Dina Gordon, Epoch Times
4 Tháng Hai , 2015
Tôi sinh ra ở Croatia một năm trước khi thế chiến thứ
hai kết thúc. Tôi không còn nhớ gì nhiều nhưng tôi vẫn còn cảm thấy được nỗi sợ
và kinh hoàng tận từ trong xương tủy. Tôi đã uống vào cả nỗi sợ đó cùng với
dòng sữa mẹ.
Tôi vẫn còn giữ một album ảnh dày gồm những bức hình
trắng đen những người mà tôi cũng không biết tên. Tất cả họ đều là người nhà của
tôi, nhưng tôi không nhận ra họ. Tôi cũng không bao giờ dám hỏi mẹ tôi về họ. Cứ
hằng tuần, suốt bữa cơm trưa gia đình vào ngày thứ bảy, bà luôn kể những câu
chuyện sống động về các cậu, các dì và mấy anh chị em họ của tôi. Tôi thích phần
đầu của những câu chuyện này, nhưng lúc nào những chuyện này cũng kết thúc bằng
một câu: “Nhưng tất cả đều đã ra đi trong cuộc chiến.” Tôi không hiểu câu đó
nghĩa là gì nhưng cũng không dám hỏi bà.
Khi lớn lên, tôi từng một lần hỏi bà “Câu đó là sao
mẹ?” và bà trả lời bằng giọng buồn bã:”Con biết không, trong “lager” (từ dùng để
chỉ trại tập trung ở Croatian).” Điều này đã không giúp tôi hiểu thêm được gì.
Bây giờ tôi đoán là tôi đã không muốn hiểu vì câu chuyện thật quá kinh khủng và
quá đau đớn đến để mà thấu hiểu được.
Tôi nhớ lại tất cả những việc này khi tôi lên kế hoạch
đi du lịch ở Ba Lan để tham dự các buổi lễ cho ngày Tưởng Niệm 27 tháng 1, đánh
dấu 70 năm ngày giải phóng Auschwitz, trại tập trung khét tiếng nhất. Lớn lên ở
Israel cùng với những ký ức về vụ thảm sát Holocaust, tôi chọn cách quên đi tất
cả những gì có liên quan đến Holocaust ngoại trừ một điều: Lời thề “không bao
giờ nữa” với bất kỳ ai ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này vốn đã khắc sâu
trong lòng tôi.
Tôi chưa bao giờ quên đi nỗi ám ảnh về Holocaust mãi
cho đến năm 2003. Năm đó tôi đã tìm thấy một con đường tinh thần mà sau đó đã
hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Tên gọi của môn tập luyện này là Pháp Luân
Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, có xuất xứ từ Trung Hoa từ năm 1992 và
sau đó đã lan rộng trên khắp thế giới. Môn này yêu cầu cơ bản là bạn phải cải
thiện hành vi và đạo đức của mình bằng cách tuân theo những nguyên lý chân, thiện,
nhẫn. Môn này cũng bao gồm 5 bài động tác mang tính thiền tịnh. Sự kết hợp của
hai việc này (cải thiện đạo đức và luyện tập thân thể) đã hoàn toàn chữa khỏi
những vấn đề sức khỏe kinh niên và chữa lành tâm hồn tôi. Tôi cũng tin rằng môn
này cũng đã thật sự giúp tôi thêm nhẫn nại và dễ dàng chung sống với người khác
hơn.
Đó là lý do vì sao tôi đã bị chấn động khi phát hiện
ra rằng môn tập này, vốn lúc đầu cũng được chính quyền Trung Quốc ca ngợi, bị
đàn áp dã man tại Trung Quốc từ năm 1999. Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc bấy
giờ, Giang Trạch Dân, hoảng sợ vì có 70 triệu đến 100 triệu người đang cố
gắng sống theo nguyên lý chân, thiện, nhẫn, vốn không phải là nguyên lý của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc. Cuộc bức hại bắt đầu gần như là trong một sớm một chiều và
các phương pháp đàn áp có hệ thống cùng mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp đã
khơi lại tất cả những ký ức kinh hoàng của tôi.
Chỉ trong một sớm một chiều, những người tập Pháp
Luân Công bị dán nhãn là kẻ thù của quốc gia – cũng như người Do Thái từng bị vậy
– bằng cách sử dụng đến phương tiện truyền thông đại chúng. Họ bị nhốt giam, bị
bắt bớ và đưa đến các trại lao động cưỡng bức và tra tấn đến chết. Và cũng rất
giống với những ngày đen tối của vụ Holocaust, một phòng chuyên biệt được thành
lập, “Phòng 610”, nhằm đàn áp Pháp Luân Công cho đến tận ngày hôm nay.
Ngày xưa, ai dám động đến Đức, khi đó là một nước
giàu mạnh? Và ngày nay, ai muốn động chạm đến Trung Quốc?
Và còn có thêm một chi tiết kinh hoàng hơn nữa. Hàng
chục ngàn học viên Pháp Luân Công đang bị sử dụng làm ngân hàng tạng sống: những
bộ phận tạng quan trọng (tim, thận, gan) đang bị cưỡng bức mổ lấy đi và bán với
giá cao, còn thi thể họ thì bị hỏa táng.
Ai tin được những câu chuyện về vụ Holocaust lúc mới
bắt đầu xảy ra? Những câu chuyện này quá mức đi ngược lại với những giá trị
nhân bản đến không thể tin được. Nhưng không may thay, tất cả đều là sự thật,
cũng như những câu chuyện về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Đó là lý do vì sao tôi đến Ba Lan để nhắc nhở tất cả
chúng ta về lời thề “không bao giờ nữa” mà tôi tin rằng mọi người đã từng thề
sau những nỗi kinh hoàng của vụ Holocaust.
Trong một bài viết tiếp sau, tôi hy vọng sẽ kể cho
các bạn nghe về những gì đã xảy ra trong chuyến đi của tôi đến Ba Lan: cuộc gặp
gỡ của tôi với Marek Kuchcinski, phó chủ tịch Quốc Hội Ba Lan để kể cho ông ấy
nghe về cuộc đàn áp Pháp Luân Công và yêu cầu ông ấy ủng hộ và giúp chấm dứt cuộc
đàn áp này; cuộc phỏng vấn với David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế đã
cùng với David Kilgour, cựu thành viên Quốc Hội Canada điều tra vụ thu hoạch tạng
của học viên Pháp Luân Công và công bố vụ việc này trong quyển sách “Thu Hoạch
Đẫm Máu” ; và trong một buổi họp báo. Và tất nhiên là cả buổi lễ ở Auschwitz.
---------------------
Các
Bài Cùng Thể Loại
31 Tháng Tám , 2014
6 Tháng Tám , 2014
23 Tháng Bảy , 2014
4 Tháng Bảy , 2014
19 Tháng Sáu , 2014
No comments:
Post a Comment