợp với các hệ thống luật khác của
các ngài. Các ngài có thể đồng ý cho công nhân thành lập công đoàn,
nhưng các ngài quy định, người đứng ra thành lập công đoàn cơ sở đó
phải 25 tuổi trở lên ; phải làm việc trong doanh nghiệp đó ít nhất 3
năm ; không có tiền án, tiền sự ; có gia sản ít nhất bằng này, vì
có gia sản mới lấy tiền đó đi hoạt động được, mà không phải lấy
đóng góp từ người lao động. Xong 4 điều kỹ thuật đó, lại quy định
tiếp là người đó phải lấy được ít nhất 10% ý kiến của người lao
động ở doanh nghiệp, họ ký vào đây đồng ý, thì Nhà nước mới cho ông
lập.
Nói thực ra là nhiều người Việt Nam cũng
nghĩ đến điều này…
Tư
Giang (thực hiện)
Theo TuanVietnam, 10/09/2015
No comments:
Post a Comment