Thursday, 5 February 2015

Phong Trào Dân Chủ ở Hoa Lục: Tổng kết 2014 (Nguỵ Kinh Sinh)





Nguỵ Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
Đăng ngày: 05.02.2015

VRNs (05.02.2015) – Sài Gòn – Cụm từ “tổng kết cho năm” nghe có vẽ cổ điển, với chút dư âm xưa. Nhưng thực ra, nó có ý nghĩa – để kiểm điểm lại hết cả năm, để xem những gì đã làm được và những gì đã mất mát. Sau đó trở về nhà nghỉ lễ đầu năm mới. Kế đến, lập kế hoạch làm thế nào cho năm mới sắp đến và thậm chí cả một vài năm tiếp theo trong tương lai.

Năm 2014 không phải là một năm tốt đẹp cho những người dân bình thường ở Hoa Lục, do suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và giá cả tăng trên thị trường. Đời sống của những người dân bình thường này giống như nước thấm xuống các tầng lớp dưới, càng lúc càng trở nên khó khăn hơn. Sự khó khăn này không chỉ giới hạn ở những người nghèo, mà còn ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu. Lớp duới của tầng lớp trung lưu là không may mắn nhất, vì phần lớn trong lớp này đã bị rớt xuống mức nghèo.

Những người nhà giàu cũng không tốt hơn. Khi có sự gia tăng nghèo đói, luật pháp và trật tự trở nên tồi tệ hơn. Tất nhiên mục tiêu bị nhắm chủ yếu là những người giàu có. Sự chênh lệch hiện nay giữa người giàu và người nghèo đã làm cho việc tấn công những người giàu càng ngày càng phổ biến và trở thành nghiêm trọng hơn. Những người nhà giàu có nhiều tiền không thể được coi là hạnh phúc khi sống trong một đại dương của tâm lý ghét nguời giàu. Việc họ gởi các thành viên gia đình và nguời tình của họ ra ở nước ngoài đã trở thành thời thuợng. Cuối cùng rồi, mọi người đều có quyền theo đuổi hạnh phúc của riêng mình.

Người dân thấy rằng các quan chức trở nên kiêu ngạo hơn. Việc có tiền không bằng việc có quyền. Trong khi có quyền tương đương như có tiền. Quyền lực có thể làm ra tiền, trong khi không có quyền thì tiền có thể bị mất. Đôi khi người ta có thể mất mạng nếu người ta không muốn mất tiền. Vì vậy, các quan chức là lớp nguời kiêu ngạo nhất trong xã hội Hoa Lục. Nhưng ngay cả những quan chức cũng gặp khó khăn trong thời gian vài năm gần đây, khi phong cách sống thiếu trong sáng của họ đã nhận được những cái tát trên khuôn mặt.

Vuơng Kỳ Sơn (hiện đang phục vụ như Bí Thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và đã nổi lên như gương mặt công khai trong chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí Thư kể từ năm 2013) không có con cái, cho nên ông ta không phải lo lắng về tương lai. Khi ông bắt đầu chiến dịch bắt người, ông không có mối quan tâm về việc liệu những người khác có nguyền rủa ông, và ông cũng không sợ việc bắt cóc và đánh phá nhà cửa của ông. Đây giống như ông Phật có cơ thể không thể bị phá hủy. Ông đã làm cho tất cả mọi quan chức Hoa Lục thực sự cảm thấy không an toàn, nhưng sẽ là sai lầm để nói rằng ông ta muốn chấm dứt tham nhũng từ gốc.

Sự bất an này là do thực tế hiện nay Hoa Lục trở lại truyền thống quan chức được “kính trọng”, trong khi các doanh nhân thì “khiêm tốn”, kể từ cuộc “đổi mới” của Đặng Tiểu Bình dưới tiêu đề của cái gọi là mô hình chủ nghĩa xã hội Hoa Lục. Cùng với việc thiếu các quy định của pháp luật dưới chế độ Cộng Sản, là sự thông đồng giữa các quan chức và doanh nhân, nó đã trở thành phương cách hoạt động chính. Hiện tuợng nổi bậc của giới quan chức tham nhũng này ở Hoa Lục quá phổ biến mà không khó khăn để biết.

Vì tham nhũng đã lan tràn rộng rãi, chống tham nhũng có nghĩa là cần phải tiêu diệt tất cả các quan chức. Nhưng nếu không muốn giết hết tất cả các quan chức, người ta phải chọn lựa để giết. Khi chọn lựa để giết, thì người ta không thể diệt được tham nhũng từ gốc rễ, nhưng nó sẽ gây ra một cảm giác bất an cho tất cả mọi người, vì không ai chắc chắn các tiêu chí để chọn lựa là gì.

Do đó tốt hơn hết là giết, thay vì để bị giết, là logic cho bất kỳ một người bình thường nào. Khi tất cả mọi người đều có cảm giác bất an, thì một người nào đó sẽ nổi loạn. Tham nhũng cực kỳ cũng sẽ dẫn đến nổi loạn. Hoặc là các quan chức sẽ đẩy người dân đến chổ phải nổi loạn, hoặc một số quan chức sẽ đẩy các quan chức khác nổi loạn, một sự mâu thuẩn nội tại toàn bộ. Dùng câu ngạn ngữ của người dân Hoa Lục, nó được gọi là “Con heo nhìn vào gương – thì nó không phải là con người, dù là ở bên trong hay bên ngoài tấm gương.”

Cuộc đấu tranh mạnh mẽ gần đây cho quyền phổ thông đầu phiếu thực sự ở Hồng Kông là một ví dụ điển hình. Phong trào đạt đến điểm vuợt ra ngoài sự mong đợi của những người khởi xướng ra nó. Đó là bởi vì nền tảng quan điểm của quần chúng vượt qua những gì mà các nhóm ưu tú/elites ước tính. Kết quả này là một dạng của mô hình các quan chức buộc người dân nổi loạn. Qua nhiều năm các quyền làm người và luật pháp ở Hồng Kông bị xói mòn bởi các đại diện của chế độ Cộng sản, đã làm cho người dân Hồng Kông cảm thấy không thể chấp nhận được nữa. Cho nên ngay khi có một tia lửa, nó cháy lan ra một khu vực rộng lớn. Đây không phải là những gì mà các nhóm ưu tú/elites dự đoán khi họ muốn sử dụng phong trào quần chúng để giải quyết tranh chấp.

Trong khi đó, kết quả này cũng là mô hình tiêu biểu của một số quan chức đẩy các quan chức khác vào thế nổi loạn. Việc tấn công tham nhũng có chọn lựa của Vuơng Kỳ Sơn, người không quan tâm đến chính bản thân mình, đã làm cho tất cả mọi quan chức cảm thấy bất an. Thật ra, chủ nghĩa tư bản quan liêu do kiến ​​trúc sư trưởng Đặng Tiểu Bình tạo ra đã được triển khai trong thời gian đủ dài. Nó dài đến mức mà sự tham nhũng của các quan chức đã đạt đến đỉnh cao: mỗi cán bộ ở Hoa Lục đều tham nhũng và không ai là không tham nhũng hiện nay. Đó là sự đồng thuận của xã hội mà các quan chức tham nhũng cao cấp như “hổ”, trong khi các quan chức tham nhũng cấp nhỏ như “ruồi”.

Thậm chí có những quan chức cấp nhỏ nhưng lại giống như “hổ con” tham nhũng nhiều tỷ bạc. Ngay cả khi tuyên bố chống tham nhũng có chọn lựa, thậm chí như các cơ quan thẩm quyền đè bẹp những tố cáo tham nhũng của quần chúng gởi lên, thì những “con hổ” và “ruồi” này sẽ vẫn cảm thấy không an toàn, áp lực tâm lý sẽ làm cho họ mất ngủ. Đúng là khi có áp bức thì có đề kháng. Cho nên, chính quyền đã mạo hiểm khiêu khích dây thần kinh nhạy cảm của người dân Hồng Kông, mạo hiểm ngăn chặn quá trình chống tham nhũng bằng diễn biến hòa bình.

Vì vậy, sử dụng hoàn cảnh do các quan chức kích động, các chiến sĩ dũng cảm trẻ tuổi dùng trào lưu này để khởi động cuộc cách mạng dù của quần chúng, chống lại các quan chức ức chế. Những chiến sĩ này đã làm cho Tập Cận Bình, các quan chức nổi loạn chống lại các quan chức khác, và những người dân chủ lớn tuổi của giai cấp ưu tú/elites bị chết lặng. Nó cũng nhân lên gấp bội sự tự tin của các nhà dân chủ thực sự cũng như người dân ở cả Hồng Kông và Hoa Lục đại lục, những người thật sự muốn phổ thông đầu phiếu.

Điều khá lý thú là những đấu tranh nội bộ trong phong trào dân chủ trên đường phố Hồng Kông đã giống như các cuộc đấu tranh nội bộ trong phong trào dân chủ 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn – một cuộc tranh chấp về vấn đề tiếp tục hay rút lui, cũng như cuộc chiến giữa những người mà quần chúng ủng hộ và những người được chính quyền gửi đến. Có những người được chính quyền gửi đến sau khi nhận được lệnh ân xá, và có những người đã được thuyết phục để rút lui. Ở giữa là rất nhiều agents của chính quyền để thừa nước đục thả câu. Nó có đủ màu sắc và làm mọi người nhầm lẫn. Đây là đặc tính của phong trào quần chúng tự phát.

Do sự kiểm soát chặc chẽ truyền thông Hoa Lục và truyền thông nước ngoài của chế độ Cộng sản, cũng như sự khó quảng bá ra công chúng của các nhà dân chủ, cho nên sự hỗ trợ của người dân Hoa Lục đại lục bị tụt xa về phía sau của tình hình. Nó đã không đóng được vai trò hỗ trợ tương tự như nguời dân Hồng Kông, trong phong trào dân chủ ở đại lục năm 1989. Lúc đó, các nhà dân chủ giả hiệu và agents do chính quyền CS cài vào đã đóng vai trò rất hiệu quả để gây hoang mang cho người dân.

Nhưng thà muộn còn hơn là không bao giờ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc; chúng ta vẫn cần phải phấn đấu trong tương lai. Vấn đề quan trọng cho các nhà dân chủ ở Hoa Lục đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và ở nước ngoài để nghiên cứu, là làm thế nào mở rộng các nỗ lực để thúc đẩy, cũng như phản công lại sự kiểm soát các phương tiện truyền thông của Cộng Sản.

Các agents Cộng sản, dù được trả lương hay tình nguyện, đã hát một điệp khúc rè trong nhiều năm, đó là “không sử dụng bạo lực bằng lời nói ở nước ngoài, hãy trở về Hoa Lục để thử nghiệm nó.” Họ viết tắt là “bạo miệng” để định hướng rằng dùng lời lẽ là không được việc, mà hãy bằng hành động thì mới hữu ích. Điệp khúc rè này làm cho nhiều bạn bè dân chủ của chúng ta bỏ cuộc trong thất vọng, cho những công tác vận động bằng cách sử dụng Internet và một loạt các phương tiện truyền thông khác, và nó cho phép các agents Cộng sản và những người muốn tìm sự ân xá của chế độ cộng sản kiểm soát các lãnh vực này.

Phong trào dân chủ Hồng Kông lần này mới chỉ là một ấn bản giới thiệu diễn trước cho một chiến dịch toàn quốc ở Hoa Lục. Nó là bài tập mang về nhà làm để chúng ta biết phải làm gì hầu rút kinh nghiệm hữu ích và học được những lỗi lầm. Khi mà tranh chấp nội bộ trong giới lãnh đạo Cộng sản ở thế sẽ không dừng nhưng là tăng tốc, cuộc nổi dậy của người dân cũng sẽ không dừng nhưng là tăng tốc lên theo. Nếu các nhà dân chủ không học được những bài học để chiến đấu tốt hơn, thì họ chỉ có thể bị tụt hậu; đi phía đằng sau quần chúng, và tiếp tục bị quê mặt như các nhà dân chủ ở Hồng Kông đã bị, trong phong trào tranh đấu cho phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Cũng như nước luôn luôn chảy, phong trào vẫn tiếp tục. Phong trào dân chủ tranh đấu cho quyền bầu cử phổ thông ở Hồng Kông vẫn duy trì tinh thần lý tưởng của riêng nó. Những nguời dân chủ thực sự cả hai bên Hoa Lục lục địa và nước ngoài nên học hỏi từ họ, không để cho tinh thần bị chán nản và không rút lui. Chúng ta phải tiếp tục những nỗ lực của chúng ta cho đến khi nào chúng ta chiến thắng.

Nguỵ Kinh Sinh




No comments:

Post a Comment

View My Stats