Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-09
2015-09-09
Công đoàn độc lập là vấn đề được nhấn mạnh khi Việt
Nam tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- TPP, do Hoa Kỳ
khởi xướng. Tiến triển của việc hình thành công đoàn độc lập tại Việt Nam ra
sao?
Quan
tâm từ Hoa Kỳ
Nhóm xã hội dân sự độc lập- Lao Động Việt, vừa qua
có đợt làm việc với ông James Greene, chuyên viên cấp cao Ủy ban Tài chính-
Kinh tế Quốc tế Thượng Viện Hoa Kỳ.
Luật
sư Lê thị Công Nhân, một thành viên của Lao động Việt, trình bày lại một
số nội dung chính của cuộc gặp diễn ra tại Hà Nội hôm 26 tháng 8:
“ Nội dung quan trọng nhất mà chúng tôi nói chuyện với
nhau là vấn đề lao động Việt với việc Việt Nam đang đàm phán để gia nhập TPP. Với
một cuộc gặp theo hình thức không chính thức như thế thì tôi có nhiều thời giờ
để trình bày về người lao động tại Việt Nam hiện nay: hiện trạng cũng như vấn đề
mà chúng tôi quan tâm. Tôi cũng khẳng định với ông ấy một điều là dứt khoát chỉ
khi nào người công nhân Việt Nam có quyền thành lập và tham gia vào những công
đoàn độc lập bằng việc tự lựa chọn và tự đóng góp kinh phí, giám sát việc sử dụng
nguồn kinh phí đó cũng như những nhân sự hoạt động trong công đoàn độc lập đó
thì may ra câu chuyện về đời sống của người công nhân cũng như năng lực sản xuất
của người công nhân Việt Nam mới có thể tiến bộ. Và chỉ khi đó một nước như nước
Mỹ mới có thể yên tâm để coi Việt Nam như một đối tác bình đẳng ở một mức độ tối
thiểu trong những yêu cầu rất cơ bản để có thể gọi là đối tác kinh tế với nhau
được.”
Ước
nguyện của công nhân
Có thể nói nhiều công nhân tại Việt Nam hiện nay phải
lo toan cho cuộc sống và ý thức của họ về một công đoàn hoàn toàn độc lập nhằm
có thể đấu tranh hiệu quả cho quyền lợi công nhân vẫn chưa cao.
Điều này được cô Đỗ thị Minh Hạnh, người bị kết
án tù vì từng giúp công nhân biểu tình đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, thừa nhận
như sau:
“ Về ý thức của người công nhân thì theo từng giai
đoạn cũng phát triển hơn, cho đến lúc này người công nhân cũng hiểu biết nhiều
hơn; tuy nhiên người công nhân còn hạn hẹp họ chưa hiểu họ phải làm như thế nào
để có công đoàn độc lập và công đoàn độc lập vận hành như thế nào. Vì từ xưa đến
nay chưa hề có một công đoàn độc lập để họ có thể hình dung được công đoàn độc
lập thực sự như thế nào. Họ vẫn còn mơ hồ giữa một công đoàn do nhà nước đặt ra
và công đoàn độc lập. Họ cũng nghĩ những công đoàn này thuộc phe cánh giới chủ
nhiều hơn là bảo vệ công nhân. Cho nên đây là vấn đề mình phải làm thế nào cho
họ hiểu công đoàn độc lập và ý nghĩa của nó.
Ngoài quyền của người lao động còn quyền và lợi ích
của người làm về công đoàn nữa. Bởi vì một số người làm công đoàn ở một số công
ty, thực chất họ chưa hiểu gì về luật công đoàn và những quyền hạn cho công việc
của họ.”
Tuy nhiên đối với những công nhân có ý thức thì đối
với họ việc hình thành nên công đoàn độc lập là một yêu cầu bức thiết:
“ Tôi nghĩ nên tạo điều kiện để công nhân có công
đoàn độc lập để khi có việc gì, có bất công gì thì nghiệp đoàn đó sẽ đứng về
phía họ.”
Thực
tế
Theo ông Trương Minh Đức, một thành viên khác của
Lao Động Việt, đây là lần thứ ba nhóm của ông có cơ hội làm việc với phía Hoa Kỳ
về vấn đề công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Và trong lần làm việc vừa qua ở Sài Gòn, ông
Trương Minh Đức nêu ra những thực tế về tình trạng công đoàn ở Việt Nam, dù
rằng theo yêu cầu của TPP cơ quan chức năng của chính phủ Hà Nội sẽ cho hình
thành những công đoàn được gọi là độc lập.
“ Chúng tôi cũng trả lời rằng việc thành lập công
đoàn trong công ty thì chính quyền Việt Nam đã có từ lâu rồi chứ không phải mới
đây. Thế nhưng công đoàn đó không độc lập và dưới sự uản lý của Liên đoàn
Lao động Việt Nam, mà Liên đoàn Lao động Việt Nam lại dưới sự chỉ đạo của đảng
thì theo tôi đây không phải là công đoàn độc lập. Bây giờ họ đồng ý theo điều
kiện của TPP thì chẳng khác nào họ chỉ đổi tên thôi; chứ còn nếu điều kiện họ
cho thành lập trong phạm vi công ty thì không được liên kết với công đoàn độc lập
khác ở bên ngoài hoặc liên hệ với các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động
quốc tế. Đó cũng là hình thức cô lập các công đoàn độc lập mà sắp tới đây Việt
Nam đưa ra. Theo tôi đó là những công đoàn độc lập giả hiệu và tôi không đồng ý
với quan điểm của chính phủ Việt Nam đưa ra như thế.
Hiện nay điều kiện đặt ra rất khó khăn cho công nhân
tại Việt Nam. Kể từ khi ‘có’ TPP thì họ thắt chặt an ninh trong các công ty, xí
nghiệp; cũng như cho côn đồ giả dạng vào làm công nhân, tạo ra những cuộc đình
công, lãn công giả để qui chụp có hình thức chống đối hay có ý tưởng thành lập
công đoàn độc lập nhằm loại dần.
Khi họ hứa hẹn với thế giới, với các tổ chức lao động
thế giới và khi được rồi thì quyền lợi của công nhân cũng trở lại như xưa ”.
Cô Đỗ thị Minh Hạnh cũng cho biết về thực tế hiện nay ở Việt Nam:
“ Ở Việt Nam hiện nay họ cũng cho những công đoàn cơ
sở nhưng phải thuộc công ty mà không có sự liên kết với những công đoàn trong
ngành với nhau. Đó là một khó khăn để có thể bảo vệ quyền lợi cho người công
nhân; bởi vì công đoàn thuộc công ty và nằm trong hệ thống công ty đó thì vẫn bị
sự chi phối của giới chủ cũng như của chính quyền nên không thể bảo đảm được
quyền lợi chính đáng cho người công nhân.
Bên cạnh đó theo một số điều tra của Lao động Việt
đã thấy hoạt động công đoàn giả để che mắt thế giới. Chẳng hạn như cũng lập ra
công đoàn nhưng không tổ chức bầu cử mà chỉ đưa ra danh sách mang đến từng
phòng yêu cầu công nhân ký tên ủng hộ cho người vào công đoàn. Khi công đoàn đó
được hình thành cũng không có nhiệm vụ, quyền nào cao để thực hiện đúng nghĩa vụ
của người hoạt động công đoàn. Họ chỉ đi vòng ngoài như ‘con chốt’ của một công
đoàn lớn hơn; họ chỉ như là người ‘tạp vụ’ ở ngoài thôi. Đây là hành động đánh
lừa phía bên ngoài.”
Một yêu cầu được những
nhà hoạt động công đoàn tham gia đợt làm việc với ông James Greene vừa qua nêu
ra là Washington cần yêu cầu Hà Nội trả tự do cho hai tù nhân Nguyễn Hoàng Quốc
Hùng và Đoàn Huy Chương.
Hai người này cùng bị bắt
đưa ra tòa cùng với cô Đỗ Thị Minh Hạnh do giúp đỡ công nhân đòi hỏi quyền lợi
của họ. Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù giam và anh Đoàn Huy
Chương 7 năm tù.
No comments:
Post a Comment