Thứ Ba, ngày 03 tháng 2 năm 2015
Vừa qua các tin tức cho thấy
trong việc xoay trục của TT Obama đã có điều đột phá. Đây có phải tái bản việc
TT Nixon gặp TQ hay không vào năm 1972?
Tin nổi cho thấy Obama là TT Mỹ
đầu tiên tham dự lễ quốc khánh Ấn Độ chưa kể Mỹ-Ấn loan báo đột phá trong thỏa
thuận hợp tác hạt nhân dân sự. TT Barack Obama của Hoa Kỳ
là vị khách cao cấp nhất tới dự lễ duyệt binh thường niên nhân Ngày Quốc khánh Ấn
Độ vào ngày thứ hai 26 tháng 1 hàng năm. Hình ảnh cũng cho thấy sự nồng nhiệt đặc
biệt của TT Obama trong sự ủng hộ TT Narendra Modi.
TT Obama là nguyên thủ quốc gia Mỹ đầu tiên có mặt tại một buổi lễ
dài 3 tiếng trong chuyến viếng thăm 3 ngày sau đó rút ngắn để xiết chặt
quan hệ giữa hai nước. Việc viếng thăm này làm nhiều quốc gia trong vùng: Pakistan, Trung Quốc và đồng minh lâu ngày Nga rất “nhột.”
Phía Mỹ - Ấn còn loan báo đạt
được tiến bộ trong việc thực thi một hiệp định về hợp tác hạt nhân dân sự được ký kết năm 2008 mà nay mới được
ký.
Vậy ngoài việc loan báo về hạt
nhân và trao đổi kỹ thuật quân sự giữa hai bên còn những gì nữa chưa hay không
được loan báo làm cho nhiều nước rất là “thắc mắc”?
Một nước mà từ 1950 TT Nehru
luôn giương ngọn cờ “phi liên kết” mà nay lại “liên kết” với Mỹ, thì vì những lý
do gì? Sự kiện này có nằm trong chiến lược xoay trục của Mỹ về Á châu ve vãn
các nước nằm sát TQ hay không? Đây có phải là bản sao cuộc gặp gỡ lịch sử
Nixon-Mao mở cho TQ tăng trưởng rất nhanh, và nay Mỹ muốn tái bản với Ấn?
Chính trị
Đây không phải lần đầu tiên các
TT Mỹ muốn xích lại gần Ấn trong chính sách đối ngoại. Trong quá khứ nó đã gặp
nhiều thăng trầm.
Vào 1959, muốn kéo Ấn độ về phe
“Tây phương” để cân bằng phe CS, TT Eisenhower đã viếng thăm Ấn Độ xây dựng
quan hệ Mỹ-Ấn nhất là lúc đó bắt đầu có tranh chấp Ấn-Trung.
Quan hệ này thành công dưới thời
Kennedy vào 1962 với GS Galbraith của Harvard làm đại sứ tại Ấn. Thân thiện Mỹ-Ấn
đã phai dần sau vụ ám sát TT Kennedy. Vào các thập niên 60-70 chính sách
ngoại giao Mỹ có phần thay đổi khi Mỹ thiên về trợ giúp Pakistan trong chiến
tranh Ấn-Pakistan, [đừng quên là Kissinger đã dùng ngõ Pakistan để thăm TQ]
trong khi Ấn thiên về Nga và quân đội Ấn được trang bị với võ khí của Nga.
Quan hệ Mỹ-Ấn đã cải thiện phần
nào dưới thời TT Carter vào 1978 và trao đổi Mỹ-Ấn dưới thời Clinton và Bush –
khi Mỹ cho là Pakistan không phải là đồng minh đáng tin tường vào những năm đầu
thập niên 1990. Từ đó quan hệ Mỹ-Ấn đã cải thiện phần nào với việc hải quân Mỹ
giúp tìm kiếm trong vụ sóng thần (Tsunami vào 2004) và cải tiến nhiều với việc
TT Bush thăm Ấn vào 2006.
Dưới thời TT Obama, chưa bao giờ
quan hệ Mỹ-Ấn lại thân thiết đến vậy. Từ mấy chục năm qua, Mỹ đã nhiều lần kêu
gọi Ấn Độ đứng chung để ngăn chận tham vọng bá quyền của TQ, nhưng lần nào Ấn Độ
cũng muốn giữ lập trường độc lập, phi liên kết –kiểu thế giới thứ ba. Nhưng mới
đây lập trường ngoại giao “phi liên kết” đã thay đổi dưới sự lãnh đạo của TT
Modi sẵn sàng tham gia vào thế giới, nhất là quan hệ Mỹ-Pakistan không còn thắm
thiết như trước và lập trường Ấn-Mỹ đã quay 180 độ.
Lý do gì Ấn bỏ lập trường “phi
liên kết”?
Ấn Độ đứng đầu “phe phi liên kết”
của các nước thế giới thứ ba, đã từng có nhiều quan hệ quan trọng với TQ và
Nga.
Trong quan hệ với TQ, chiến lược
của TT Modi là thu hút sự đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài, phát triển nền sản
xuất, gia công trong nước. Trung Quốc đã mang đến hàng loạt các hợp đồng hợp
tác giữa hai bên, cam kết đầu tư sản xuất, công trình hạ tầng vào Ấn Độ. TQ-Ấn
cũng có nhiều thỏa thuận kể cả với khối đang lên BRICS (Brazil, Russia, India,
China & South Africa). Mặc dù có tranh chấp biên giới, TQ cho rằng
ràng buộc Ấn Độ bằng kinh tế là mối dây vững chắc nhất để đảm bảo quốc gia láng
giềng này không ngả về phía Mỹ.
Trong quan hệ Ấn-Nga, New Delhi
và Moscow luôn có sự thân thiện trong quá khứ và cơ cấu nền quốc phòng của Ấn Độ
cũng được định hình bằng vũ khí của nền công nghệ Nga (và Liên Xô trước kia).
Sau chuyến thăm của TT Putin, Ấn Độ có thêm nhiều hợp
đồng hợp tác về kinh tế, sản xuất công nghiệp, hợp tác năng lượng, và đặc biệt
là hợp tác quốc phòng giữa hai bên được đẩy mạnh.Trước chuyến đi của TT Obama viếng New Dehli thì
bộ trưởng quốc phòng Nga đã thăm và ký kết nhiều vụ hợp tác với Bộ trưởng Quốc
phòng Ấn.
Nga có nhiều tham vọng trong mối
quan hệ với Ấn Độ vì hy vọng tam giác Âu - Á hùng mạnh với ba đỉnh Nga - Trung
- Ấn (BRICS) tạo thế cân bằng với phương Tây về kinh tế và quân sự.
Theo các chuyên gia thì các lý do chính cho sự chuyển
hướng của TT Modi là:
§ TQ o bế Pakistan, kẻ
thù của Ấn Độ (với ba cuộc chiến tranh từ 1947), nước được Mỹ ưu đãi từ thời
Nixon nay Mỹ bớt “nồng ấm” với Pakistan vì vấn đề Hồi giáo, khi Pakistan dùng
lá bài Taliban phá và gây rối loạn tại Afghanistan;
§ Từ chiến tranh tranh chấp
biên giới với TQ hồi 1961 đến nay TQ luôn ngầm giúp các nhóm Maoist ở vùng biên
giới Ấn Hoa phá rối trật tự Ấn;
§ TQ có chiến lược “chuỗi
hạt trai” tại Ấn Độ Dương (AĐD) xây nhiều cảng tại (Pakistan, Sri Lanka, vv.) bảo
vệ con đường chở dầu tiếp tế TQ nhưng cùng lúc đe dọa con đường huyết mạch
của Ấn tại Ấn Độ Dương. Các tàu ngầm TQ nay thường xuất hiện - ghé cảng của Sri
Lanka làm cho Hải quân Ấn “nhột” và Ấn phản ứng mạnh về sự hiện diện của hải
quân TQ tại AĐD;
§ Các tranh chấp biên giới
Ấn - Trung từ những năm 60 vẫn chưa hết. Tại vùng Ladakh - Kashmir, nơi mà hai
bên có tranh chấp - và chiến tranh biên giới hồi thập niên 60 đã xẩy ra nhưng vụ
quân TQ vượt biên giới chỉ có ba ngày trước chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình
tại Ấn Độ trong năm qua. TT Modi rút kinh nghiệm là khi nào mềm dẻo - dễ
dãi với TQ thì họ lại càng làm tới;
§ Nay Ấn Độ có chính sách
ngoại giao mới “hướng về phía Đông - Act East,” cùng
khoảng thời gian với chính sách “Xoay trục” của Obama cho nên hai người tâm đắc.
§ Ấn Độ cũng thấy rõ ý đồ
của TQ tại Biển Đông với đường lưỡi bò và giàn khoan Hải Dương nên hợp tác mạnh
hơn với Nhật, Việt Nam và Philippines.
Trong hoàn cảnh này, kết thân với
Mỹ, Ấn Độ chỉ có những cái lợi như việc tiếp cận công nghệ mới về quốc phòng, về
kinh tế để phát triển nhờ vào khối Ấn kiều tại Mỹ vừa có khả năng trí tuệ vừa
có tiền. Chuyến thăm của TT Obama mở ra nhiều cơ hội như là cho phép Ấn Độ có
khả năng tiếp cận tốt hơn với công nghệ hạt nhân dân sự cùng với các thỏa thuận
thương mại và đâu tư khác có trị giá 4 tỷ USD trong 2 năm tới.
Các thỏa thuận hợp tác Mỹ-Ấn:
Hai bên đồng ý từ 2005 về hạt
nhân dân sự cho phép Ấn Độ lần đầu tiên được hưởng năng lượng hạt nhân dân sự để
cung cấp điện lực cho hàng triệu người và công nghiệp Ấn
thiếu điện.
Thỏa thuận này không có tiến bộ
nào trên thực tế vì những vấn đề trách nhiệm của các công ty Mỹ nếu
có tai nạn hạt nhân và vì Ấn Độ phản đối việc theo dõi các vật liệu hạt nhân ở Ấn Độ. Nay sau cuộc họp giữa TT Obama và TT
Modi, hai bên có “... một sự đồng thuận có tính chất đột phá ...”
Ngoài
ra hai bên còn đồng ý triển hạn thêm 10 năm một hiệp định hợp tác quốc phòng và hai bên cũng cam kết hợp tác để chống lại nạn biến đổi khí hậu, mà
theo TT Modi biến đổi khí hậu tự nó là một “sức ép vô cùng to lớn.”
TT Obama đã thành công trong việc
Mỹ-Ấn ký bản thông cáo chung nói về lo ngại của hai bên về “Biển Đông” và về
tình hình tại Afghanistan. Thông cáo chung của hai bên là một cách chỉ
trích những hành động của TQ tại Biển Đông. Tại đây chính sách của TT Modi tỏ
ra thân thiện với VN bằng cách liên kết - khoan dầu chung với VN tại BĐ.
Thông cáo về các “lo-ngại” tại
Afghanistan cũng là một cách chỉ trích khéo Pakistan trong vùng này.
Đó là những ký kết và tuyên bố
chính thức, nhưng chúng ta chưa biết các cam kết ngầm ra sao? Dù sao đi nữa
đây là một chuyến đi đánh dấu cuộc “móc ngoặc” chưa từng thấy trong lịch sử hai
nước.
Chạy đua kinh tế
Cuộc đua về kinh tế Ấn-TQ bắt đầu
từ cuối thập niên 40 khi Ấn dành độc lập và TQ theo CS. Sau chuyến viếng
thăm lịch sử của Nixon giúp cho TQ mở cửa, GDP của TQ năm 2013 lớn gấp 4.5 GDP
của Ấn. Theo các nghiên cứu của World Bank thì đà tăng trưởng của Ấn sẽ bắt đầu
nhanh hơn của TQ vào năm 2017.
Việc này dựa trên một số đánh
giá do các chuyên gia kinh tế của WB: Ấn có một ngân hàng Trung Ương khá tốt
trong các vấn đề giải quyết lạm phát, các chính sách của chính quyền lo xây dựng
- trùng tu hạ tầng cơ sở và cởi trói cho kinh tế để phát triển.
Năm nay tăng trưởng của Ấn là
5.5% và sẽ tăng lên > 7% vào 2017 trong khi tăng trưởng của TQ bị WB tiên
đoán tăng trưởng TQ chỉ còn ở mức 6.9%.
Các chuyên gia cho là hai nước còn cạnh tranh và có
nhiều xác xuất Ấn giành phần hơn vì cởi mở hơn TQ. Ấn còn phải thay đổi nhiều:
hạ tầng cơ sở, giáo dục, con rùa hành chính v.v...
Trong cuộc chạy đua này Ấn cần sự trợ giúp từ bên
ngoài và chỉ có Mỹ mới có đủ mạnh để giúp Ấn.
Các đánh giá ở trên cho thấy là
chuyến đi này của TT Obama đã thành công “ngoạn mục” mở cửa cho các doanh gia Mỹ
xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, mở đường cho công nghiệp quốc phòng mà chỉ
có Mỹ mới có khả năng giúp Ấn một cách rộng lớn – nhất là khi Ấn đã có
nhiều kinh nghiệm làm việc trong lãnh vực quốc phòng với Nga với nhiều khó khăn
chậm trễ.
Hiện nay thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ ở mức $100 tỷ/năm
trong khi con số đó là $560 tỷ với TQ. TT Obama mong nâng thương mại hai
bên lên $500 tỷ/năm.
Giới truyền thông đánh giá chuyến viếng
thăm
Truyền
thông thế giới và tờ “Le Monde” đánh giá cao về mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn
Độ mà TT Obama nhấn mạnh là “đối tác đánh dấu thế kỷ XXI”. Quan hệ
MỸ-Ấn được các lãnh đạo nâng lên “tầm cao mới” và “cần thiết cho việc
duy trì hòa bình, thịnh vượng và ổn định tại khu vực”.
Trong
việc củng cố quan hệ với Mỹ - Ấn Độ hai bên đã công bố tăng cường hợp tác trên
lĩnh vực quốc phòng và về năng lượng hạt nhân.
Về quốc
phòng, hai nước sẽ cùng nhau phát triển công nghệ và sản xuất trang thiết bị
quân đội, trong đó có cả máy bay trinh sát không người lái. Mặc dù Ấn Độ
chưa là đồng minh quan trọng của Mỹ như Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhưng hai đều phải
đối đầu với nhiều vấn đề chung: vấn đề Taliban tại Afghanistan, tình hình
an ninh tại Pakistan hay việc TQ bành trướng sang Ấn Độ Dương.
Chuyến thăm Ấn của TT Obama làm
nhiều nước lo ngại, nhất là TQ.
TQ không thể ngồi yên khi TT
Obama thuyết phục được TT Modi cùng công khai lên tiếng về những hành động của
TQ tại Biển Đông.
Các bài xã luận của tờ Hoàn cầu thời báo (TQ) hay các báo khác, TQ đã lên tiếng “ ...khuyên Ấn
Độ không nên rơi vào những mưu đồ của Mỹ...” Một bài xã luận khác cho là sự hiện
diện của Obama “ ...Chuyến đi có thể giúp thúc đẩy quan hệ Ấn-Mỹ trong tương
lai, nhưng không thể thay đổi sự kiện thực tế tại chỗ là Ấn Độ cũng cần Trung
Quốc như một đối tác quan trọng.”
Tại sao TQ “áy náy” vậy? Vì họ lo ngại mối thân thiện Mỹ-Ấn sẽ tiếp tục phát triển và về lâu về
dài Mỹ sẽ chia sẻ công nghiệp quốc phòng nâng khả năng quân sự của Ấn lên và sẽ
khả năng quân sự này sẽ gây sức ép lên TQ [TQ quên là chính thái độ kêu căng của
TQ trong việc gây sức ép lên Ấn chỉ có 3 ngày trước khi Tập Cận Bình thăm Ấn là
một trong lý do làm TT Modi thay đổi chính sách ngoại giao].
Kết
luận
Thách thức của Ấn Độ - đầu tàu phe “phi liên kết”-
là làm thế nào để cân bằng sự tranh giành ảnh hưởng của Nga, Mỹ, TQ, Nhật, vv.để
thu nhiều lợi ích cho quốc gia nhưng không bị lôi cuốn vào các tranh chấp phức
tạp tổn hại cho dân tộc. Hơn nữa Ấn Độ có triển vọng làm cường quốc tại Á châu
cân bằng với TQ.
Vì vậy dù hợp tác với Trung Quốc về kinh tế, nhưng
TT Modi vẫn gia tăng sức mạnh quân sự, bổ sung quân đội qua các chiến cụ mới của
Mỹ và tây phương để bảo vệ biên giới phía Bắc và Ấn Độ đang tham gia vào các vấn
đề quốc tế, kể cả việc quốc tế hóa Biển Đông.
Thủ tướng Modi luôn nhấn mạnh việc làm ăn kinh tế chỉ
được xét trên bình diện kinh tế, không thể xen những thỏa hiệp không rõ ràng về
vấn đề chủ quyền, biên giới của một quốc gia độc lập.
Kinh nghiệm trung lập – phi
liên kết từ thời chiến tranh lạnh Liên Xô - Mỹ sẽ cho Ấn Độ hiểu biết và khôn
khéo về chiều hướng ngoại giao nào tốt cho họ. TT Modi có lập trường thiết thực
về kinh tế và đã thành công trong ngoại giao qua chuyến viếng thăm của TT
Obama. Liệu Ấn Độ có mong tái bản việc mở cửa “ngoạn mục - tiếp tay cho Ấn độ”
trong cuộc chạy đua kinh tế như việc Nixon đã làm với TQ trước đây không?
Theo Michael Kugelman của Trung
tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson thì "Ấn Độ sẽ muốn tiếp tục giữ vững
quan hệ với Nga và Trung Quốc mặc dù họ cũng đang cố gắng thắt chặt quan hệ với
Mỹ”. Nhưng vấn đề chính là trọng lượng với nước nào nhiều hơn? Phải chăng chuyến
viếng thăm Ấn Độ của TT Obama là sự tái diễn của ván cờ “thân Trung hạ Liên
Xô”? Và kỳ này là thân Ấn để cân bằng với Trung.
Ts.
ĐXQ
No comments:
Post a Comment