HÀNH TRÌNH TÌM CÔNG LÝ CHO CHA MẸ CỦA CÔ BÉ 11 TUỔI - NỖI LÒNG
NÀY TRỜI XANH THẤU HIỂU CHĂNG ?
Cô bé ấy tên là Ngô Thị Cẩm Hiếu, sinh ra trong một
gia đình nghèo khó, hàng ngày em phải phụ cha mẹ làm rẫy để có tiền đi học. Tôi
đã tiếp xúc và nhận thấy rằng, tâm hồn của cháu đã bị "chai sạn". Có
lẽ, giờ đây, mong ước lớn nhất, hằn sâu vào trong tâm trí của cháu Hiếu chỉ là
mong cha mẹ sẽ về với mình.....
Ngô Thị Cẩm Hiếu
Với độ tuổi này, lẽ ra, em sẽ được vô tư học hành và chơi đùa cùng bạn bè trang lứa. Thế nhưng, cuộc đời khó có thể nói trước được điều gì…
Xin quay ngược thời gian một chút để nói qua về vụ việc đã đưa em đến con đường tìm công lý cho cha mẹ mình.
Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 16/2/2013, mẹ em, sinh năm 1960 (người cùng quê Quảng Trị với tôi) qua khu đất gần nhà (đang tranh chấp với người hàng xóm) lượm hạt điều thì một người đàn ông tên T sinh năm 1974 đến bẻ hai tay chị ấy ra lau lưng và dùng gậy đánh, bị đánh nên chị ấy kêu cứu, nghe tiếng kêu cứu, bé Hiếu liền chạy từ trong nhà ra để giải cứu cho mẹ thì cũng bị ông T đánh vào tay. Lúc này, hai mẹ con kêu cứu, cha cháu bé (sinh năm 1956) nghe tiếng chạy đến, trên đường nhặt một cây lồ ô đến đánh ông T để giải cứu cho vợ và con mình. Vụ việc đánh nhau khiến các bên đều bị thương tích.
Sau khi đánh nhau, cha mẹ cháu Hiếu cứ nghĩ đây chỉ là việc đánh nhau bình thường. Thế nhưng, ông T đã làm đơn tố cáo và hai ông bà bị kết án, mỗi người hơn 5 năm tù giam, tổng cộng hơn 11 năm tù cho tội “cố ý gây thương tích”.
Vụ án sau đó bị tòa cấp phúc thẩm tuyên hủy và đề nghị tòa cấp sơ thẩm xét xử lại vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tôi xin điểm qua một vài tình tiết cho thấy vụ án này có những tình tiết khuất tất cần phải làm rõ, tránh gây oan sai:
1) Theo quy định, một trong những yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội cố ý gây thương tích là người gây ra tội phải có “lỗi cố ý” gây thương tích cho người bị hại. Tuy nhiên, qua hồ sơ cho thấy, sự việc đánh nhau ở đây là hỗn loạn, không có bất cứ chứng cừ nào chứng minh cha mẹ cháu Hiếu cố ý dùng gậy đánh vào đầu người bị hại là ông T. Cạnh đó, sau khi xảy ra sự việc, công an lập biên bản cũng ghi nhận đây chỉ là sự việc đánh nhau;
2) Theo lời tường trình của cha cháu bé thì có một cây gậy không dùng để đánh nhau nhưng ông T đã bôi vết máu lên đó nhằm gọi công an vào lập biên bản. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại không đưa đi giám định để xác định vết máu này là của bị cáo hay bị hại;
3) Ngoài ra, hung khí thực tế gây án là cây tre lồ ô thì cơ quan điều tra không thu thập được;
4) Trong bản kết luận của cơ quan điều tra cho rằng, người bị hại là ông T không đánh cha mẹ cháu Hiếu, lý do mà cơ quan điều tra đưa ra là: i) ông T không thừa nhận đánh cha mẹ cháu Hiếu và, ii) không có nhân chứng nhìn thấy việc đánh nhau. Thế nhưng, trên thực tế, theo lời khai của cha cháu Hiếu thì có người thấy sự việc đánh nhau nhưng vì sức ép nào đó người này không dám đứng ra làm chứng. Cạnh đó, cha mẹ cháu Hiếu đều có giấy chứng nhận thương tích do Bệnh viên huyện Bù Đăng xác nhận vào thời điểm xảy ra sự việc đánh nhau. Đây là điều phi logic.
5) Người bị hại là một người còn trẻ, thật phi lý khi để cho một ông già và bà giá đánh mình mà không có bất kỳ sự chống trả nào.
Do đó, vụ án này còn nhiều tình tiết khuất tất cần phải làm rõ. Nếu những lời khai của cha mẹ cháu Hiếu là chính xác thì việc tòa cấp sơ thẩm kết tội “cố ý gây thương tích” là chưa hợp tình, hợp lý. Hành vi của cha mẹ cháu Hiếu có thể được xem là hành vi phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà thôi.
Cuối tuần này, ngày 25/09/2015 phiên tòa sơ thẩm lần hai sẽ diễn ra. Tôi sẽ đề nghị HĐXX làm rõ những khuất này để bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Hy vọng, sau khi tòa tuyên án cháu Hiếu và cha mẹ cháu sẽ khóc nhưng không phải khóc vì vướng vào lao lý và khóc vì sự đoàn tụ.
*
*
P/s: Điều mà tôi phấn khởi và đặt niềm hy vọng như trên bởi, trước khi tham gia phiên tòa, tôi đã tìm hiểu sơ qua thì biết Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa sắp tới là một người có tâm, luôn suy xét kỹ mọi vấn đề trước khi tuyên án. Tôi rất mong Ông Thẩm phán thấu hiểu được nỗi lòng của dân đen để thực thi quyền công lý.
Tôi sẽ thông tin đến mọi người diễn biến của vụ án sau khi phiên tòa cấp sơ thẩm kết thúc.
P/s: Điều mà tôi phấn khởi và đặt niềm hy vọng như trên bởi, trước khi tham gia phiên tòa, tôi đã tìm hiểu sơ qua thì biết Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa sắp tới là một người có tâm, luôn suy xét kỹ mọi vấn đề trước khi tuyên án. Tôi rất mong Ông Thẩm phán thấu hiểu được nỗi lòng của dân đen để thực thi quyền công lý.
Tôi sẽ thông tin đến mọi người diễn biến của vụ án sau khi phiên tòa cấp sơ thẩm kết thúc.
*
XEM
THÊM :
---------------------------------
12.08.2015
Sự việc liên quan tới
gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy (ngoài cùng bên trái) rộ lên hồi tháng Tư vừa
qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.
Một bé gái mất nhà, có cả cha mẹ và anh trai rơi vào
vòng lao lý vì chống lại lực lượng thu hồi đất mà em cho là bất công, nói em chỉ
mong trở lại cuộc sống bình thường và đang làm tất cả những gì có thể để gia
đình được đoàn tụ.
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy
rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh
Hóa, Long An.
Hơn một chục người bị bắt, trong đó có ba mẹ của em
Vy, và 4 tháng sau, mới đây, ngày 6/8, anh trai của em là Nguyễn Mai Trung Tuấn,
15 tuổi, đã bị bắt theo “lệnh truy nã”.
Vy kể với VOA Việt Ngữ: “Con cảm thấy mình giống như
là bước vào con đường cùng không có lối thoát. Con tưởng cuộc đời con chấm hết
rồi. Không còn cha mẹ, không còn nhà cửa. Tinh thần của con rất là suy sụp”.
Vy cho biết đã tận mắt xem “thông báo về việc bắt
người đang bị truy nã” đối với anh trai mình, do công an Huyện Thạnh Hóa – tỉnh
Long An ban hành, nhưng em nói trước đó, gia đình “không nhận được lệnh truy nã
nào”.
Theo thông báo trên, học sinh Nguyễn Mai Trung Tuấn
bị bắt “vì đã có hành vi cố ý gây thương tích, phạm vào điều 104 Bộ Luật hình sự”.
Trên mạng xã hội nhiều người lên tiếng phản đối việc
truy tố và bắt giam một người dưới tuổi vị thành niên như em Tuấn.
Tuy nhiên, theo luật sư Lê Thị Công Nhân, việc bắt
giữ và truy tố đối với những người ít tuổi thì luật Việt Nam có quy định tương
đối rõ ràng.
Bà nói: “Luật Việt Nam quy định trường hợp ít tuổi
nhất mà bị bắt giữ theo luật hình sự là 14 tuổi, là tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự nhưng chỉ đối với các tội nằm trong các nhóm rất nghiêm trọng cho tới đặc
biệt nghiêm trọng. Nhưng mức độ nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của tội không
phải là yếu tố duy nhất để cơ quan thẩm quyền người ta ra quyết định bắt giữ mà
người ta còn dựa vào các yếu tố khác như nhân thân của các nghi can; thái độ,
tâm tính của nghi can đó; nơi ở của nghi can, nghi can ở với gia đình có nhân
thân tốt hay là nghi can ở trong môi trường cũng có khả năng nguy hiểm, tiếp tục
phạm tội nào đó và có thể bỏ trốn. Họ xét nhiều khía cạnh như vậy. Nếu mà nhân
viên công vụ người ta làm việc khách quan, người ta phải xem xét rất là kỹ những
yếu tố đó để đưa ra một quyết định bắt giữ nghi can tuổi vị thành niên”.
Em Tuấn là con trai đầu của bà Mai Thị Kim Hương và
ông Nguyễn Trung Can ở tỉnh Long An.
Em Nguyễn Mai Trung
Tuấn phản đối việc bắt giữ cha mẹ.
Kháng
cự
Hồi giữa tháng Tư vừa qua, cặp vợ chồng này cùng với
khoảng 10 người thuộc hai hộ dân khác đã bị bắt sau khi sử dụng acid và bom
xăng để kháng cự lực lượng cưỡng chế đất.
Tranh chấp bùng lên vì dự án giải phóng mặt bằng để
xây dựng bờ kè ở thị trấn Thạnh Hóa. Em Nguyễn Mai Thảo Vy cho biết chính
quyền “có đền bù nhưng không phù hợp với cá giá mà cha mẹ con mua”.
Trong thông báo về việc “bắt người đang bị truy nã”,
công an huyện Thạnh Hóa không nói rõ “hành vi cố ý gây thương tích” của em Tuấn
là gì. VOA tiếng Việt không thể liên hệ phỏng vấn với công an huyện Thạnh Hóa.
Luật sư Lê Thị Công Nhân nói về tội này: “Tội cố ý gây thương tích là một tội tương đối
là phức tạp bởi vì nó liên quan tới việc giám định tỷ lệ thương tật của bị hại,
của nạn nhân. Nó chia ra làm nhiều mức độ. Nhưng tỷ lệ thương tật đó nó chỉ là
một phần để đi tới quyết định là hành vi phạm tội có phải là nghiêm trọng hay
không bởi vì nó liên quan tới hành vi phạm tội được thực hiện như thế nào, với
một thái độ cố ý đến cùng, với một sự tổ chức, với một sự xảo quyệt, với một sự
tàn độc, hoặc với một động cơ đê tiện… Nó có rất nhiều yếu tố, chứ không phải
chỉ cố ý gây thương tích thì cứ mặc định nó là tội rất nghiêm trọng”.
Điều 104 Bộ luật hình sự có 4 khung hình phạt từ 6
tháng tù giam tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Tin cho hay, cha mẹ của em Tuấn
cũng bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích”, nhưng không rõ là theo điều nào.
Dù giờ phải sống nương nhờ vào người dì, em Vy nói rằng
còn nhiều người ở khắp Việt Nam “còn tội hơn gia đình con gấp trăm lần” vì “bị
mất đất, mất nhà và bị cướp quyền làm người”.
Em nói tiếp: “Giờ con chỉ mong muốn nho nhỏ thôi là
nhà cầm quyền cộng sản thả cha mẹ con và anh hai con ra rồi trả tất cả nhà lại
cho gia đình con sống bình thường. Con chỉ mong luật pháp của Việt Nam đừng có
làm trái luật mà quốc tế quy định. Nó đừng có xâm phạm nhân quyền nữa. Hàng
ngày con lên Facebook con tố cáo tội ác mà Đảng Cộng sản đã cướp của gia đình
con để cho Đảng Cộng sản Việt Nam mau sám hối”.
Thu hồi đất đai ở Việt Nam đã gây ra nhiều vụ đối đầu
nghiêm trọng giữa người dân và lực lượng cưỡng chế.
Trước vụ liên quan tới gia đình em Vy và Tuấn, gia
đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng dùng mìn tự thế và súng để chống lại lực
lượng cưỡng chế năm 2012.
Vụ việc khiến nhiều người bị thương cũng như đẩy nhiều
thành viên trong gia đình người nông dân này vào cảnh tù tội.
No comments:
Post a Comment