Monday, 7 September 2015

Tự do ngôn luận: những lời nói xúc phạm có tốt cho xã hội không? (Tom W. Bell - Learn Liberty)





Tác giả: Tom W. Bell
Dịch giả: Ku Búa  @ cafekubua.com
6-9-2015

Tại sao chúng ta nên quan tâm đề tự do ngôn luận?

Ở các trường đại học, sinh viên kêu gọi cho sự giới hạn của những lời phát biểu mà họ cho rằng xúc phạm, có thể gây hận thù hoặc sự lo ngại. Trên phạm vi quốc tế, rất nhiều quốc gia đang xem xét việc tiếp tục giới hạn tự do ngôn luận sau những sự kiện bạo động như việc người Hồi Giáo biểu tình đe dọa tính mạng của nhà xuất bản ở Đan Mạch về việc vẽ bức hình về Thiên Sứ Muhammad.


Trong truyền thông Mỹ, nhiều nhà phê bình đã đặt câu hỏi rằng những lời nói xúc phạm và kích thích có nên được cho phép hay không, và tại sao lại nên cho phép? Sẽ có ích gì nếu cho phép người khác xúc phạm đến những giá trị tôn giáo của người khác? Sẽ có ích gì nếu cho phép người khác nói những điều phân biệt chủng tộc và nhảm nhí?

Còn những lời nói đụng chạm đến những người đồng tính và hạ thấp phụ nữ hoặc bất cứ những lời nói khó chịu và xúc phạm tồi tệ nhất bạn có thể tưởng tượng ra được? Nếu cấm, thì đất nước chúng ta có trở thành một nơi tốt hơn hay không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Tự do ngôn luận quan trọng bởi vì nó cho phép chúng ta lên tiếng và nghe những quan điểm thiểu số, không được ưa chuộng và gây tranh cãi. Thậm chí, bạn nên được cảm thấy tự nhiên để chỉ trích thậm tệ và lên án những lời nói bạn cho rằng là sai. Nhưng khi người khác sử dụng vũ lực để ngăn chặn hoặc giới hạn những lời phát biểu họ không đồng ý, họ hạ thấp cái nguyên tắc chính của tự do và khoan dung họ đang cho rằng họ đang bảo vệ. Khi chúng ta cho phép người khác nói lên những ý kiến hận thù, chúng ta tạo ra những cơ hội để phản bác những lời lẽ đó một cách công khai.

Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ đã bảo vệ quyền của những người tân Quốc Xã để diễu hành qua các khu phố người Do Thái, trong khi đã lên tiếng cho rằng những quan điểm đó rất xúc phạm và nguy hiểm cho cả cộng đồng. Nhưng khi những cuộc diễu hành ủng hộ Quốc Xã đó diễn ra, cộng đồng lại có những cuộc diễu hành phản đối lớn hơn. Kết quả là, càng nhiều người đã hiểu rõ hơn về vấn đề và phản đối những lời lẽ miệt thị đó của phe thân Quốc Xã.


Cho phép những phát biểu đả kích cũng quan trọng không kém vì nó thúc đẩy tự tiến triển của sự hiểu biết của nhân loại. Có những lời phát biểu, đã bị cho rằng xúc phạm hoặc thậm chí là nguy hiểm, đã được bảo vệ và trở thành sự thật.

Ví dụ như nhà khoa học Galileo đã thách thức những quan điểm hiện tại thời bấy giờ về thiên văn học, như những nhà phản đối chính sách nô lệ, những nhà hoạt động dân sự yêu cầu sự chấm dứt của bộ luật phân biệt chủng tộc người da đen Jim Crow, hoặc các tạp chí đồng tính xuất bản những bài xã hội thời đó cho rằng điên khùng. Những phát biểu chính quyền đã một thời kiểm duyệt đã đóng góp lớn lao cho nền văn hóa chúng ta.


Khi chính quyền có quyền lực để ngăn chặn những quan điểm xúc phạm, họ sẽ có quyền lực để ngăn chặn những quan điểm bất đồng, phản đối và thiểu số khác. Kết quả là, sự kiểm duyệt là một chính sách của sự ngu dốt trong hình thức. Đó là tại sao những xã hội văn minh luôn tôn trọng tự do ngôn luận, mặc dù có nhiều lúc và nhất là có những lời nói miệt thị hoặc làm người khác khó chịu.

VIDEO :
Freedom of Speech: Is Offensive Speech Good For Society?
Learn Liberty   Published on Jul 9, 2015







No comments:

Post a Comment

View My Stats