Tuesday, 15 September 2015

Long An: Sắp xử vụ án Tiên Lãng 2 (Nhật Báo Ba Sàm)





Nhật Báo Ba Sàm
Posted by adminbasam on 14/09/2015

– 8h32′Facebooker Nguyễn Thiện Nhân “Phiên tòa được thông báo công khai nhưng một số ngã đường dẫn đến tòa án đã bị chặn. Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa đưa ra xét xử 12 người dân vùng lên chống cưỡng chế“.


– 10h 30′:  Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà: “Nhiều bà con dân oan các tỉnh bị chặn không về được Thạnh Hoá – Long An phản đối phiên toà xử 12 người dân oan gia đình ông bà Mai Trung Can, Phùng Thị Ly“.

Tuần hành tại Sài Gòn sáng ngày 15/9/2015

_____

Huyền Trang
14-9-2015


GNsP (14.09.2015)- 12 Dân oan Thạnh Hóa sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, Long An, vào hai ngày 15-16.09.2015.

Luật sư tham gia bào chữa cho 12 dân oan này là Ls Nguyễn Văn Miếng, Ls Hà Huy Sơn và Ls Trần Minh Đức.

Theo nội dung bản Cáo trạng của VKS số 24/QĐ-KSĐT và bản Kết luận điều tra của cơ quan CSĐT, nhóm dân oan này bị quy kết vào hai tội là ‘cố ý gây thương tích’ tại khoản 2 Điều 104 BLHS và ‘cố ý chống người thi hành công vụ’ tại khoản 2 Điều 257 BLHS.

Dựa trên nội dung của bản Cáo trạng và Kết luận điều tra cho thấy, cơ quan tiến hành tố tụng đã chuẩn bị kỹ càng với bộ hồ sơ hết sức ‘hoàn hảo’ nhằm truy tố những người dân oan này ‘đúng người, đúng tội’ bằng các điều khoản và điều luật viện dẫn trên. Một sự ‘hoàn hảo’ xét về mặt thông tin, nhưng thiếu ‘khách quan’ khi cơ quan điều tra và viện kiểm sát đã không xem xét các nguyên nhân/động cơ vì sao họ lại dẫn đến hành động này, cho dù đây là đòi hỏi của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Nội dung của bản Cáo trạng và Kết luận điều tra chỉ ‘cắt khúc’ từ giai đoạn cưỡng chế, không nêu ra được đâu là nguyên nhân/mục đích/động cơ khiến những người dân oan này lâm cảnh đường cùng, mất nhà-mất đất, không lối thoát dẫn đến hành vi ‘chống người thi hành công vụ’, phải thực hiện hành vi ‘cố ý gây thương tích’ cho lực lượng công quyền. Nội dung Cáo trạng, Kết luận điều tra chỉ cho thấy, sau khi mất tài sản, dân oan mất niềm tin, con đường duy nhất phải lựa chọn là ‘cố tình’ thực hiện các hành vi trên, khi các cơ quan chức năng cũng ‘cố tình, phớt lờ’ nỗi oan khiên mất đất của họ mà họ đã đi khiếu kiện ròng rã suốt nhiều năm, để ‘bảo vệ’ cho sự sống còn trên mảnh đất cha ông đã để lại.

Lịch sử đã từng ghi nhận những vụ án với những thông tin ‘hoàn hảo’ xử người gây án, thế nhưng ‘người phạm tội’ vẫn ngẩng cao đầu, và khi họ trở về nhà được chào đón như những người hùng. Bởi, nguyên nhân/động cơ/mục đích phạm tội là để bảo vệ những giá trị con người, trong đó có tài sản do mồ hôi nước mắt và cả máu của họ tạo nên.


Vụ án của 12 dân oan này làm liên tưởng đến vụ việc ở Tiên Lãng-tiếng súng Đoàn Văn Vươn. Ông Vươn đã ‘cố tình’ chế ra súng hoa cải, bắn vào các lực lượng cưỡng chế, để ‘tự vệ’ và ‘bảo vệ’ mảnh đất mà ông đã gầy công gây dựng. Ông Vươn cũng không thoát khỏi ‘án oan’.

Cũng chưa biết ngày mai tòa sẽ xử như thế nào, nhưng như chính nội dung bản Cáo trạng nêu, thu giữ tang vật có ghi chữ ‘Tiên Lãng 2’ cho thấy, đây sẽ là vụ Tiên Lãng thứ hai. Và, những người dân oan thấp cổ bé miệng này sẽ phải chịu những bản án oan ức, xuất phát từ việc nhà cầm quyền đã chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của chính họ và không được đền bù một cách thỏa đáng, công bằng.

Xin được nhắc lại vào năm 2009, nhà cầm quyền thu hồi đất của hai gia đình là bà Mai Thị Kim Hương và bà Phùng Thị Ly với giá đền bù rẻ mạt. Cả hai gia đình không đồng ý, đã đi khiếu kiện nhiều nơi đến các cấp có thẩm quyền, nhưng không được đền bù một cách thỏa đáng. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào ngày 14.04.2015, khi nhà cầm quyền huyện Thạnh Hóa đem lực lượng công quyền đến cưỡng chế đất của hai gia đình này (cưỡng chế đất lần thứ ba). Thấy sự bất công, oan khiên mà cả hai gia đình bà Hương và bà Ly gánh chịu, nên họ hàng đã đồng hành ‘bảo vệ’ mảnh đất của hai gia đình.

Trong vụ án này, bà Phùng Thị Ly là một trong những lãnh đạo của Phong trào Liên Đới Dân oan.
____

Mời xem lại: 








No comments:

Post a Comment

View My Stats