Monday, September 21, 2015
.
Bản đồ Đông Á – Thái Bình Dương
MỞ ĐẦU
Hôm 19/9/2015, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh mới,
theo đó, luật này cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài sau 70 năm
chỉ lo an ninh quốc nội. Đây là sự kiện cực kỳ quan trọng ở vành đai Thái Bình
Dương kể từ sau chiến tranh thế giới II. Quyết định này sẽ làm thay đổi toàn cục
khu vực cho chiến lược các quốc gia lớn nhỏ không chỉ trong khu vực mà cho cả
toàn cầu.
LƯỚT
QUA
Lịch sử Trung Hoa chưa bao giờ chiến thắng Nhật
trong chiến tranh, và chỉ có Nhật xâm lược Trung Hoa, mặc dù, theo dòng lịch sử,
những người làm nên Nhật Bản là cựu quan triều đình Trung Hoa bỏ nước ra đi tìm
vùng đất mới. Một vùng đất nằm trên vành đai động đất triền miên, khô cằn,
nhưng họ đã làm nên một nước Nhật hùng cường nhờ vào văn hóa Hiệp Sĩ Đạo.
Cũng lịch sử chiến tranh, Hoa Kỳ chưa bao giờ thắng
Trung Hoa với chiến thuật lấy thịt đè người. Hai lần thất bại ở chiến tranh Triều
Tiên 1950 - 1953; và chiến tranh Việt Nam 1963 - 1975, người Mỹ đã thua Trung
Hoa, chứ không phải Bắc Hàn thắng Nam Hàn, hay Việt Nam Cộng Hòa thua Việt Nam
Cộng Sản.
Sau chiến tranh thế giới II, người Mỹ đã phải phân
thân ra 3 khu vực:
1. Vành đai Thái Bình Dương với những đồng minh mới:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillipines, Việt Nam Cộng Hòa, nhằm chống lại
làn sóng cộng sản lan rộng trên toàn châu Á.
2. Khối NATO để chống lại Liên Xô cũ để ngăn chặn
làn sóng cộng sản lan rộng khắp châu Âu.
3. Trung Đông và Bắc Phi cũng không ngoài mục đích
ngăn chận sự lan rộng sức mạnh của Liên Xô và nắm yết hầu năng lượng của thế giới.
Một mình cán đáng cả thế giới, mà phải đối đầu 2 cường
quốc cộng sản: Liên Xô và Trung Hoa, buộc lòng người Mỹ phải bắt tay với Trung
Hoa năm 1972 qua Thông Cáo Thượng Hải để dồn sức hạ gục Liên Xô, khi mà
hữu hảo giữa Liên Xô và Trung Hoa đi đến hồi căng thẳng ở biên giới của 2 nước.
Và sau 17 năm, Liên Xô đã thực sự đuối sức với tuyên bố, tùy nghi di tản đối với
đàn em cộng sản tại Hội nghị quốc tế cộng sản cuối cùng tại Berlin, Đông Đức
vào mùa đông 1989 của ông Gorbachev. Ngày nay, nước Nga - thay thế Liên Xô cũ -
đã là một quốc gia có hình thái chính trị đa nguyên, và trở thành con rùa lật
ngữa, khi mà ông Putin điều hành nước Nga vẫn đi theo lối mòn cũ - phụ thuộc
vào bán tài nguyên để kiếm sống, chứ không phải dựa vào sự sáng tạo của dân.
Đến hôm nay, NATO đang tạm ổn, các quốc gia châu Âu
thuộc đồng minh Hoa Kỳ đã đủ lực để đương đầu với Nga. Độc lập năng lượng đã
giúp Hoa Kỳ ít bận tâm hơn ở Trung Đông và Bắc Phi. Hoa Kỳ chuyển trục sang
Thái Bình Dương sau 40 năm bỏ rơi nó.
Sau 43 năm được nuôi dưỡng, Trung Hoa từ một cường
quốc quân sự đã trở thành một cường quốc kinh tế cũng với chiến lược lấy thịt đè
người. Mối hiểm họa ấy không chỉ là của nước Mỹ, mà còn là của vành đai Thái
Bình Dương và của toàn cầu.
Gọi là hiểm họa Trung Hoa vì với hình thái chính trị
đơn nguyên tập quyền phong kiến kiểu mới của Trung Hoa sẽ kéo cả nền văn minh
nhân loại trở về thời kỳ man rợ nhất của loài người. Tất cả các quốc gia, trong
đó có Việt Nam đều hiểu rõ điều này, khi mà Trung Hoa gần đây đã xâm lược ở biển
Nhật Bản và Biển Đông, vì đại dương là mặt tiền của các quốc gia.
CÁC
BÊN MUỐN GÌ?
Với
Trung Hoa, họ muốn cai quản Thái Bình Dương mà lâu nay Hoa Kỳ
là thống soái các đại dương. Đặc biệt, 3 quốc gia mà Trung Hoa muốn làm chư hầu
cho mình là: Bắc Hàn, Việt Nam và Nhật Bản, kể cả Phillipines và khối Asean. Đối
với Đài Loan, về lâu dài, nếu không có gì thay đổi thì Đài Loan đương nhiên trở
thành như Hong Kong sau 1997.
Việt Nam và Bắc Hàn thì đã là sân sau và vùng đệm để
Trung Hoa xuất khẩu chiến tranh trong thời chiến, và xuất khẩu lạm phát, rác thải
trong thời bình - nhưng với chính sách bế quan tòa cảng, cai trị như thời quân
chủ chuyên chế, Bắc Hàn thoát được Trung Hoa xuất khẩu rác và lạm phát, mà còn
ăn bám Trung Hoa từ 1953 đến nay. Còn Việt Nam, nhờ vào chính sách cởi trói, đã
tạm thời thoát nghèo, nhưng chưa thoát nợ và chưa thoát lạc hậu, vẫn còn lệ thuộc
Trung Hoa cả kinh tế lẫn chính trị.
Với
Nhật Bản, sau những quấy phá của Trung Hoa ở các hòn đảo có
chủ quyền Nhật bản và trên biển Nhật Bản trong vòng 5 năm qua, nó đã là giọt nước
tràn ly, mặc dù theo Japan Times thì, Hoa Kỳ không muốn Nhật Bản
tham chiến ở nước ngoài, nhằm kiểm soát tình hình ở vành đai Thái Bình
Dương.
Nhưng, như lịch sử, Nhật Bản không thể là cái bung
sung của Trung Hoa và của cả Hoa Kỳ. Họ đã từng là một đế chế lừng lẫy từ Âu
sang Á. Họ đủ khả năng tự lực, tự cường trước Trung Hoa và trước Hoa Kỳ để có
thể giành lại thị trường và đồng minh của họ ở bất cứ nơi đâu họ muốn, mặc dù,
sau 1990, kinh tế Nhật Bản suy trầm do bão hòa về GDP và dân số lão hóa, chứ
không phải họ kém cõi về điều hành đất nước và sáng tạo.
Với
Hàn Quốc, sau khi đổi hiến Pháp năm 1987, họ đã chuyển một
hình thái chính trị đa nguyên tập quyền quân đội thành đa nguyên tản quyền dân
sự. Hàn Quốc đã ghi tên vào 20 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới chỉ sau 2
thập niên, mặc dù, tài nguyên không có gì, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt,
dân số và diện tích chỉ bằng một nửa của Việt Nam, và phải chống chọi với người
anh em phản trắc Bắc Hàn đang chịu làm chư hầu cho Trung Hoa.
Hàn Quốc không mong muốn gì hơn là thống nhất đất nước
để một nửa núm ruột của mình cùng chung sống hòa bình, hùng mạnh độc lập, tự chủ
với Trung Hoa, và vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới như Nhật Bản xưa nay.
Với
Phillipines, một quần đảo nằm tách ra khỏi châu Á lục địa là địa
chính trị thuận lợi, song sự yếu kém trong điều hành quốc gia, và thiên tai hằng
năm đã làm họ trở nên yếu kém với Trung Hoa. Mấy năm nay, việc Trung Hoa chiếm
bãi cạn Scarborough trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Phillipines là điều
dễ hiểu, sau khi bà cựu tổng thống Gloria Macapagal Arroyo đã ký sắc lệnh
không cho phép Hoa Kỳ thuê căn cứ quân sự Subic, biến nó thành đặc khu kinh tế
do Trung Hoa đầu tư, để hôm nay buộc phải mở cửa lại nhằm bảo vệ an ninh quốc gia
dưới sự xâm lược của Trung Hoa.
Phillipines muốn tự lực tự cường với sự xâm lăng của
Trung Hoa e rằng rất khó, nếu Hoa Kỳ không can dự vào Biển Đông, và giúp đỡ họ.
Với
Miến Điện, đây là khúc gân gà thực sự khó nhai đối với Trung
Hoa, nhờ vào chiến lược biết nép mình chờ thời cơ, để chuyển đổi nền chính trị
quốc gia từ đa nguyên tập quyền quân đội sang đa nguyên tản quyền dân sự như
Hàn Quốc đã làm từ 1987. Và từ năm 2011 đến nay Miến Điện đang đi từng bước vững
chắc trong đường lối của mình nhờ vào những nhà trí thức cả trong quân đội, và
ngoài dân sự - đại diện là tổng thống Thein Sein và Khôi nguyên Nobel Hòa Bình
Aung Kyi.
Miến Điện sẽ tự lực tự cường với Trung Hoa chỉ trong
vòng 2 thập niên tới là điều chắc chắn, vì họ còn giữ được văn hóa và quốc đạo
trong dân chúng, nhưng cũng giống các quốc gia khác có cùng biên giới với Trung
Hoa, Miến Điện phải lo sự xung đột sắc tộc do Trung Hoa giật dây ở biên giới
phía Bắc với Vân Nam của Trung Hoa.
Với
Asean, bằng vào chính sách hối lộ và giá rẻ cạnh tranh
trong kinh doanh, các quốc gia trong khối Asean sẽ không dễ cưỡng lại ham muốn
của giai cấp cầm quyền khi Trung Hoa dùng tiền để lấy được các hợp đồng đầu tư béo bở,
như họ đã từng dùng nó để thắng ở châu Phi và Nam Mỹ. Ngoài ra, các quốc gia trong
khối Asean sẽ khó lòng nhiệt tình can dự vào sự xâm lược trên biển Đông của
Trung Hoa, nếu họ không có đường biên giới với Trung Hoa và biển Đông.
Với
Việt Nam và Đông Dương, Lào luôn hiền hòa như lâu
nay, họ sẽ lợi dụng sự xâm lược của Trung Hoa và sự níu kéo của Việt Nam để làm
lợi cho quốc gia mình. Nhưng Lào không thể thoát được cảnh đất nước sẽ bị tàn
phá tài nguyên thiên nhiên.
Với Cambodia cũng không thoát khỏi chiến lược như
Lào, nhưng Cambodia có một lợi thế địa chính trị hơn Lào và Việt Nam là, không
có đường biên giới với Trung Hoa, đây sẽ là việc Cambodia dễ dàng vượt qua Việt
Nam và Lào về tự lực tự cường như Thái Lan cùng hình thái chính trị Quân chủ lập
hiến hiện nay.
Riêng Việt Nam, với chiều dài lịch sử và quan hệ 2
quốc gia Việt Trung, với địa chính trị vô cùng quan trọng của châu Á, Trung Hoa
không bao giờ muốn Việt Nam thoát khỏi sân sau của mình.
Nhưng sau khi 25 năm - 1950 đến 1975 - nhờ sự viện
trợ của Trung Hoa trong chiến tranh Việt Nam, rồi bây giờ là 25 năm năm - 1990
đến 2015 - chính quyền hiện nay đã thấy được dã tâm của Trung Hoa. Nhà cầm quyền
ở Việt Nam thực sự đã muốn thoát khỏi làm sân sau của Trung Hoa, song vẫn chưa
muốn mất đi quyền lợi của mình là được độc quyền tham nhũng, ăn chia, vì cần làm "vừa
lòng" Trung Hoa, vừa chống chọi với Trung Hoa.
Cuối
cùng là Hoa Kỳ, sau 43 năm nuôi Trung Hoa lớn mạnh, Hoa Kỳ vừa lo
xong việc độc lập năng lượng, họ bắt buộc phải làm cho Trung Hoa yếu đi - chứ họ
không muốn Trung Hoa sụp đổ. Vì họ có một phần lệ thuộc vào sức mạnh lấy thịt
đè người của Trung Hoa - đông dân và thị trường to lớn, giá còn rẻ.
Hoa Kỳ chỉ muốn Trung Hoa yếu đi. Hoa Kỳ chỉ muốn Nhật
Bản và Nam Hàn còn lệ thuộc về quốc phòng và quân sự với mình. Hoa Kỳ chỉ muốn
Đài Loan là nơi họ còn đe dọa Trung Hoa. Và Hoa Kỳ chỉ muốn Asean nói chung và
Việt Nam nói riêng là tiền đồn chống lại Trung Hoa dưới sự giúp đở của Hoa Kỳ,
nhằm cai quản Thái Bình Dương đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ.
KẾT
Vậy thì, mô hình nào cho nền kinh tế chính trị cho
Việt Nam trong 10 năm tới trong bối cảnh của vành đai Thái Bình Dương đang nóng
bỏng như hiện nay. Xin hẹn lại bài tiếp theo: Mô hình nào cho tương
lai của Việt Nam.
Bài
viết liên quan:
No comments:
Post a Comment