Thursday 3 September 2015

Tương lai nào cho Giáo triều Vatican và Giáo hội nhà nước Việt Nam? (Nguyễn Văn Lục - DCVOnline)





Nguyễn Văn Lục
Posted on September 1, 2015 by editor — 0 Comments

Khái niệm tội sinh ra phúc là một khái niệm tốt đẹp giúp con người mỗi ngày một tiến lên, đứng dậy trong hành trình nhân thế. Mỗi ngày, mỗi giờ khắc là một niềm hy vọng hướng đến chân thiện mỹ.

Designer Helmer Joseph trình bày bộ sưu tập mùa xuân hè 2012  tại nhà thờ St. jean Baptiste ở Montreal thứ ba 20 tháng 9, 2011.  Photograph by: Peter McCabe / THE GAZETTE

Cho đến nay, có một sự sa sút tín đồ công giáo ở các nước phương Tây phát triển đến mức báo động! Sự sa sút ấy do những nguyên nhân nào? Ở vùng Montréal, Quebec cứ vài con phố lại có một nhà thờ. Sự đông đảo giáo dân vào thập niên 50-60 như một thời vang bóng; nay nhà xứ không có đủ tiền để chi phí cho việc bảo trì và điều hành cơ sở.
Sự lớn mạnh của số giáo dân trong những năm 50-60 đó biến đạo trở thành một sức mạnh chính trị trong các cuộc bầu cử từ thủ tướng đến các vị dân cử.
Thiên chúa giáo một cách mặc nhiên được coi như một “quốc giáo” ở Quebec(1).
Các trường học đều có các giờ học giáo lý hoặc do các sơ hoặc các linh mục điều hành. Các ngày lễ nghỉ cũng dành ưu tiên cho các lễ công giáo. Các trường đại học nổi tiếng cũng như trung học đều do giáo hội điều hành.
Các trường học, các cơ sở công cộng như Quốc Hội đều treo tranh ảnh tượng Thánh Giá. Các buổi họp dù là chính trị đều bắt đầu bằng việc đọc kinh.
Nhưng chỉ trong vòng vài thập niên gần đây, mọi chuyện đều như đổi khác.
Có một trào lưu thế tục hóa vận động và đòi hỏi tách giáo hội ra khỏi các tổ chức công quyền. Việc dạy học giáo lý công giáo không còn là một ưu tiên như trước nữa. Viện trưởng các trường đại học và cao đẳng nguyên khởi từ các chủng viện dần được thay thế bằng các viện trưởng dân sự được sự bổ nhiệm và ăn lương của đại học nay đã là những cơ sở dân sự độc lập, tự trị(2).


*
*

Nguyễn Văn Lục
Posted on September 2, 2015 by editor — 1 Comment

Người viết xin kể một câu chuyện ngược dòng thời gian như một bằng cớ của tình trạng băng chứng của giáo triều ngay thời kỳ J.P. II.

Alfredo Ormando và lời cuối của ông. Nguồn: www.rmnetwork.org

Vào ngày 13 tháng Giêng, năm 1998, vào lúc 8 giờ sáng, có một người đàn ông, gốc Sicile. Tên là Alfredo Ormando, 39 tuổi, lén vào công trường thánh Phê rô, lúc này hoàn toàn vắng người. Anh ta đã cởi chiếc áo khoác ngoài, lôi ra một bình xăng và tưới lên khắp người, tự đốt cháy. Anh ta trông giống như một ngọn đuốc lớn di chuyển về phía đền thờ. Một người đàn bà làm công việc quét dọn đã vội chạy đi báo cho hai cảnh sát. Cảnh sát đến kịp lúc khi Alfred Ormando bắt đầu bước lên bực thang của đền thánh Phê Rô. Cảnh sát đã kịp thời dập tắt ngọn lửa.
Họ đã đưa Alfred vào một nhà thương gần đó. Nhưng 10 ngày sau, Alfred đã chết.(9)1.
Sau này, người ta tìm thấy trong túi áo choàng của Alfred một bức thư giải thích vì sao anh đã tự thiêu vì anh là người đồng tính nên bị gia đình và xã hội ruồng bỏ. Nhất là xã hội Ý nơi một làng hẻo lánh của Sicile. Người ta còn đồn còn có một bức thư thứ hai gửi Giáo Hoàng. Nhưng sau này khám phá ra đó chỉ là một thư giả.
Cho dù thư gửi giáo hoàng là một thư giả thì việc Alfred chọn lựa tự thiêu ngay tại trước đền thờ thánh Phê Rô cũng là một chọn lựa có ý nghĩa. Đối với Giáo quyền Vatican, Sự liên hệ giữa người cùng phái là một điều xấu xa tự bản chất (intrinsically evil).
Phần các người đồng tính cũng như các vận động cho quyền của người phụ nữ bắt buộc họ phải lựa chọn giữa lương tâm của họ và giáo hội.
Những người không có khả năng chọn lựa như nhà văn(10) Alfred Ormando thì đã phải tìm đến cái chết như một lời cảnh báo.
Theo người viết thì sự từ chức của vị giáo hoàng thuộc thành phần trí thức nhất của giáo triều Vatican vì tự cảm thấy nỗi bất lực không có thể giải quyết được những vấn đề của thời đại mình?
Chọn lựa từ chức là một chọn lựa có trách nhiệm mà ít khi nào một việc như thế đã xảy ra.
Và nếu để tóm tắt sự nghiệp của triều đại Giáo Hoàng Benedict 16, có thể nói rằng ngài là người trí thức dám đứng thẳng kiên cường với những tầm nhìn lịch sử về giáo hội, chấp nhận đương đầu với những phản ứng ngược chiều của các vị trong giáo triều, hy sinh ngay cả sự thông minh riêng của ngài để có thể phục vụ giáo hội.
Người ta có thể chất vấn ngài về chính sách đường lối của giáo hội, nhưng không thể nghi ngờ về lòng trung tín của ngài đối với giáo hội.







No comments:

Post a Comment

View My Stats