Được đăng ngày Thứ ba, 22 Tháng 9 2015 19:45
Quân đội nhân dân Việt Nam được thế giới biết đến nhờ
chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ (1953-1954), một chiến thắng được ban
tuyên giáo cộng sản tuyên truyền là "chấn động địa cầu". Kẻ chiến thắng
có quyền kiêu ngạo, kẻ thua trận có quyền viện lí do thất bại và giới phân tích
có quyền so sánh và đánh giá.
Riêng tôi nghĩ cuộc chiến đó là trận thí mạng binh
sĩ Việt Minh: hơn 2.300 lính Pháp (đồng minh) thiệt mạng, hơn 8.000 lính Việt
Minh (China?) thiệt mạng và hơn 15.000 lính bị thương (chưa tính hậu cần). Con
số khá ấn tượng nói lên tài điều binh của tướng Võ Nguyên Giáp, ông là một vị
tướng sử dụng "hao binh sĩ" nhất mọi thời đại trong khi có được lợi
thế về mặt địa hình (trên cao). Và quân đội nhân dân Việt Nam có quyền tự hào
hơn khi thống nhất được "vị trí địa lý đất nước ".
Nếu nói quân đội nhân dân Việt Nam sinh ra để tấn
công đánh bại kẻ thù, nổi bật với lối đánh "du kích" thì ngày nay
quân đội nhân dân Việt Nam chỉ là một lực lượng mang tính "phòng thủ?".
Sự thay đổi kinh tế trong công cuộc " công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước"
cũng là sự thay đổi lực lượng võ trang quân đội nhân dân Việt Nam, năm 2000 là
dấu ấn cho sự thay đổi đó.
Trải qua 15 năm phát triển kinh tế, quân đội nhân
dân Việt Nam đã có cơ hội mua sắm các trang thiết bị quân sự tiên tiến, mặc dù
số lượng không đáng kể do tác động tiêu cực từ chế độ tham nhũng hay một chế độ
không muốn phát triển quân đội để thích ứng "diễn biến hòa bình" đang
căng thẳng trong khu vực?
Sức mạnh lục quân của quân đội Việt Nam hiện nay
không có sự thay đổi gì mấy sau năm 1975, lối đào tạo binh sĩ, sĩ quan và trang
bị vũ khí vẫn mang tính chất lạc hậu. Lục quân Việt Nam chỉ nâng cấp, tân trang
một số xe bọc thép, xe tăng cũ "T-55,62" thời Liên Xô và mua lại xe
tăng T-72 cũ của Ba Lan và các loại súng trường tầm ngắn. Kinh nghiệm tác chiến
với chiến tranh "lục địa" hiện đại rất non nớt và lối đánh du kích đã
lỗi thời. Các tướng lãnh thế hệ thứ 2.5, 2 đã không còn tố chất của một vị tướng,
họ đã tha hóa đạo đức, chia bè phái và đã không còn đứng về phía nhân dân như
đúng tên gọi của mình.
Chính sách hiện đại hóa quân đội phải hiểu rằng là
hiện đại hóa "hải quân" thì đúng hơn, danh sách mua sắm các trang thiết
bị hầu như cho lực lượng hải quân: 6 tàu ngầm Kilo (2009-2016), tàu hộ vệ Type
Gepard-3.9, tàu hộ vệ lớp Sigma, tàu tên lửa lớp Molniya. Hệ thống phòng thủ (lục
quân mang tính phòng thủ bờ biển): Tên lửa chống hạm bờ biển Bastion-P, tên lửa
chống hạm bờ biển Yakhont, hệ thống tên lửa phòng không S300 PMU-1. Không quân:
Sukhoi-27, Sukhoi-30MKV…
Những trang thiết bị mà Việt Nam mua sắm được là một
điều đáng để quân đội nhân dân Việt Nam tự hào. Nhưng một điều thất vọng và khó
hiểu ở đây là về số lượng quá ít, không thể thiết lập thành một chiến lược tác
chiến tấn công toàn diện trên lục địa (mất quá nhiều thời gian để điều binh từ
các quân khu) và thành một hạm đội hải quân để ứng phó với kẻ thù, nó chỉ mang
tính "phòng thủ yếu ớt và rời rạc". Một điều đáng chú ý hơn nữa về độ
tin tưởng vũ khí Nga chế tạo chưa được thử nghiệm thực tiễn trên chiến trường
hiện đại. Câu hỏi đặt ra là quân đội nhân Việt Nam nhận định ai là kẻ thù của
mình?
Nhân dân Việt Nam cho rằng Trung Quốc là kẻ thù của
Việt Nam, nhưng thực tế việc mua sắm các trang thiết bị võ trang mục đích phòng
thủ cho thấy chính quyền cộng sản Việt Nam không xem Trung Quốc là kẻ thù. Tôi
nhớ lại câu nói của phó thủ tướng Vũ Đức Đam "Hoàng Sa đời chúng ta chưa
đòi được thì đời con cháu chúng ta nhất định đòi cho bằng được" câu nói đó
càng khẳng định Trung Quốc hiện nay không thể là kẻ thù của Việt Nam, bởi lực
lượng quân đội Việt Nam không đủ mạnh hay Đảng cộng sản có những điều khó nói
và chỉ có thể nói đến đời con cháu? Vậy quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại hóa
để phòng thủ ai? Một bằng chứng nữa chứng minh rằng Trung Quốc không thể là kẻ
thù trong mắt chính quyền Hà Nội và Trung Quốc cũng không phải là kẻ thù để
quân đội Việt Nam phòng thủ "Chính sách không hiện đại hóa lực lượng lục
quân để phòng thủ cho biên giới phía Bắc trong khi lịch sử đã dạy cho người Việt
Nam những bài học đến độ thuộc lòng : kẻ thù phương Bắc đã nhiều lần đánh chiếm
Việt Nam bằng con đường biên giới, đặc biệt cuộc chiến biên giới Việt Trung
(1978-1988). Một sự trùng hợp về mốc thời gian diễn ra hội nghị Thành Đô (bí mật
năm 1990), điều gì đã khiến cho chính quyền Hà Nội không phát triển lục quân để
ứng phó? Việc mất Thác Bản Giốc và một số vị trí yếu điểm của Việt Nam rơi vào
tay Trung Quốc cũng chứng minh thêm "lập luận" chính quyền Hà Nội đã
bán rẻ lợi ích quốc gia để đổi lấy "mô hình phát triển xã hội Trung Quốc,
sân sau tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc và diễn biến hòa bình biên giới Việt-Trung,
Việt-Campuchia". Việc xây dựng cửa khẩu biên giới "rộng mở" bao
che hàng hóa độc hại của Trung Quốc cũng là những việc làm đúng quy trình của
chính sách lệ thuộc Trung Quốc.
Nếu nói kẻ thù của người Mỹ là Trung Quốc và Triều
Tiên ở Châu Á thì Việt Nam không thể không nằm trong danh sách đó. Và người Mỹ
đã nhìn rõ bộ mặt thân thiết đến độ lệ thuộc Trung Quốc của chính quyền Hà Nội,
và hiện đại hóa hải quân, lục quân mang tính phòng thủ bờ biển. Có lẽ người Mỹ
nghĩ rằng quân đội Việt Nam hiện đại hóa để phòng thủ hải quân của họ thì đúng
hơn. Để minh chứng cho kết luận đó sẽ có những bằng chứng cho thấy người Mỹ đi
trước và đánh tâm lý phủ đầu chính quyền Hà Nội : Tàu sân bay USS George
Washington đến thăm Việt Nam đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử cho sự hiện diện
của một mẫu hạm tiên tiến trong mắt người Việt Nam (Chính quyền Hà Nội) và thay
đổi hàng loạt các sĩ quan hải quân gốc Việt mang trọng trách lớn trong chiến lược
xoay trục Châu Á-TBD. Chính quyền Hoa Kỳ muốn ngụ ý rằng "sức mạnh của
chúng tôi sẽ đè bẹp hải quân Việt Nam và chính con cháu VNCH sẽ làm điều
đó".
Một cuộc viếng thăm mang đầy tính răn đe hơn là hợp
tác quân sự và đó cũng là một thông điệp tích cực nếu như chính quyền Hà Nội hiểu
ra rằng chỉ có thể là hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trong bối cảnh leo thang nếu
không muốn người Mỹ "chắc chắn" Việt Nam sẽ là kẻ thù nếu xảy ra xung
đột trên Biển Đông.
Lối thoát nào cho chính quyền Hà Nội khi đã bán rẻ lợi
ích quốc gia cho Trung Quốc? Chính quyền Hà Nội vẫn giữ lập trường trung lập,
nhưng thực tế họ đang nghiêng về Trung Quốc bởi họ không muốn lấy lại 2 quần đảo
Hoàng Sa-Trường Sa và muốn kéo dài diễn biến hòa bình buộc chính quyền Hà Nội
không thể "phản bội" lại người anh hai Trung Quốc.
Như vậy chính quyền Hà Nội không muốn thoát khỏi
Trung Quốc, cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phớt lờ
những câu hỏi về "Biển Đông" từ tổng thống Obama và cuộc viếng thăm của
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không nói lên vấn đề tình hình căng thẳng Biển
Đông. Người Mỹ đã thất vọng và đã đoán trước được sự thất vọng đó, TPP là một
cơ hội cuối cùng của Hoa Kỳ muốn Việt Nam ý thức được rằng: Chỉ có theo Mỹ
(Phương Tây) thì mới có thể tồn tại, mà theo Mỹ thì chắc chắn thể chế sớm muộn
gì cũng thay đổi. Việc trao đổi tù nhân chính trị để đổi lấy 1 tỉ USD mà Hoa Kỳ
hứa sẽ viện trợ cho chính quyền Hà Nội trong năm nay không nói lên điều gì về sự
ý thức nhượng bộ hay thay đổi tư tưởng từ chính quyền Hà Nội thay vào đó là một
sự trơ trẽn cũ rích như ngày nào.
Chủ nghĩa thực tiễn của các lãnh đạo cấp cao Hoa Kỳ
đã quá nhân nhượng chế độ độc tài ở Việt Nam và người Mỹ đã nhận ra rằng cần phải
nặng tay hơn nữa đối với chính quyền Hà Nội. Cuộc viếng thăm Việt Nam sắp tới của
tổng thống Obama, liệu ông có lập lại những "cơ hội" mà chính quyền
Hoa Kỳ đã cố gắng ban cho chính quyền Hà Nội hay không? Hay ông sẽ không ghé
thăm Việt Nam vì biết trước kết quả và sẽ thi hành những chính sách "mạnh
tay" đến các quốc gia độc tài? Nhân dân Việt Nam trong nước và ngoài nước
cần ý thức được rằng chính quyền Hà Nội đang là tay sai của chính quyền Trung
Quốc, họ đã tha hóa đạo đức, mất lí tưởng và tư tưởng chính trị để rồi bán rẻ lợi
ích quốc gia. Một chế độ tay sai, tham nhũng, cai trị không thể nào làm cho dân
giàu và nước mạnh mà nó chỉ làm cho dân tộc bạc nhược, ngu dốt, sống trong sợ
hãi vì họng súng của chế độ để dễ dàng cai trị.
Thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên là một mệnh
lệnh của đất nước cũng là lợi ích cốt lõi của quốc gia, một ngày nào toàn dân sẽ
hiểu được nhưng đừng để quá muộn, bởi đất nước sẽ tàn tạ đến nỗi tàn tật nếu
dân tộc Việt Nam vẫn chấp nhận chế độ cộng sản độc tài, vừa là tay sai tiếp tục
cai trị đất nước.
Nguyễn
Hòa Bình
No comments:
Post a Comment