12/09/2015
Vụ khủng hoảng có nguyên nhân kinh tế, nhưng hậu quả
chính trị...
Âu Châu đang gặp một vụ khủng hoảng di dân nghiêm trọng nhất từ Thế chiến II. Khối Liên hiệp Âu châu cố giải quyết bằng cách phân phối di dân cho các thành viên, với nước Đức được coi là ân nhân. Hậu quả lâu dài lại thúc đẩy nhiều sức ly tâm gây thêm phân hóa trong nội bộ Âu Châu….
Âu Châu có trào lưu chung của các nước công nghiệp hóa tiên tiến là có tỷ lệ sinh sản thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn. Dân số hay nhân khẩu là định mệnh trong ý nghĩa đó.
Sau Thế chiến II, Âu Châu áp dụng chiến lược phát triển với niềm tin rằng lực lượng lao động đông đảo sẽ góp đủ thuế để chu cấp cho thành phần ở ngoài tuổi lao động - dưới 15 và trên 64 tuổi. Khi thấy tỷ lệ sinh sản giảm dần, một số quốc gia có tăn trợ cấp cho gia đình đông con nhằm khuyến khích việc sinh đẻ - đứa con thứ ba là “miễn phí” - với kết quả thật ra cũng giới hạn trước một chiều hướng văn hóa phổ biến và khó cưỡng.
Vì vậy, Âu Châu mới có giải pháp di dân, là nhập cảng sức lao động từ bên ngoài.
Di dân sẽ nâng sức lao động và mức cầu kinh tế để tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng. Thành phần di dân có tay nghề cao thì giúp kinh tế phát triển các ngành sản xuất chuyên biệt để khai thác lợi thế tương đối của từng quốc gia. Thành phần thiếu chuyên môn thì lao động trong những ngành cực nhọc mà dân bản xứ không muốn làm. Đã vậy, lực lượng lao động càng đông thì thành phần thọ thuế càng nhiều sẽ tăng mức thu cho ngân sách để nhà nước lo toan cho những người ở ngoài tuổi lao động.
Nhưng lý luận kinh tế lạc quan ấy lại đụng vào thực tế cứng đầu. Và Âu Châu đang bị khủng hoảng với làn sóng di dân thứ ba, dữ dội nhất, kể từ 10 năm qua. Xin hãy nói về ba làn sóng đó trước.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, các nước Âu Châu lạc quan thúc đẩy việc hội nhập để thành lập Liên hiệp Âu châu. Từ đó, Liên Âu đã “Đông tiến”, kết hợp dân số đông đảo của các nước Đông Âu, nhất là các quốc gia có mật độ dân số cao như Ba Lan hay Romania (Lỗ Ma Ni là cách gọi ngày xưa). Lao động Đông Âu đã “Tây tiến” và góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt dân số của các nước tân tiến hơn ở miền Tây. Đấy là đợt di dân đầu tiên, vào thời 2004-2007.
Nối tiếp là đợt thứ nhì vào các năm 2009-2010, khi khủng hoảng tài chánh tại các nước miền Nam mở ra phong trào “Bắc tiến”. Dân cư của các nước lâm nạn ở miền Nam đi tìm việc làm trong các quốc gia giàu mạnh hơn ở “vùng cốt lõi” là miền Bắc, từ Pháp qua Đức và các lân bang.
Trong hai đợt ấy, hiện tượng di dân vẫn có tính chất nội bộ Âu Châu và dù có gây va chạm, kể cả phản ứng chống di dân, thì cũng chẳng dẫn tới khủng hoảng khi 22 thành viên trong số 28 nước Liên Âu đã ký Hiệp ước Schengen về quyền tự do lưu thông người và vật từ năm 1995.
Đợt thứ ba là ngày nay thì khác.
Làm sóng di dân bùng lên từ Trung Đông và một số quốc gia bị nội loạn ở nơi khác đã dập vào bến bờ Âu Châu để xin tỵ nạn. Di dân là nạn dân và gây vấn đề trước tiên cho các nước lâm nạn kinh tế tại miền Nam, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, rồi lan qua nước khác, với cao điểm là Hungary.
Trong đợt trước (2009-2010), nếu làn sóng “Bắc tiến” có nhất thời hạ giảm thất nghiệp thì cũng gây ra nạn “xuất não” là thành phần có chuyên môn và tốt nghiệp đại học bỏ xứ đi làm trong các doanh nghiệp Đức Pháp. Các nước lâm nạn chưa kịp phục hồi thì lại bị làn sóng nạn dân đập vào bờ. Thành phần di dân tỵ nạn này không có thông hành Âu Châu nên vừa khó kiếm việc ở tại chỗ lại cũng chẳng thể tạm “quá quan” để đi vào các nước Âu Châu khác. Làn sóng đó bị ứ tại miền Nam và chờ đợi quyết định thu nhận hay phân bố di dân của Liên Âu.
Sự kiện đa số của thành phần này lại theo Hồi giáo, đã chẳng phù hợp với văn hóa hay tôn giáo Âu Châu mà chưa chắc là đã muốn hội nhập, càng dễ gây phản ứng ngược từ phong trào quốc gia dân tộc cực đoan hoặc tinh thần chống di dân tại Âu Châu. Thí dụ như nhiều trại tạm trú di dân tại miền Đông nước Đức đã bị cư dân đập phá, hay đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu đã lên như diều tại Pháp, và đảng Dân Chủ chống di dân đang thắng thế tại Thụy Điển.
Một thí dụ khác là Ba Lan sẽ có bầu cử vào tháng tới và đảng bảo thủ đang cầm quyền lại mất phiếu vào phe đối lập theo khuynh hướng quốc gia. Chính quyền Hung Gia Lợi cũng gặp bài toán tương tự trước sức ép của phong trào quốc gia bên cánh hữu, trong khi Chính quyền Đức chưa kịp mở cửa biên giới để nhận thêm nạn dân ứ đọng tại các trại tạm trú của Hung.
Vì thế, khi thương thuyết việc phân bố hay nhận “hạn ngạch” (định mức di dân) do Liên Âu quyết định, mỗi chính quyền lại cân nhắc lợi hại chính trị trong nội bộ, và đối chiếu với yêu cầu hội nhập và tinh thần liên đới của Âu Châu. Vốn dĩ đã có quá nhiều dị biệt về thực tế kinh tế và lập trường chính trị, Liên Âu lại bị thêm một sức ly tâm mới.
Nhìn về dài, “định mệnh” của một quốc gia là cơ cấu dân số hay nhân khẩu cũng có nhiều khác biệt.
Thí dụ như có nền kinh tế mạnh nhất và tinh thần rộng lượng nhất với nạn dân nên đã quyết định đón nhận 800 ngàn người một năm, nước Đức là một nạn nhân của nạn lão hóa dân số. Theo dự phóng của Liên Âu, từ năm 2020 đến 2060, dân số Đức sẽ mất 10 triệu người. Và “tỷ số lệ thuộc” của thành phần cao niên sống nhờ hưu bổng và trợ cấp y tế do lực lượng lao động (ở tuổi 15-64) tạo ra lại từ 36% trong hiện tại tăng đến mức 59%, cao nhất của Âu Châu. Nhìn cách khác, lực lượng lao động tại Đức sẽ mất một phần tư. Bài toán ngân sách của đệ nhất cường quốc kinh tế Âu Châu là thiếu tiền. Người đi làm ít hơn mà phải gánh vác một loại chi phí chỉ có tăng chứ khó giảm (sống lâu hơn và càng lớn tuổi thì càng lắm bệnh!)
Vì lẽ đó, Đức mới hào phóng với di dân: để nhập cảng sức lao động. Hai năm trước, Đức còn có luật lệ quy định rằng một nạn dân chỉ được phép đi làm 12 tháng sau khi được nhập cư. Thời hạn này vừa được giảm xuống ba tháng. Thà như vậy còn hơn là gặp hiện tượng lao động chui và trốn thuế khá phổ biền trong thành phần di dân nhập lậu vào Mỹ!
Bên kia biển Bắc, Anh quốc (United Kingdom) thì bị tiếng ích kỷ vì có chủ trương hạn chế di dân.
Là quốc gia hải đảo đã chẳng ký Hiệp ước Schengen, nước Anh cũng đứng ngoài vòng tranh luận – dù bị đả kích – vì không gặp bài toán nhân khẩu như Đức. Anh quốc sẽ là nước đông dân nhất Âu Châu: từ 67 triệu vào năm 2020 dân số Anh sẽ lên tới 80 triệu vào năm 2060. Nhìn cách khác, tỷ lệ sinh sản tại Anh thuộc loại cao nhất Liên Âu: trung bình một phụ nữ đẻ được 1,9 trong quãng đời sinh sản của mình. Nhờ các bà lạc quan yêu đời như vậy, tỷ số lệ thuộc tại Anh sẽ chỉ tăng từ 30% đến 43% trong khoảng thời gian dự phóng của Liên Âu (2020-2060).
Cho nên sự chuyển động chậm rãi của dân số trong trường kỳ có thể giải thích nhiều khác biệt về đối sách với di dân.
Nhưng trước mắt thì vụ khủng hoảng đang gây nhiều thách đố cho Liên Âu. Các nước nghèo, hoặc lâm nạn như mấy quốc gia miền Nam, thì không đủ công quỹ giải tỏa sức ép của làn sóng nạn dân. Họ cần tiền. Nhiều nước khác, giàu như Bắc Âu hoặc nghèo như Nam Âu, thì hoài nghi chủ trương hội nhập loại di dân không muốn làm công dân và chẳng muốn tự hội nhập vào xã hội mới. Họ cũng sợ khủng bố Hồi giáo, là điều không phải là vô lý. Vì vậy, họ chỉ muốn cứu nạn dân theo Thiên Chúa giáo mà thôi.
Các nước Đông Âu (nhìn theo trục Đông-Tây) hay Trung Âu (nhìn theo trục Nam-Bắc) thì có quan niệm khác. Sau khi xuất cảng dân công về phía Tây từ đợt sóng trước, các quốc gia này, như Ba Lan, Romania và Bulgaria, lại cần di dân vì cuộc sống cải thiện cũng dẫn tới trào lưu ít đẻ con. Nhưng hậu quả chính trị của nỗ lực kinh tế là các quốc gia ấy trở thành “hành lang quá quan”. Họ phải nhận di dân từ các nước nghèo hơn mà lại mất dần thành phần có chuyên môn và sức lao động cho các nước giàu hơn ở phía Tây, hay thậm chí cho Hoa Kỳ. Khi đả kích các quốc gia này là vội quên việc các nước khác đã giúp họ khi Liên Xô tan rã, người ta chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề mà thôi.
Âu Châu đang gặp một vụ khủng hoảng di dân nghiêm trọng nhất từ Thế chiến II. Khối Liên hiệp Âu châu cố giải quyết bằng cách phân phối di dân cho các thành viên, với nước Đức được coi là ân nhân. Hậu quả lâu dài lại thúc đẩy nhiều sức ly tâm gây thêm phân hóa trong nội bộ Âu Châu….
Âu Châu có trào lưu chung của các nước công nghiệp hóa tiên tiến là có tỷ lệ sinh sản thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn. Dân số hay nhân khẩu là định mệnh trong ý nghĩa đó.
Sau Thế chiến II, Âu Châu áp dụng chiến lược phát triển với niềm tin rằng lực lượng lao động đông đảo sẽ góp đủ thuế để chu cấp cho thành phần ở ngoài tuổi lao động - dưới 15 và trên 64 tuổi. Khi thấy tỷ lệ sinh sản giảm dần, một số quốc gia có tăn trợ cấp cho gia đình đông con nhằm khuyến khích việc sinh đẻ - đứa con thứ ba là “miễn phí” - với kết quả thật ra cũng giới hạn trước một chiều hướng văn hóa phổ biến và khó cưỡng.
Vì vậy, Âu Châu mới có giải pháp di dân, là nhập cảng sức lao động từ bên ngoài.
Di dân sẽ nâng sức lao động và mức cầu kinh tế để tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng. Thành phần di dân có tay nghề cao thì giúp kinh tế phát triển các ngành sản xuất chuyên biệt để khai thác lợi thế tương đối của từng quốc gia. Thành phần thiếu chuyên môn thì lao động trong những ngành cực nhọc mà dân bản xứ không muốn làm. Đã vậy, lực lượng lao động càng đông thì thành phần thọ thuế càng nhiều sẽ tăng mức thu cho ngân sách để nhà nước lo toan cho những người ở ngoài tuổi lao động.
Nhưng lý luận kinh tế lạc quan ấy lại đụng vào thực tế cứng đầu. Và Âu Châu đang bị khủng hoảng với làn sóng di dân thứ ba, dữ dội nhất, kể từ 10 năm qua. Xin hãy nói về ba làn sóng đó trước.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, các nước Âu Châu lạc quan thúc đẩy việc hội nhập để thành lập Liên hiệp Âu châu. Từ đó, Liên Âu đã “Đông tiến”, kết hợp dân số đông đảo của các nước Đông Âu, nhất là các quốc gia có mật độ dân số cao như Ba Lan hay Romania (Lỗ Ma Ni là cách gọi ngày xưa). Lao động Đông Âu đã “Tây tiến” và góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt dân số của các nước tân tiến hơn ở miền Tây. Đấy là đợt di dân đầu tiên, vào thời 2004-2007.
Nối tiếp là đợt thứ nhì vào các năm 2009-2010, khi khủng hoảng tài chánh tại các nước miền Nam mở ra phong trào “Bắc tiến”. Dân cư của các nước lâm nạn ở miền Nam đi tìm việc làm trong các quốc gia giàu mạnh hơn ở “vùng cốt lõi” là miền Bắc, từ Pháp qua Đức và các lân bang.
Trong hai đợt ấy, hiện tượng di dân vẫn có tính chất nội bộ Âu Châu và dù có gây va chạm, kể cả phản ứng chống di dân, thì cũng chẳng dẫn tới khủng hoảng khi 22 thành viên trong số 28 nước Liên Âu đã ký Hiệp ước Schengen về quyền tự do lưu thông người và vật từ năm 1995.
Đợt thứ ba là ngày nay thì khác.
Làm sóng di dân bùng lên từ Trung Đông và một số quốc gia bị nội loạn ở nơi khác đã dập vào bến bờ Âu Châu để xin tỵ nạn. Di dân là nạn dân và gây vấn đề trước tiên cho các nước lâm nạn kinh tế tại miền Nam, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, rồi lan qua nước khác, với cao điểm là Hungary.
Trong đợt trước (2009-2010), nếu làn sóng “Bắc tiến” có nhất thời hạ giảm thất nghiệp thì cũng gây ra nạn “xuất não” là thành phần có chuyên môn và tốt nghiệp đại học bỏ xứ đi làm trong các doanh nghiệp Đức Pháp. Các nước lâm nạn chưa kịp phục hồi thì lại bị làn sóng nạn dân đập vào bờ. Thành phần di dân tỵ nạn này không có thông hành Âu Châu nên vừa khó kiếm việc ở tại chỗ lại cũng chẳng thể tạm “quá quan” để đi vào các nước Âu Châu khác. Làn sóng đó bị ứ tại miền Nam và chờ đợi quyết định thu nhận hay phân bố di dân của Liên Âu.
Sự kiện đa số của thành phần này lại theo Hồi giáo, đã chẳng phù hợp với văn hóa hay tôn giáo Âu Châu mà chưa chắc là đã muốn hội nhập, càng dễ gây phản ứng ngược từ phong trào quốc gia dân tộc cực đoan hoặc tinh thần chống di dân tại Âu Châu. Thí dụ như nhiều trại tạm trú di dân tại miền Đông nước Đức đã bị cư dân đập phá, hay đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu đã lên như diều tại Pháp, và đảng Dân Chủ chống di dân đang thắng thế tại Thụy Điển.
Một thí dụ khác là Ba Lan sẽ có bầu cử vào tháng tới và đảng bảo thủ đang cầm quyền lại mất phiếu vào phe đối lập theo khuynh hướng quốc gia. Chính quyền Hung Gia Lợi cũng gặp bài toán tương tự trước sức ép của phong trào quốc gia bên cánh hữu, trong khi Chính quyền Đức chưa kịp mở cửa biên giới để nhận thêm nạn dân ứ đọng tại các trại tạm trú của Hung.
Vì thế, khi thương thuyết việc phân bố hay nhận “hạn ngạch” (định mức di dân) do Liên Âu quyết định, mỗi chính quyền lại cân nhắc lợi hại chính trị trong nội bộ, và đối chiếu với yêu cầu hội nhập và tinh thần liên đới của Âu Châu. Vốn dĩ đã có quá nhiều dị biệt về thực tế kinh tế và lập trường chính trị, Liên Âu lại bị thêm một sức ly tâm mới.
Nhìn về dài, “định mệnh” của một quốc gia là cơ cấu dân số hay nhân khẩu cũng có nhiều khác biệt.
Thí dụ như có nền kinh tế mạnh nhất và tinh thần rộng lượng nhất với nạn dân nên đã quyết định đón nhận 800 ngàn người một năm, nước Đức là một nạn nhân của nạn lão hóa dân số. Theo dự phóng của Liên Âu, từ năm 2020 đến 2060, dân số Đức sẽ mất 10 triệu người. Và “tỷ số lệ thuộc” của thành phần cao niên sống nhờ hưu bổng và trợ cấp y tế do lực lượng lao động (ở tuổi 15-64) tạo ra lại từ 36% trong hiện tại tăng đến mức 59%, cao nhất của Âu Châu. Nhìn cách khác, lực lượng lao động tại Đức sẽ mất một phần tư. Bài toán ngân sách của đệ nhất cường quốc kinh tế Âu Châu là thiếu tiền. Người đi làm ít hơn mà phải gánh vác một loại chi phí chỉ có tăng chứ khó giảm (sống lâu hơn và càng lớn tuổi thì càng lắm bệnh!)
Vì lẽ đó, Đức mới hào phóng với di dân: để nhập cảng sức lao động. Hai năm trước, Đức còn có luật lệ quy định rằng một nạn dân chỉ được phép đi làm 12 tháng sau khi được nhập cư. Thời hạn này vừa được giảm xuống ba tháng. Thà như vậy còn hơn là gặp hiện tượng lao động chui và trốn thuế khá phổ biền trong thành phần di dân nhập lậu vào Mỹ!
Bên kia biển Bắc, Anh quốc (United Kingdom) thì bị tiếng ích kỷ vì có chủ trương hạn chế di dân.
Là quốc gia hải đảo đã chẳng ký Hiệp ước Schengen, nước Anh cũng đứng ngoài vòng tranh luận – dù bị đả kích – vì không gặp bài toán nhân khẩu như Đức. Anh quốc sẽ là nước đông dân nhất Âu Châu: từ 67 triệu vào năm 2020 dân số Anh sẽ lên tới 80 triệu vào năm 2060. Nhìn cách khác, tỷ lệ sinh sản tại Anh thuộc loại cao nhất Liên Âu: trung bình một phụ nữ đẻ được 1,9 trong quãng đời sinh sản của mình. Nhờ các bà lạc quan yêu đời như vậy, tỷ số lệ thuộc tại Anh sẽ chỉ tăng từ 30% đến 43% trong khoảng thời gian dự phóng của Liên Âu (2020-2060).
Cho nên sự chuyển động chậm rãi của dân số trong trường kỳ có thể giải thích nhiều khác biệt về đối sách với di dân.
Nhưng trước mắt thì vụ khủng hoảng đang gây nhiều thách đố cho Liên Âu. Các nước nghèo, hoặc lâm nạn như mấy quốc gia miền Nam, thì không đủ công quỹ giải tỏa sức ép của làn sóng nạn dân. Họ cần tiền. Nhiều nước khác, giàu như Bắc Âu hoặc nghèo như Nam Âu, thì hoài nghi chủ trương hội nhập loại di dân không muốn làm công dân và chẳng muốn tự hội nhập vào xã hội mới. Họ cũng sợ khủng bố Hồi giáo, là điều không phải là vô lý. Vì vậy, họ chỉ muốn cứu nạn dân theo Thiên Chúa giáo mà thôi.
Các nước Đông Âu (nhìn theo trục Đông-Tây) hay Trung Âu (nhìn theo trục Nam-Bắc) thì có quan niệm khác. Sau khi xuất cảng dân công về phía Tây từ đợt sóng trước, các quốc gia này, như Ba Lan, Romania và Bulgaria, lại cần di dân vì cuộc sống cải thiện cũng dẫn tới trào lưu ít đẻ con. Nhưng hậu quả chính trị của nỗ lực kinh tế là các quốc gia ấy trở thành “hành lang quá quan”. Họ phải nhận di dân từ các nước nghèo hơn mà lại mất dần thành phần có chuyên môn và sức lao động cho các nước giàu hơn ở phía Tây, hay thậm chí cho Hoa Kỳ. Khi đả kích các quốc gia này là vội quên việc các nước khác đã giúp họ khi Liên Xô tan rã, người ta chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề mà thôi.
* *
*
Chúng ta thấy gì từ những vấn đề quá đỗi phức tạp như vậy?
Bản chất bài toán di dân thành rõ nét hơn từ vụ khủng hoảng hiện nay: không có giải đáp ổn thỏa để đảo ngược trào lưu dân số của Âu Châu: không muốn có con nữa. Mọi thử nghiệm cấp thời chỉ gây thêm phân hóa trong nội bộ Âu Châu sau này. Lý tưởng Âu Châu về một thế giới vô cương, không biên giới, thật ra chỉ phản ảnh nhu cầu thực tế về dân số của từng xã hội và đặt ra nhiều vấn đề khác.
Ngược lại, khi lạc quan ca tụng giá trị đạo đức của mô hình Âu Châu vì thu nhận người Hồi giáo từ các quốc gia có lập trường chống Âu Châu, Thiên Chúa giáo hay nguyên tắc dân chủ thì ta cũng nên hỏi rằng những người Hồi giáo ấy có muốn là dân Âu Châu không? Hay chỉ muốn có một đất tạm dung mà họ không cho là quê hương vì nhiều người còn nín thinh khi trong cộng đồng của họ có những kẻ mưu đồ việc khủng bố để làm sáng danh Thượng Đế. Trong làn sóng nạn dân từ Syria, chúng ta thấy vắng bóng các giáo sĩ của đạo Hồi. Tại sao vậy?
Thế giới đa đoan!
No comments:
Post a Comment