08.09.2015
Vụ
việc Đài Á Châu Tự Do RFA, có trụ sở tại Mỹ, không còn hợp tác với một trong những
blogger của đài đã khiến cho dư luận trong giới cầm bút tranh luận trên các diễn
đàn, mạng xã hội trong suốt mấy ngày qua. Tại sao một sự việc vốn được xem là rất
bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài
cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh
An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm.
Blogger Lê Diễn Đức là cây bút đã cộng tác viết blog
cho Đài Á Châu Tự Do một thời gian khá dài. Trang blog của ông cũng là một
trong những trang thu hút khá nhiều độc giả. Sự kiện RFA thôi không cộng tác với
blogger Lê Diễn Đức được cho là vì một status ông viết trên Facebook mà nhiều
người cho là mang tính ‘miệt thị’ về sự thất bại của quân đội Việt Nam Cộng Hòa
trong chiến tranh Việt Nam, và ông Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Mặt trận Thống
nhất Giải phóng Việt Nam.
Blogger Lê Diễn Đức viết trên Facebook hôm 30/8:
“Cả hàng trăm ngàn
quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành,
chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi
Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông Tiến","phục
quốc" chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nỗi gì. Đây
đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ
dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng vị quốc
vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Nói về quyết định cắt hợp đồng làm việc của RFA, ông
Lê Diễn Đức nói với đài BBC rằng RFA đưa ra quyết định trên do “bị áp lực dư luận
rất nặng nề”. Nhưng cũng có nguồn dư luận nói rằng chính cách viết và từ ngữ sử
dụng mang tính ‘chủ quan’ của ông Lê Diễn Đức mới là nguyên nhân sự việc.
Theo Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- một blogger tại Việt Nam đã từng cộng tác với RFA, cho rằng vấn đề nằm ở chỗ
trong hợp đồng giữa hai bên có ràng buộc chuyện ‘được nói’ hay ‘không được nói’
hay không.
“Bản hợp đồng thì
mình không biết mỗi người có khác nhau hay không, nhưng nếu mà đúng cái bản mà
mình cũng có ở đây thì những gì phát biểu trên Facebook hoàn toàn không có nằm
trong hợp đồng. Trong hợp đồng không hề nói quan điểm của họ là gì hết, cho nên
nếu mình không biết trước quan điểm của RFA là gì mà phát biểu trên Facebook mà
để bị cắt hợp đồng như vậy thì Quỳnh nghĩ nó vô lý”.
Blogger Mẹ Nấm kể về lý do cô ngừng cộng tác với
RFA:
“Vì Quỳnh thấy một
số tiêu chí sau này không phù hợp với Quỳnh, thứ hai là đối với Quỳnh thì truyền
thông là phi đảng phái, tức là nó không phục vụ cho mục tiêu hay đảng nào hết,
nhưng sau này Quỳnh thấy nó không đi đúng những cái Quỳnh muốn ngay từ đầu nên
Quỳnh tự động thôi thôi”.
Trong khi RFA vẫn giữ im lặng và không lên tiếng
chính thức bình luận gì thì cộng đồng mạng và đặc biệt là giới cầm bút không ngớt
tranh luận về vụ việc này, nhất là sau khi blogger Lê Diễn Đức ‘trải lòng’ về sự
việc này trên Facebook. Ông tự so sánh mình tương tự như trường hợp của nhà báo
Đỗ Hùng tại Việt Nam. Ông Đỗ Hùng, Phó Tổng thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên
Online, đã bị Bộ Thông tin và Truyền Thông thu hồi thẻ nhà báo vì một status
vui về ngày 2/9, trong đó ông sử dụng toàn dấu sắc. Status của ông bị cho là ‘đả
kích và xuyên tạc’ về ngày Quốc khánh của Việt Nam.
Blogger Lê Diễn Đức viết trên Facebook hôm 5/9:
“Nhà báo Đỗ Hùng của
Thanh Niên Online bị rút thẻ nhà báo và bãi nhiệm chức Phó Tổng thư ký, vì một
status hài hước trên Facebook nói về Cách mạng tháng Tám, cũng tương tự như với
tôi ngừng hợp đồng viết cho RFA, vì một status trên Facebook nói về những điều
trên”.
Cũng từ sự trùng hợp về thời điểm của hai câu chuyện của hai nhà báo, một số người trong cộng đồng mạng đã so sánh chuyện thôi hợp tác giữa RFA và ông Lê Diễn Đức với chuyện tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Cũng từ sự trùng hợp về thời điểm của hai câu chuyện của hai nhà báo, một số người trong cộng đồng mạng đã so sánh chuyện thôi hợp tác giữa RFA và ông Lê Diễn Đức với chuyện tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Tuy nhiên, blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội
lại cho rằng đây là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau :
“Tất nhiên, sự đa dạng,
phong phú trong thế giới blog là một điều tốt. Thế nhưng sự đa dạng ấy cũng đòi
hỏi phải có các tiêu chuẩn và giới hạn nhất định, chứ không thể là anh có thể
lên trên đó anh phát biểu, anh muốn nói gì cũng được. Ở đây, tôi muốn nói là sự
tự do ngôn luận là anh có quyền nói, nhưng người nghe anh người ta có quyền đồng
tình, phản đối, cũng như từ chối việc nghe anh phát ngôn. Còn chuyện anh có thể
nói vấn đề này, vấn đề kia ở đâu thì đó là quyền của anh”.
Một cư dân mạng khác có tên Dominic Pham diễn
giải câu chuyện một cách đơn giản hơn:
“Có nhiều ý kiến
nói là Đài RFA không nên hủy hợp đồng với anh LDĐ bởi vì…
Cho dễ hiểu.
Hãy coi RFA là chủ một nhà hàng;
anh LDĐ là bồi bàn cho nhà hàng;
khách hàng không hài lòng với lối phục vụ, ăn nói của người bồi bàn LDĐ;
nhà hàng bị mất khách dần đi.
Nếu bạn là chủ nhà hàng, thì bạn phải làm gì?”
Cho dễ hiểu.
Hãy coi RFA là chủ một nhà hàng;
anh LDĐ là bồi bàn cho nhà hàng;
khách hàng không hài lòng với lối phục vụ, ăn nói của người bồi bàn LDĐ;
nhà hàng bị mất khách dần đi.
Nếu bạn là chủ nhà hàng, thì bạn phải làm gì?”
Blogger
Nguyễn Lân Thắng, dựa vào những lập luận của blogger Lê Diễn Đức
trên Facebook, nhận xét về câu chuyện cắt hợp đồng gây tranh cãi:
“Tôi thấy có 3 điều: Thứ nhất, ông ấy phỉ báng một cộng
đồng người Việt – Việt Nam Cộng Hòa – đã phải tị nạn khắp nơi trên thế giới vì
kết cục thua trận ở Việt Nam. Tôi cho đó là một điều rất nghiêm trọng về mặt đạo
đức cũng như nhận thức về mặt lịch sử. Vì như chúng ta biết về lịch sử Việt Nam
thì cũng đã có rất nhiều mổ xẻ, rất nhiều tư liệu lịch sử, mà ông Đức lại mô tả
một cách ngây ngô, ấu trĩ như vậy thì chứng tỏ là ông ấy nhận thức lịch sử rất
kém. Điều thứ hai tôi muốn nói ở đây là việc ông ấy nói về vấn đề những sự kiện
liên quan đến ông Hoàng Cơ Minh, đến chương trình vận động của Đảng Việt Tân,
thì tôi cho rằng ông ấy có thể đưa ra nhận định, có thể phát biểu điều này điều
kia nhưng ông ấy cần phải có bằng chứng. Có thể ông ấy phát biểu là ông ấy
không thích Việt Tân chẳng hạn, ông ghét Hoàng Cơ Minh chẳng hạn, điều đó không
sao. Nhưng nếu cáo buộc một người, một tổ chức, một sự việc thì anh cần phải có
bằng chứng, anh không thể nào nói khơi khơi như vậy được. Điều thứ ba tôi thấy ở
đây là sau khi có những phản ứng của cộng đồng mạng, lại trùng với sự việc nhà
báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên ở Việt Nam bị rút thẻ nhà báo, thì ông lại vận động
sự thương cảm, sự ủng hộ của quần chúng mạng về vấn đề ông Đỗ Hùng để nương nhờ
vào sự thương cảm cho hai thân phận nhà báo đang có những vấn đề với tòa soạn của
họ.”
Hiện nay có khá nhiều cây bút trong nước đã hoặc
đang cộng tác với nhiều cơ quan báo chí ở nước ngoài. Đây cũng được cho là một
phần lý do của câu chuyện ‘cắt hợp đồng’ của RFA được quan tâm nhiều trong những
ngày qua.
Theo blogger Mẹ Nấm, mặt tốt của truyền thông nước
ngoài là giúp cho những người yếu thế, hoặc những trường hợp không được đăng
tin rộng rãi, có được tiếng nói mà chắc chắn không bao giờ xuất hiện trên báo
chí truyền thống. Thế nhưng nếu không cẩn thận, truyền thông nước ngoài rất dễ
bị ‘nghiêng’ sang ‘lề trái’ và mất đi tính độc lập của mình.
-----------------------------
No comments:
Post a Comment