Bill Emmott
Financial
Times - 28/8/2015
Cập nhật: 10/09/2015
Trong sự hỗn độn và tranh cãi về vụ thị trường chứng
khoán của Trung Quốc sụp đổ có 3 câu hỏi lớn.
Cuộc tranh cãi về kinh tế Trung Quốc căn bản ra là về
việc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm có thể thật sự là 5 phần trăm chứ không
phải con số chính thức 7 phần trăm – hoặc có thể xuống thấp đến 4 phần trăm. Hoặc
điều này chẳng nghĩa lý gì cả vì thị trường chứng khoán Trung Quốc thực chất chỉ
là một sòng bài dính dáng một cách yếu ớt với nền kinh tế quốc gia. Lý do thật
sự để quan tâm hay lo lắng nằm ở chuyện chính trị chứ không phải kinh tế.
Các sự kiện xảy ra ở Trung Quốc nêu ba câu hỏi chính
trị lớn.
Trong nhiều năm qua người ta thường được nghe một
trong những lợi thế của Trung Quốc là một chính quyền độc đoán có khả năng thi
hành các quyết định và điều hướng nền kinh tế tốt hơn là các nền chính trị dân chủ
nhu nhược. Điều mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay là một thử nghiệm xem điều
này có đúng vậy không.
Cách đây tám năm, thủ tướng lúc đó là ông Ôn Gia Bảo
phát biểu tại Quốc Hội rằng tăng trưởng của Trung Quốc “không ổn định, không
quân bằng, không phối hợp và không vững bền”. Phát biểu này cùng với những khởi
xướng liên đới để làm sạch môi trường được cho là bước đầu của cải cách, một sự
chuyển hóa từ tăng trưởng bẩn với đầu tư cao sang tăng trưởng sạch, công nghệ
cao, kinh tế tiêu thụ.
Vậy mà chẳng có gì xảy ra. Không khí và nguồn nước của
Trung Quốc càng dơ bẩn hơn. Và nếu người ta tin là môi trường được kiểm soát chặt
chẻ hơn thì vụ nổ nhà kho chứa chất hóa học hồi đầu tháng 8/2015 tại Thiên Tân
làm thiệt mạng hơn 120 người là một chứng minh ngược lại. Trong nền kinh tế, đầu
tư đã giảm dần và không còn là cỗ máy để tăng trưởng nhưng các nguồn tăng trưởng
khác không thấy xuất hiện để thay chỗ cho đầu tư.
Chuyển hóa kinh tế lúc nào cũng khó khăn. Nhưng giới
lãnh đạo Trung Quốc biết rõ là lời kêu gọi của Ôn Gia Bảo năm 2007 không phải
là điều mới lạ. Những sự chuyển hóa giống hệt như vậy đã xảy ra ở Nhật trong thập
niên 70 và tại Nam Hàn thập niên 90.
Trong thời kỳ chuyển tiếp như thế, các cải tổ cần
thiết sẽ gây thiệt hại cho một số nhóm lợi ích quyền thế và có thể tăng tỷ lệ
thất nghiệp, thành ra giới lãnh đạo chính trị cần đứng giữa giàn xếp để giữ vững
sự tin tưởng của quần chúng và xã hội ổn định.
Tại Nhật việc này do nền dân chủ lo. Tại Trung Quốc
việc này do đảng Cộng Sản lo cùng lúc với nỗ lực xiết chặt quyền hành trong hai
năm qua. Cho đến nay, nhận định chung là một chế độ độc đoán quá dở trong việc
cải tổ kinh tế, hoặc nói cách khác, không hàn gắn được các mục tiêu đề xướng
chõi với nhau.
Câu hỏi chính trị lớn thứ nhì bật ra từ đấy. Nếu sự
sụp đổ của thị trường chứng khoán có những hệ quả thật sự trong nước thì chúng
sẽ đến từ sự giận dữ của người đầu tư bị thua lỗ. Chuyện đó có thể cũng nhỏ,
nhưng bồi thêm vào đó sự phẫn nộ về tai nạn tự gây ra tại Thiên Tân và cùng với
việc thất nghiệp gia tăng, có thể có sự phản ứng đáng kể từ quần chúng mà giới
lãnh đạo đảng thường hay lo.
Vấn đề sẽ là phản ứng đó lớn cỡ nào và đảng sẽ đối
phó ra sao nếu phản ứng đó trở nên nghiêm trọng. Sự thất bại của Trung Quốc để
giải quyết “bốn không” của Ôn Gia Bảo ngoài sự ù lì của các xí nghiệp quốc
doanh và chính quyền địa phương không muốn thay đổi còn có vấn đề cực kỳ nhạy cảm
của đảng đối với bất ổn xã hội và muốn tránh chuyện này bằng mọi giá.
Những bất ổn như thế khó mà tránh khỏi. Và có nghĩa
là đảng phải đối phó bằng cách nào đó. Mọi người vẫn không quên cách đối phó với
vụ Thiên An Môn năm 1989 tại Bắc Kinh và ở những thành phố khác.
Chúng ta không thể trả lời trước câu hỏi này. Và
tương tự vậy cho câu hỏi chính trị lớn thứ ba, là khó khăn kinh tế sẽ ảnh hưởng
đến cách hành xử của Trung Quốc như thế nào đối với các quốc gia láng giềng ở
mé Đông và Đông Nam Á.
Đây có thể là lý do lớn nhất để lo lắng. Các quốc
gia Á châu từng làm ăn buôn bán phát đạt với Trung Quốc trong 20 năm qua đã gặp
khó khăn trong đà giao dịch đi xuống. Có thể sẽ còn có những lây lan về kinh tế
và tài chánh khác xảy ra như giai đoạn khủng hoảng tài chính Á châu 1997-98.
Nhưng ảnh hưởng tệ nhất là nếu để đối phó với khủng hoảng kinh tế thì chính quyền
hay chỉ là quân đội Trung Quốc thổi phồng tinh thần quốc gia cực đoan và leo
thang tranh chấp lãnh hải với Nhật, Việt Nam, Phi Luật Tân và các quốc gia khác
trong vùng biển Đông Hải và Nam Hải.
Nếu điều đó xảy ra thì chuyện sụp đổ thị trường chứng
khoán chỉ là chuyện nhỏ.
Radio
Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên tóm lược
Nguồn: Financial Times
Nguồn: Financial Times
*
Cùng
tác giả:
No comments:
Post a Comment