Posted on February 10, 2015
Khi một tờ báo cho đăng nội dung mà được (hay bị)
đánh giá ‘sai sự thật,’ thiếu cơ sở, phỉ báng, nói xấu quan chức nhà nước, gây
rối v.v. thì là một việc nghiêm trọng, nên được đề cập và điều tra một cách kỹ.
Nhưng quan trọng hơn là bản chất và tinh thần của những phản ứng và cách xử lý
từ phía chính quyền nhà nước trong xã hội đó. Người dân Việt Nam biết điều đó
và chính vì thế, trường hợp của tờ báo Người cao tuổi đang thu hụt sự chú ý rộng
rãi.
Một sự kiện như trường hợp của tờ báo Người Cao Tuổi
(sau nay là NCT) là đặc biệt quan trọng trong một lúc lịch sử như hôm
nay, khi cả nước đang cố gắng đối phó với hay vấn đề lớn: tham nhũng và tự do
ngôn luận. Không phóng đại một thí nào nếu khẳng định là hai trong những thác
thức quan trọng nhất mà Việt Nam đang đối phó. Nếu đề cập hai vấn đề này một
cách hiệu quả thì chúng ta có rất nhiều lý do sẽ lạc quan về sự phát triển kinh
tế xã hội và thể chế của đất nước Việt Nam. Có người nói Việt Nam là quá tham
nhũng. Có người mà nói Việt Nam là quá tự do. Ai đúng và làm sao Việt Nam có thể
giải quyết vấn đề này một cách xây dựng nhất?
Hãy xem bối cảnh. Hiện nay Việt Nam đang trong một
lúc lịch sử mà có nhiều nỗ lực đa chiều để đề cập vấn đề tham nhũng. Do ‘cách mạng
thông tin’ trong nước, có những thông tin tranh cãi đang lưu hành trên mạng.
Trong khi đó có những căng thẳng về ‘luật chơi’ trên Internet và sự phát triển
của tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ai phải chịu trách nghiệm? Nói thật, ở nước
nào, đối phó với những cáo buộc về tham nhũng mà liên quan đến một số nhân vật
trong chính quyền không hề là chuyện đơn giản. Hơn nữa, quá trình đề cập những
cáo buộc loại này cũng đầy nguy cơ.
Dù vậy, tôi cho rằng dù phức tạp bao nhiều, những sự
kiện liên quan đến NCT và một số chuyện liên qua đang cho Việt Nam những
cơ hội rất tốt để suy ngẫm và thậm chí bắt đầu tiến hành một quá trình cải cách
trong ngành báo chí cả nước đã chờ từ rất lâu.
Để thấy nó, phải trả lời một câu hỏi. Chuyện của tơ
báo NCT có nói đến một số việc ở một tờ báo? Nếu hành vi của một người
biên tập được xem là đã vi phạm những nguyên tác về tự do báo chí thì chúng ta
đều có thể đồng ý đó là một điều quan trọng, phải được đề cập một cách kỹ,
nghiêm tức và khách quan. Mật khác, nếu hành vi của một nhà nước được xem
là đã vi phạm nguyên tác về tự do báo chí thì là một điều khác hẳn và bao hàm sự
có mật của một vấn đề có tính hệ thống. Hơn nữa, nếu những quyết định hay động
thái của một nhà nước (đúng hay sai) được xem là phạm pháp nhưng không được sửa
vì thiếu những cơ chế để thi hành một điểu tra độc lập, khách quan thì có thể ảnh
hưởng rất xấu đến hình ảnh và sự chính đáng của nhà nước đó.
Đọc qua những ý kiến phản đối quyết định cất chức của
biên tập v.v. tôi thấy đại đa số ý kiến phản đối chủ yếu thấy quá trình xử lý
đã và đang vi phạm những nguyên tắc của cái mà ở Tây gọi là công lý thủ tục
(procedural justice) và nhũng lo lắng mà pháp luật đang được sự dụng một cách
tùy ý. Nếu tờ báo Thời báo New York chạy những bài như “TT đã vi phạm pháp luật”
hay “Chính khách X đã cướp tiền” mà được xem là thiếu cơ sở thì phản ứng nghiêm
trọng nhất có thể là – sâu khi đánh giá những bằng chứng một cách công khái – sẽ
có một lệnh của toà để yêu cầu tờ báo hay một nhân viên cụ thể để tạm ngừng
đang những nội dung rất cụ thể.
Việt Nam có những thể chế riêng của nó và muốn được
xem là một nước độc lập, tự do. Thế nhưng, nhìn từ bên ngoài, cách đề cập trường
hợp của Người Cao Tuổi sẽ được xem là một quyết định chính trị vội
vàng hơn là kết quả của một quá trình công bằng. Vậy, Việt Nam nên làm gì đối với
trường hợp Người Cao Tuổi?
Trong thời gian tới, chúng ta có thể chờ đội những
chỉ tiết về trường hợp nay. Riêng tôi hy vọng sự kiện này sau cùng sẽ được xem
là một cơ hội đúng lúc cho Việt Nam để nỗ lực hơn nữa trong việc hiện đại hóa,
văn minh hóa, và phi phong kiến hóa ngành báo chí.
Động thái của một nhà nước luôn luôn phản ánh những
giá trị đối với những quyền và trách nghiệm của nhà nước đối với dân và dân đối
với nhà nước. Trong trường hợp này, một phản ứng “nắm tay sát” rất dễ thành một
một bước lùi. Vì thế, tôi hy vọng phía chính quyền Việt Nam sẽ rất kỹ, coi nó
là một cơ hội lịch sử. Những chuyện liên quan đến NCT hay Chân Dung Quyền
lực thì rõ rằng là nghiêm trọng. Mật cách, nếu những tờ báo lớn trong nước và
những trang web tin cậy không dám cho đăng bài nào về tham nhũng thì chúng ta mới
có lý do để lo.
Trong một bài nghiên cứu được thâm khảo rộng rái,
Aymo Brunettia và Beatrice Wederb đã thấy một quan hệ rất mạnh giữa tự do báo
chí và tham nhũng. Nghiên cứu của họ và những người khác cho thế, một nền báo
chí tự do là tin xấu cho tham nhũng. Như vậy, có những bước tới một quá trình cải
cách sẽ thực sự là tin vui cho Việt Nam.
JL
No comments:
Post a Comment