Bác sĩ Mã Xái
Posted by adminbasam on
07/09/2015
Dân chủ hoá Việt Nam là nhu cầu ưu tiên hiện
nay cho một nước Việt Nam tự do dân chủ pháp trị, cho dân giàu nước mạnh. Ngày
nào mà chế độ toàn trị còn ngự trị thì đồng bào ta còn tiếp tục chịu dựng những
bất hạnh đau thương, tiếp tục chứng nghiệm sự bạo tàn, vô nhơn đạo, những tội
ác do đảng CSVN gây ra khoát dưới chiếc áo Mác-Lê mục rữa, phản dân tộc sẵn
sàng làm chư hầu cho Bắc phương, tiếp tục phá nát tiền đồ của tổ quốc đưa dân tộc
đến chỗ diệt vong.
Do đó mục tiêu của cuộc đấu tranh của chúng ta là phải
giải trừ chế độ cộng sản Việt Nam, nhổ bỏ tận gốc chủ nghĩa Mác-Lê bằng sức mạnh
dân tôc, dựa trên ý thức hệ dân tộc, huy động được sức mạnh của toàn dân trong
nước và hải ngoại với sự yểm trợ của thế giới tự do, phù hợp thời đại toàn cầu
hoá, thời đại thông tin. Giải thể chế độ CSVN là phương cách hữu hiệu để dân chủ
hoá đất nước, bằng con đường Cách Mạng hay theo sách lược Diễn Biến Hoà Bình,
căn bản là ôn hoà bất bạo động, nhưng đôi khi hình thức bạo loạn cũng có tác dụng
nhứt định thúc đẩy quá trình dân chủ hoá.
Trong thờ gian gần đây, vấn đề Dân chủ hoá Việt Nam
lại được đem ra thảo luận trên các cơ quan truyền thông Âu Châu, Hoa Kỳ trong bối
cảnh tranh chấp quyền lực quyết liệt giữa các chóp bu lãnh đạo đảng CSVN trước
thềm Đại hội toàn quốc 12 (2016), làm nhiều người suy luận có thể đưa đến đột
phá chính trị bất ngờ và thêm vào biến chuyển đó một “Kỷ nguyên mới về mối quan
hệ Mỹ Việt” chung quanh hội nghị thượng đỉnh “lịch sử” Obama-Nguyễn Phú Trọng
(7/2015) tại phòng bầu dục trong Bạch Ốc khiến nhiều nhà phân tích cho rằng Hà
Nội đang chuyển hướng có ý định “thoát Trung”, ông Trọng lại được TT Obama
hứa hẹn không đá động vì tới thể chế chánh trị, xác định tôn trọng chủ
quyền và sự vẹn toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, còn ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam Osius trong buổi gặp gỡ cộng đồng tị nạn Nam Cali đã không úp mở : HK không
tìm cách thay đổi thể chế chánh trị của Việt Nam, cũng trong luận điệu đó, cựu
đại sứ Peter Peterson lại phát biểu thêm rằng Hoa Kỳ cũng không màng nghĩ đến vấn
đề ý thức hệ mà CSVN vẫn mãi tôn thờ và ông Osius còn tuyên bố là CSVN sẽ
có tiến bộ nhơn quyền và sớm có tự do dân chủ!
Nhưng thực tế thì nhơn quyền chỉ có thụt lùi tại Việt
Nam nhưng do nhu cầu chánh trị Hoa kỳ vẫn muốn Hà Nội về với mình như một đối
tác tiềm năng trong chiến lược Tái Cân Bằng về Châu Á Thái Bình Dương và mời
CSVN vào mạng lưới mậu dịch tự do tiêu chuẩn cao là hiệp hội Đối Tác Xuyên Thái
Bình Dương TPP trong khi đó TC không được mời. Chánh phủ Hoa Kỳ đặc biệt vào
trào “Obama-Clinton” cũng tỏ ra tích cực can dự vào Biển Đông vì quyền lợi hàng
hải chiến lược và quyền lợi tự do lưu thông trên biển, trên không và quyết tâm
bám trụ tại ĐNÁ, Hoa Kỳ do đó giữ được sự tin cậy của ASEAN và thế giới trong vị
thế của siêu cường, và nhờ đó tạo điều kiện cho Hà Nội xoay trục về Hoa Thạnh Đốn
và có ý định quay lưng với Trung Cộng vì thái độ lộng hành và trịch thượng
trong biến cố giàn khoan HD-98. Theo thăm dò của PEW, nhơn dân Việt Nam nhìn sự
hiện diện của HK với thái độ tích cực, trái lại đa phần rất tiêu cực đối với
Trung Cộng.
Sở dĩ Hoa Kỳ nhúng tay mạnh hơn vào Việt Nam vì nhu
cầu đạt được TPP chớ không hoàn toàn vì tự do dân chủ cho Việt Nam. Nhưng khi
can dự sâu vào Việt Nam, các giá trị tư do, dân chủ, nhơn quyền của Mỹ sẽ có
tác động tốt cho “diễn tiến hoà bình “ điều mà Viêt Cộng rất sợ hiệu ứng “mưa
lâu thấm đất”, cho nên trên tờ báo Nhân Dân ngày 10/6/2015, Trung tướng
Nguyễn Viết Thắng cho đăng bài “Phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ ‘tự diễn biến’, ‘tự
chuyển hoá’“ trong đó ông đổ lổi cho các thế lực thù địch đã vận dụng chiến lược
“Diễn Biến Hoà Bình” như một trong những thủ đoạn hết sức thâm hiểm để thúc đẩy
“tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ đảng CSVN, muốn chuyển chế độ XHCN
sang một quỷ đạo khác, ông muốn nói vào quỷ đạo tư bản Mỹ. Khi ông Trọng đi Mỹ
về, bản chất giáo điều của ông lại thêm một lần nữa lộ diện trong bài phát biểu
tại đại hội Hội Báo Chí lần thứ 10 (9/8/2015) rằng không có đa đảng, đa nguyên
chánh trị thế thì làm gì có cải cách chánh trị nói chi đến cách mạng, nhiều người
cho thấy nhà nước CSVN đã được Hoa Kỳ lên giây cót để an tâm nắm giữ thể chế.
Ông Trọng trong nhiều trường hợp đã từng khẳng định trung thành với chủ nghĩa
Mác-Lê và tiếp tục quá độ lên xã hội chủ nghĩa .
Sau 20 năm tiệm tiến gần với Mỹ kể từ ngày có liên lạc
ngoại giao (1995) đảng CSVN không hề có ý định thay đổi thể chế, cho nên dù phe
theo Tàu hay theo Mỹ thắng cuộc trong Đại Hội 12, không ai tin rằng Nguyễn Tấn
Dũng sẽ tạo được sự đột phá “thay rượu đổi bình” (theo đồn đoán từ
truyền thông lề trái, đồng chí X sẽ là Tổng Bí Thư đảng có thể kiêm luôn Chủ tịch
nước!) Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, Việt Nam trên mọi mặt đã lâm vào thế tụt
hậu, yếu kém từ lãnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, và nguy hiểm hơn sau 30 năm
thống trị Miền Bắc và 40 năm trên cả nước, cộng sản Hà Nội đã thay đổi nền tảng
xã hội nhân bản bằng một nền văn hoá cướp giựt XHCN, đạo đức xuống cấp thê thảm
và tệ hại hơn là khả năng bị Hán hoá.
Đất
nước cần sự thay đổi, ai sẽ làm cuộc thay đổi, mô hình thay đổi nào là thích hợp
cho đất nước? Canh tân hay Cách Mạng, ôn hoà hay bạo lực?
Trong những năm gần đây thấy xuất hiện phong trào đấu
tranh dân chủ, cho tự do tôn giáo, những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm
chiếm Biển Đông, biểu tình của công nhân về quyền lợi bảo hiểm xã hội, của nông
dân khiếu kiện, dân oan mất đất Kiến nghị về sửa đổi HP-1992 để xoá bỏ điều
4-HP, kêu gọi đa nguyên chánh trị và Kiến nghị của 61 đảng viên kỳ cựu … sự thật
phải nói phong trào dân chủ đã hiện diện khá lâu như vụ Nhân Văn Giai Phẩm ở Miền
Bắc, các đảng cách mạng truyền thống, Phong trào Thống Nhứt Xây Dựng Dân Chủ
(1993), Khối 8406, Cao Trào Nhân Bản. Một sự kiện đáng chú ý là sự dấn thấn của
tuổi trẻ sinh ra và lớn lên trong lòng XHCN đã nhập cuộc vào phong trào
dân chủ. Đến nay có trên hai mươi tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập ra đời,
không được nhà nước cộng sản thừa nhận về măt pháp lý, bên cạnh cả trăm tổ chức
XHDS quốc doanh, đứng đầu là Mặt Trận Tổ quốc.
Phương tiện truyền thông tân tiến đã hổ trợ hữu hiệu
cho phong trào dân chủ và các tổ chức XHDS đẩy mạnh tiếng nói dân chủ, nhơn quyền
lan sâu vào quần chúng, trao đổi với quần chúng hiểu rõ và thúc đẩy cuộc
tranh đấu cho quyền của người dân đã bị CSVN tước đoạt, phương tiện truyền thộng
giúp mở rộng không gian đấu tranh, giải quyết vấn đề liên lạc kết nối các đoàn
thể với nhau, truyền thông giúp tiếp cận thông tin toàn cầu, những chuyển động
tiến hoá của nhơn loại, rút kinh nghiệm những bài học đấu tranh cách mạng, những
mô hình chuyển hoá từ toàn trị sang dân chủ, truyền thông cũng giúp nhơn dân thấy
rõ bộ mặt thật của chế độ gian trá, tham nhũng nhưng lại hèn với Trung Cộng và
rất ác với dân, truyền thông giúp cho những người cộng sản và nhơn dân so sánh
mô hình XHCN của Hà Nội sau 40 năm thống trị đất nước trong hoà bình với mô
hình tự do dân chủ pháp trị của nền Đệ nhị VNCH (1967-1975)
Nói chung thì những lực lượng dân chủ tại Việt Nam
dù đang phát triển trong mọi giới kể cả những người CS phản tỉnh, cấp tiến
nhưng vẫn chưa có sự kết hợp chặt chẽ và tổ chức thành một lực lượng đủ mạnh để
đối lập với đảng CSVN do hệ thống tình báo công an được Trung Cộng huấn luyện
hoặc trực tiếp giúp CSVN để khống chế bằng mọi cách nhằm giữ chặt chư hầu CSVN
trong quỷ đạo cộng sản Trung Quốc.
Lịch sử cho thấy các cuộc cách mạng, hay diễn biến
hoà bình, ngay cả những đột phá chánh trị đều chịu sự tác động ít nhiều của các
cường quốc và trong hiện tình đất nước, vị thế địa chánh trị của Việt Nam lại nằm
trên bàn cờ chánh trị giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Cộng.
Chiến lược Đổi Trục Tái Cân Bằng về Á Châu-TBD nhằm
ngăn ngừa mộng bành trướng của Trung Cộng và quyết tâm bảo vệ quyền tự do lưu
thông thương mãi trên biển trên không tại Biển Đông tuy là vì “quyền lợi quốc
gia “Hoa Kỳ nhưng cũng làm giảm bớt áp lực Bắc Kinh lên Việt Nam việc mời gọi
CHXHCNVN tham gia TPP tuy là vì quyền lợi của Hoa Kỳ và cho ASEAN và khu vực
Châu Á-TBD, nhưng cũng để thuyết phục CSVN tuân thủ và thực thi nhân quyền, cải
tổ cấu trúc kinh tế theo qui luật của kinh tế thị trường và sau 20 năm quan hệ
Mỹ Việt càng ngày có vẻ nông ấm hơn, nhưng điều này không có nghĩa có sự đột
phá cận kề để Hà Nội sớm thoát Trung, hay Việt Cộng có thể lọt ngay vào lòng tư
bản Mỹ, trừ phi chế độ Tập Cận Bình sụp đổ vì không cứu vãn nổi nền kinh tế tài
chánh đang chao đảo và không còn kiểm soát nổi những xáo trộn chánh trị xã hội
trong nước và những căng thẳng trầm trọng đang chờ họ Tập trong chuyến thăm đầu
tiên Hoa Kỳ với tư cách của một nguyên thủ quốc gia .
Trở lại vấn đề dân chủ hoá Việt Nam hiện nay, những
người chủ trương cải cách chú trọng đến sửa đổi cái cũ cho phù hợp hơn với thời
cuộc nhưng thể chế toàn trị cộng sản vẫn còn đó, giống như việc tên chúa ngục
chỉ lo cải thiện đời sống cho tù nhơn, cho tù nhơn sống thoải mái hơn nhưng cái
nhà tù kiên cố vẫn còn đó cái mô hình canh tân này làm chúng ta nhớ lại lời ông
Obama bảo ông Trọng cứ an tâm HK không có kế hoạch thay đổi chế độ chỉ nhắn nhủ
ông Trọng chăm sóc hơn về quyền con người cho đồng bào ông.
Trong khi đất nước cần một sự thay đổi toàn diện thì
đảng CSVN chỉ quan tâm về sự sống còn của mình, chế độ độc tài toàn trị sẽ tiếp
tục ít nhứt là 05 năm nữa (nhiệm kỳ 2016-2021) sau Đại Hội 12 đất nước sẽ
đi về đâu khi chế độ độc tài toàn trị vẫn còn đó nguyên nhân làm cho quốc gia tụt
hậu trên mọi mặt, đất nước sắp mất vào tay TC ?
Trong nước TS Nguyễn Quang A người khởi xướng Diễn
đàn XHDS chủ trương tiếp cận đến dân chủ hoá bằng xã hội dân sự, chủ trương thực
hiện dân quyền, nâng cao dân trí làm cho người dân biết các quyền của mình và cứ
thế mà thực hiện, không cần phải xin phép, thông qua ai ông không ủng hộ các
hình thức bạo lực, ông từng tuyên bố là rất ghét cách mạng. Ông cho rằng tiến
trình dân chủ hoá Việt Nam đang ở giai đoạn chuẩn bị có thể kéo dài 5 đến 10
năm trước khi bước sang giai đoạn chuyển đổi, và giai đoạn củng cố sau cùng ông
có trình bày thêm về khái niệm “đảng vận” để kích động đảng viên tự diễn biến,
tự chuyển hoá
Liệu cái đảng cố nắm giữ quyền lực bằng mọi cách – như
nhóm tứ trụ Trọng Sang Hùng Dũng hiện thời – sẽ chuyển biến ra sao, trong bao
lâu để canh tân xứ sở? hoặc chừng nào cấp lãnh đạo CSVN được “ngộ ra” hay được
khai sáng” dưới áp lực của quần chúng của XHDS để thực hiện “mô hình dân chủ
hoá từ trên xuống” .“Tiến sĩ Nguyễn quang A là người được nuôi dưỡng trong môi
trường XHCN và từng được giới thiệu là người khá am tường về các kịch bản dân
chủ ở các nước Đông Âu, Á Châu, đã nhiều lần từ hơn thập niên qua được ra nước
ngoài.
CSVN đã thất bại trong xây dựng phát triển đất nước
và bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ từ sau ngày cướp chánh quyền 1945
và từ sau 30-4-75 áp đặt chế độ toàn trị lên cả nước. Một sự thay đổi toàn diện
với một từng lớp lãnh đạo mới do dân vì dân và cho dân là một đòi hỏi thúc bách
môt cuộc cách mạng toàn diện, một mô hình đấu tranh dân chủ từ dưới lên trên,
nhưng ôn hoà tránh bạo lực, đổ máu chứ không phải chỉ thuần canh tân theo kiểu
mua thời gian thống trị cho cộng sản Hà Nội, chủ động kế hoạch rút ngắn thời
gian chuẩn bị để sẵn sàng nắm lấy thời cơ cho một chuyển đổi, nhơn dân không
còn tin tưởng ở sự lãnh đạo của đảng CSVN, và sự bất mãn với chế độ càng ngày
càng gia tăng, trở thành những mồi lửa cách mạng, những áp bức đàn áp của nhà
nước toàn trị sẽ đun sôi lòng câm phẩn ở nhơn dân chờ dịp nổ tung. Sự thành
công tuỳ thuộc vào ý chí, thế và lực của quần chúng, khối quần chúng phải đông
đảo ở nhiều nơi đủ để đối đầu với nhiều đoàn thể chánh trị , phong trào dân chủ
đã có những liên lạc nhau, sự phản tỉnh của những cột trụ đàn áp của của
nhà cầm quyền cộng sản sẽ là yếu tố khá quan trọng (công an, quân đội…) các tổ
chức XHDS đang lớn mạnh có vai trò nhứt định trong tiến trình dân chủ hoá.
Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng quốc
nội, nhưng cộng đồng tị nan cộng sản Việt hải ngoại nhứt là ở Hoa Kỳ có vai trò
rất quan trọng trong tư thế như một hậu phương hổ trợ quốc nội về vật chất cũng
như tinh thần, làm công tác quốc tế vận, công tác vận động hành lang, chia sẽ
nhận thức, tin tức và các chuyển biến trên thế giới, cộng đồng hải ngoại luôn đề
cao cảnh giác trước nghị quyết 36, nay lại đối phó chỉ thị 45 (26/5/2015) của Bộ
chánh trị cộng sản trịch thượng kêu gọi hải ngoại xoá bỏ mặc cảm, định kiến.
Lập trường kiên định của Đảng Tân Đại Việt (ĐTĐV) là
cương quyết đấu tranh giải thể chế độ độc tài toàn trị CSVN, xây dựng một chế độ
tự do dân chủ pháp trị dựa trên Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, bảo vệ sự toàn vẹn
lãnh thổ và độc lập chủ quyền Việt Nam không chấp nhận hoà giải, hoà hợp với
CSVN dưới bất cứ hình thức nào. ĐTĐV chủ trương một thay đổi toàn diện, một cuộc
cách mạng ôn hoà, tránh đổ máu, chủ trương cộng tác với các đoàn thể dân chủ đa
dạng ở hải ngoại trong đội hình hàng ngang và hổ trợ các thành phần dân chủ đa
dạng trong nước , nhằm tạo sức mạnh chung trong đấu tranh giải trừ chế độ cộng
sản, xây dung nền dân chủ pháp trị.
Tạm
Kết
Tình hình biến chuyển thế giới từng giây phút, những
diễn biến chánh trị có chiều hướng định hình trong quan hệ Việt –Trung -Mỹ ảnh
hưởng tất nhiên đến cuộc đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam. CSVN cần xích gần Mỹ để
giải quyết vấn đề kinh tế và được nhẹ bớt áp lực từ Trung Cộng mà gần Mỹ lại hợp
với ý muốn của nhơn dân Việt Nam. Mỹ thì cần Việt Nam vì nhu cầu kềm chế TC ở
Biển Đông và ĐNÁ do đó có thể nhân nhượng CSVN về điều kiện nhơn quyền để kết
thúc sớm cuộc đàm phán TPP. Hoa Kỳ cũng để CSVN yên tâm với thể chế chánh trị
và ý thức hệ của họ. Cả hai nước đều cùng có lợi, lợi riêng cho VC bám chặc thể
chế toàn trị cho đảng và Hoa Kỳ thì được lợi cho quốc gia, có thể bán được võ
khí sát thương cho CSVN. Riêng phong trào dân chủ được lợi gì trong mối bang
giao này?
Kịch bản Đại Hội 12 có lợi gì cho chánh tình Việt
Nam khi giả định rằng tân Tổng bí thư Nguyễn Tấn Dũng trở thành một nhà độc tài
theo kiểu Putin? Liệu Tập Cận Bình và Obama sẽ còn tiếp tục chánh sách “vừa
hợp tác vừa cạnh tranh” để giải quyết những hồ sơ đầy căng thẳng trong chuyến
viếng thăm vào tháng 9 này trong đó có vấn đề Biển Đông?
Dù CSVN trên đà phá sản nhưng lại biết lợi dụng vị
thế địa chánh trị quan trọng của Việt Nam nên lúc thì làm thân chư hầu cho
Trung Cộng, rồi khi bị thiên triều cho thất sủng thì quay lại phương Tây tìm chỗ
dựa mới và Hoa Kỳ thì sẵn sàng áp dụng nguyên tắc ngoại giao “trên đời này
không có ai là thù, cũng không có ai là bạn, mà chỉ có quyền lợi quốc gia”.
Tương lai chánh trị Việt Nam một lần nữa lọt vào hai
tay chơi cờ là hai cường quốc Mỹ – Trung đã có lần coi VNCH là con chốt thí qua
sông.
Dân chủ hoá đòi hỏi sự kiên trì, sự hy sinh và ý chí
quyết thắng của toàn dân. CSVN rồi cũng sẽ bị giải thể, lịch sử
cho thấy không một chế độ độc tài tàn bạo nào có thể tồn tại.
Liên Xô cuối cùng rồi cũng sụp đổ,
Đông Âu cũng dân chủ hóa,
Đài Loan, Nam Hàn rồi cũng chuyển hóa,
Miến Điện cũng đang chuyễn dần sang dân chủ.
Cuộc
đấu tranh cho nền dân chủ pháp trị cho Việt Nam sẽ phải thành
công. Chính Nghĩa sẽ tất thắng !!!
Mỹ quốc, 5 tháng 9- 2015
Bác
sĩ Mã Xái
No comments:
Post a Comment