Trọng Nghĩa - RFI
Phát Thứ hai, ngày 21 tháng chín năm 2015
Tham
vọng phải chăng có thể làm cho một con người mất hẳn trí khôn ? Đây dường như
là trường hợp của vị Phó Đô đốc Viên Dự Bách (Yuan Yubai), tư lệnh Bắc Hải Hạm
đội của Hải quân Trung Quốc. Nhân một hội nghị về quốc phòng tại Luân Đôn hôm
14/09/2015, trước một cử tọa bao gồm rất đông quan chức quốc phòng và quân sự
thế giới, trong đó có hai Phó Đô đốc Hoa Kỳ và Nhật Bản, không kể đến nước chủ
nhà là Anh Quốc, ông Viên Dự Bách đã không ngần ngại khẳng định rằng Biển Đông
là của Trung Quốc vì lẽ trong tên gọi quốc tế bằng tiếng Anh của biển này là
South China Sea – dịch sang tiếng Việt là Biển Nam Trung Hoa - có từ China –
nghĩa là Trung Quốc.
.
NGHE
: Play
Quần đảo Trường Sa,
khu vực có tranh chấp chủ quyền. Ảnh ngày 11/05/2015.Reuters
.
Nhận định này của viên Đô đốc Trung Quốc đã lập tức
làm dấy lên nhiều lời nhạo báng do tính chất vô lý của nó. Tờ Time của Mỹ hôm
15/09, khi loan tin về lập luận kể trên, đã không ngần ngại mở đầu bài viết của
mình như sau :
« Có gì trong một cái tên ? Cả một cái biển ! Phó Đô
đốc Trung Quốc Viên Dự Bách đã trả lời như trên hôm 14 tháng 9 tại một hội nghị
quốc phòng ở Luân Đôn. Theo báo giới chuyên về quốc phòng, ông Viên Dự Bách nói
rằng « Biển Nam Trung Hoa, như tên gọi của nó cho thấy, là một vùng biển thuộc
về Trung Quốc ». Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc nói thêm rằng
vùng biển rộng lớn đó đã thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán, cai trị nước này
từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220. »
Sau khi nêu bật các tham vọng của Trung Quốc tại Biển
Đông, và phản ứng các nước khác từ Hoa Kỳ cho đến Philippines, tờ báo Mỹ đã kết
luận một cách mỉa mai : « Trong khi đó, không thấy nói gì về việc liệu Phó Đô đốc
Viên Dự Bách có nghĩ rằng Ấn Độ Dương là của Ấn Độ - hay Vịnh Mêhicô là của nước
Mêhicô – chỉ do tên gọi hay không ? »
Phát biểu trong cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ hôm
17 tháng 09 vừa qua, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái
Bình Dương như cũng đả kích cách lý sự của ông Viên Dự Bách khi cho rằng : «
Tôi đồng ý là Biển Nam Trung Hoa cũng không thuộc về Trung Quốc giống như là Vịnh
Mêhicô không thể thuộc về Mêhicô ».
Báo mạng Việt Nam cũng nhập cuộc, ví dụ như trang
Tin tức.vn trong bài viết : « Nực cười với lập luận về Biển Đông của Phó Đô đốc
Hải quân Trung Quốc » đăng ngày 16/09 đã đánh giá rằng ông Viên Dự Bách quả là
đã có một phát biểu « ngớ ngẩn ».
Trang Soha.vn cùng ngày cũng tự hỏi là « Với một người
đã làm tới hàm Phó Đô đốc, thật khó có thể hiểu nổi tại sao Viên Dự Bách lại có
thể đưa ra một phát biểu ngớ ngẩn như vậy ».
Trang thông tin này đã trích nhận định của một
chuyên gia, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt
Nam theo đó : « Về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố có giá trị để khẳng
định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó; chẳng
hạn, gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái
Lan không có nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan. »
Bên cạnh tính chất thô thiển mà ai cũng thấy, cách
chứng tỏ chủ quyền kiểu Phó Đô đốc Viên Dự Bách nêu bật vấn đề từng được bàn
cãi từ lâu trong giới nghiên cứu : đó là cần phải thay đổi tên gọi của Biển
Đông, gọi hẳn đó là Biển Đông Nam Á, với tên gọi quốc tế là South East Asia
Sea. Cách gọi này cho phép tránh được hiểu lầm hay lạm dụng như điều Tư lệnh Hạm
đội Bắc Hải của Trung Quốc vừa làm.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, RFI đã hân hạnh được
tiếp chuyện với Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ, nguyên chuyên gia thống kê ở
Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ Việt là một trong những người đã từng nêu lên vấn đề đổi
tên gọi quốc tế của Biển Đông từ « Biển Nam Trung Hoa » thành « Biển Đông Nam Á
».
Sau đây, mời quý vị nghe bài phỏng vấn Tiến sĩ
Vũ QuangViệt dành cho RFI.
NGHE
: Tiến sĩ Vũ Quang Việt21/09/2015
« Tên gọi không làm cho cái được gọi tên trở thành
biển của mình. Giống như biển Bắc bộ (phía bắc Việt Nam) nằm giữa Việt Nam và
Trung Quốc được gọi là ngay cả Trung Quốc gọi là vịnh Bắc Bô (北部湾), lấy Bắc Việt Nam làm điểm gốc
nhưng không có nghĩa là vịnh này thuộc Việt Nam. Thậm chí hai nước đã có hiệp định
phân chia tính từ biên giới biển Việt Nam và Hải Nam.
Trung Quốc thời cổ gọi nó bằng nhiều tên, như thời
nhà Châu thì gọi là Nam Phương Hải, thời Xuân thu chiến quốc thì gọi là Nam Hải,
thời Đông Hán gọi là Trường Hải. Nhưng tên được sử dụng nhiều thời nhà Thanh là
Nam Hải.
Điều này chẳng khác gì Việt Nam gọi nó là Biển
Đông, tức là lấy vị trí của nước mình là cơ sở để định vị Biển và đặt tên Biển.
Phi mới đây đặt cho nó tên là Biển Tây Phi Luật Tân cũng là theo chiểu hướng
đó.
Tên Biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa là do người Bồ
Đào Nha đặt ra khi đi đến nơi vào thế kỷ thứ 16.
Cho đến mới đây, Trung Quốc chưa từng bao giờ có dân
thường xuyên sống ở đó và có quân đội bảo vệ lãnh thổ của họ. Trung Quốc có
sách ghi lại không rõ ràng về Trường Sa, thậm chí không rõ địa giới và bao
nhiêu đảo và cho rằng có người Trung Quốc đến đánh cá do đó là thuộc Trung Quốc.
Họ quên rằng nhiều dân khu vực Đông Nam Á (Chàm,
Phi, Việt v.v.) cũng đã đến đánh cá. Và vào năm 1933 Pháp đã chính thức yêu
sách chủ quyền và gửi quân tới. Họ chẳng phải đánh ai để chiếm vì đó là chỗ
không người. »
No comments:
Post a Comment