16
tháng 1 2015
Một
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông được báo chí Việt Nam dẫn lời nói “do đặc
thù của Internet và các trang mạng xã hội nên các thế lực thù địch cũng như kẻ
xấu đã lợi dụng để tấn công vào nước ta bằng nhiều chiêu bài khác nhau,” trong
một chương trình phát trên VTV1.
Chương
trình bàn luận giữa phóng viên của VTV với Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và ông
Nguyễn Sĩ Dũng, phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về cách đối phó với ‘thông tin
nguy hại’.
Vietnamnet
tường thuật hôm 15/01 về phát biểu của ông Trương Minh Tuấn, rằng có hàng trăm
trang mạng dùng máy chủ ở nước ngoài để “xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà
nước, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp”.
Thứ
trưởng Thông tin và truyền thông Việt Nam cũng so sánh ‘tội phạm không gian ảo’
với loại tội phạm ‘tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân’ ở Anh Quốc.
Có
đoạn ông được dẫn lời so sánh chiến thuật tuyên truyền của các trang mạng này với
chiến thuật của Hitler.
Ông
Nguyễn Sĩ Dũng thì cho rằng Việt Nam đang đối mặt với chiến tranh thông tin
truyền thông.
“Nguy hại ở chỗ,
thông tin lan truyền nhanh được nhân với tốc độ khủng khiếp càng khiến thông
tin được bổ sung nhanh chóng. Chỉ cần thông tin được truyền qua Facebook, điện
thoại di dộng, thông tin được nhân lên hàng triệu bản. Do đó phải nhận biết để
chống thế lực phản động chống phá hệ thống đất nước suy yếu, mất sự ủng hộ của
nhân dân.”
Ông
Trương Minh Tuấn cũng khuyên người dân phải “cảnh giác, tẩy chay thông tin độc
hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin,” và nhắc nhở
truyền thông Việt Nam cũng phải tấn công những thông tin xấu.
Ông
Nguyễn Sĩ Dũng cho biết một bộ luật về tiếp cận thông tin đang được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét, và chính quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin
chính thống để tránh thông tin sai lệch được lan truyền.
Phản
hồi lại câu hỏi của BBC về việc vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
và con trai ông là đối tượng nhắm tới của blog Chân dung quyền lực, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên
cứu Việt Nam lâu năm từ Australia, nói:
“Nên nhớ rằng con [rể]
của ông Nông Đức Mạnh đã bị tấn công liên quan tới PMU 18 và theo tôi mỗi lần gần
tới Đại hội Đảng họ lại tấn công các thành viên gia đình của một số nhân vật chỉ
để chứng minh rằng nếu anh không kiểm soát được gia đình thì làm sao điều hành
chính quyền được.
“Thông tin có được tới
từ theo dõi lén và chúng ta phải đặt câu hỏi những cơ quan nào ở Việt Nam có khả
năng này và tại sao họ muốn làm điều đó.
“Trong vụ ông Phùng
Quang Thanh, có cáo buộc là Tổng cục 2, tức tình báo quân đội có liên quan.
“Nhưng có thành viên
gia đình bị chỉ trích chưa chắc đã là trở ngại. Trong vụ ông Nông Đức Mạnh, ông
ấy vẫn được bầu làm tổng bí thư, rồi con gái của thủ tướng cũng từng bị chỉ
trích”,
Giáo sư Thayer nói.
Trong
khi đó, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc
hội Việt Nam nói với BBC hôm 11/01/2015 từ Sài Gòn rằng trang 'Chân dung Quyền
lực' có thể nói là trang gây rối nội bộ.
Ông
Thuận nói rằng dĩ nhiên trong trang 'Chân dung Quyền lực' cũng đưa ra nhiều nguồn
tin mà có người đã nói đến, như ông Lê Đăng Doanh đã nói, là độ chính xác rất
cao.
Theo
Luật sư, nếu 'quyết tâm' thì giới chức sẽ có thừa khả năng để xác định ai là
người 'đứng sau' trang này và 'khởi tổ vụ án'.
Luật
sư Thuận cho rằng các cơ quan an ninh điều tra của Việt Nam 'có năng lực' và
ông cho rằng nếu phối hợp với các cơ quan điều tra quốc tế như Interpol, thì khả
năng tìm ra manh mối các trang mạng 'gây rối nội bộ' như trên có thể 'thực hiện
được'.
"Cho
nên tạm gọi là các tổ chức mà âm mưu lật đổ, thì tất cả những tổ chức âm mưu lật
đổ từ nước ngoài về họ làm ra hết, không có tổ chức nào tồn tại mà xâm nhập được
vào Việt Nam đâu."
Vào
tuần này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên, nói với các quan chức rằng mạng
xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm.
Đây
là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ có phát biểu công nhận vai trò của
các mạng xã hội, mà những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Ông
thủ tướng được dẫn lời yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng
thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng và chính xác.
Hiện
nay hơn 30 triệu người ở Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội.
Theo
ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là "nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm".
Điểm
đáng chú ý là có khá nhiều trang mạng mang tên lãnh đạo và các ủy viên Bộ Chính
trị Việt Nam, lãnh đạo công an cũng như quân đội đưa nhiều thông tin "nhạy
cảm" nhưng dường như những trang này không bị chặn tường lửa tại Việt Nam.
Đặc
điểm chung của các trang này là có bố cục trình bày rất giống nhau và đều có nội
dung là các thông tin hoạt động trong công việc của các vị lãnh đạo.
Truyền
thông Việt Nam từng nhận xét rằng cách thiết kế các trang web này cho thấy
"có thể chúng đều chung một chủ nhân" và "Chủ trang web muốn tạo
được sự quan tâm, tin tưởng từ phía người đọc, trước tiên luôn tạo ra uy tín bằng
cách cung cấp những thông tin nhanh và đúng như các tờ báo chính thống tại Việt
Nam."
No comments:
Post a Comment